Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa hệ vận động - Vệ sinh hệ vận động mới, chuẩn nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa hệ vận động - Vệ sinh hệ vận động mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 

TIẾN HOÁ HỆ VẬN ĐỘNG - VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG

 

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức :

- Chứng minh được sự tiến hoá về hệ vận động của người so với động vật.

- Vận dụng sự hiểu biết vào giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống bệnh tật.

  1. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá.

  1. Thái độ:

- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ rèn luyện hệ vận động để có thân hình cân đối.

  1. Chuẩn bị

1.Giáo viên: Hình 11-1, 11-2, 11-3, 11-4 SGK, phiếu học tập.

  1. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà

III. Tiến trình bài giảng.

  1. Kiểm tra bài cũ:

*Câu 1: Hãy tính công cơ khi xách túi gạo 5 kg lên 10 m?

  Giải thích tại sao khi đá bóng, bơi lội thường dễ bị chuột rút?

* Đặt vấn đề: Con người có nguồn gốc từ động vật. Trong quá trình tiến hoá của con người, cơ thể người đã có nhiều biến đổi. Trong đó có sự biến đổi của hệ cơ xương.

  1. Dạy nội dung bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

GHI BẢNG

Hoạt động 1:

GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập ở bảng 1 trang 36 SGK.

HS quan sát các hình 11.1 - 3. Cá nhân HS hoàn thành bài tập của mình.

Đặc điểm nào của bộ xương thích nghi với tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân và lao động?

Các nhóm lên bảng chữa bài. Nhóm khác nhận xét, bổ sung

GV chữa bài (Bảng phần phụ lục)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2:

GV: Sự tiến hoá hệ cơ người so với hệ cơ thú thể hiện như thế nào?

HS quan sát hình và nghiên cứu nội dung, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

HS khác bổ sung. GV nhận xét và hướng dẫn HS nhận biết từng nhóm cơ.

GV mở rộng thêm: Trong quá trình tiến hoá do ăn thức ăn chín, sử dụng cá công cụ ngày càng tinh xảo, phải đi xa để tìm kiếm thức ăn nên hệ cơ xương ở người đã tiến hoá đến mức hoàn thiện phù hợp với hoạt động ngày càng phức tạp, kết hợp với tiếng nới và tư duy, con người đã khác xa động vật.

 Hoạt động 3:

GV yêu cầu HS quan sát H.11.5 hoàn thành bài tập lệnh SGK, HS nghiên cứu thông tin, trao đổi theo cặp hoàn thành lệnh. HS trình bày các HS khác nhận xét, bổ sung.

+ Em thử xem mình có bị vẹo cột sống không? Vì sao?

+ ở trường học thì đây là một bệnh thường xảy ra do ý thức giữ gìn của HS còn chưa cao. Riêng em, cần làm gì để tránh bệnh này?

I. Sự tiến hoá bộ xương người so với bộ xương thú

Các phần so sánh

Người

Thú

- Tỉ lệ sọ não/mặt

- Lồi cằm ở x.mặt

- Cột sống

 

-Lồng ngực

 

 

-Xương chậu

-Xương đùi

 

-Xương bàn chân

 

-Xương gót

- Lớn

 

- Phát triển

 

- Cong ở 4 chổ

 

- Mở rộng sang hai bên

 

- Nở rộng

 

- Phát triển, khoẻ

- Xương ngón ngắn, bàn hình vòm

- Lớn, phát triển về phía sau

- Nhỏ

 

- Không có

 

- Cong hình cung

- Phát triển theo hướng lưng bụng

- Hẹp

 

- Bình thường

 

- Xương ngón dài, bàn chân phẳng

- Nhỏ

- Bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.

II. Sự tiến hoá hệ cơ người so với hệ cơ thú

 

 

- Cơ nét mặt biểu thị các trạng thái tình cảm khác nhau.

- Cơ vận động lưỡi phát triển.

- Cơ tay phân hoá thành nhiều nhóm nhỏ như: Cơ gấp, duỗi tay, co duỗi ngón tay, cơ lật bàn tay, ... Giúp tay cử động linh hoạt.

- Cơ chân lớn, khoẻ mạnh.

- Cơ gấp ngữa thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ

- Để có xương chắc khoẻ và hệ cơ phát triển cân đối cần:

+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí.

+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

+ Rèn luyện thân thể.

- Để chống vẹo cột sống cần:

+ Mang vác đều ở hai vai.

+ Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn.

 

 

  1. Củng cố, luyện tập (3 phút)

Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm như SGK.

  1. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)

- Học bài theo câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị bài thực hành:

- Hai thanh nẹp dài 30- 40cm, rộng 4- 5 cm. Nẹp bằng gỗ bào nhẵn, dày chừng 0,6- 1cm, hoặc bằng tre vót nhẵn có kích thước tương đương.

- Bốn cuộn băng y tế, mỗi cuộn dài 2m hoặc cuộn vải sạch( rộng 4-5cm khâu lại thành dải dài 2m).

- Bốn miếng vải sạch, kích thước 20 x 40cm hoặc thay bằng gạc y tế.

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa hệ vận động - Vệ sinh hệ vận động mới, chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa hệ vận động - Vệ sinh hệ vận động mới, chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa hệ vận động - Vệ sinh hệ vận động mới, chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống