Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
- Biết được cấu tạo chung của 1 xương dài, từ đó giải thích được sự lớn lên và khả năng chịu lực của xương
- Xác định được các thành phần hoá học của xương trên cơ sở đó trình bày được các tính chất của xương.
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, lắp đặt và tiến hành thí nghiệm.
1.Giáo viên: Hình 8.1 – 8.8 SGK, dụng cụ thí nghiệm đủ cho các nhóm
Một panh để gắp xương, 1 đèn cồn, 1 cốc nước lã để rửa xương, 1 cốc đựng HCl 10% , đầu giờ thả 1 xương đùi ếch vào axit.
(Nếu HS làm thí nghiệm theo nhóm cần chuẩn bị các dụng cụ như trên theo nhóm).
- Xương đùi ếch hoặc xương ngón chân gà.
- Đoạn dây đồng 1 đầu quấn chặt vào que bằng tre, gỗ, đầu kia quấn vào xương.
III. Tiến trình bài giảng.
1.Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
*Câu 1: Bộ xương người gồm mấy phần?Chức năng của bộ xương.
* Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết chức năng của bộ xương. Vậy chúng có cấu tạo và tính chất như thế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS |
GHI BẢNG |
Hoạt động 1: GV đưa câu hỏi: Sức chịu đựng rất lớn của xương có liên quan gì đến cấu tạo của xương không? HS có thể trả lời theo cảm tính. Vậy xương dài có cấu tạo như thế nào? HS nghiên cứu SGK + H.8.1, tham khảo bảng 8.1 trả lời câu hỏi. GV hoàn chỉnh. - Cấu tạo hình ống, nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa gì? - Nêu cấu tạo, chức năng của xương dài? Hãy kể tên các xương dẹt và xương ngắn ở cơ thể người? Xương ngắn và xương dẹt có chức năng gì? HS trả lời: GV: Với cấu tạo hình trụ, phần đầu có các nan xương xếp hình vòng cung em có liên tưởng đến kiến trúc nào trong đời sống? ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng để tiết kiệm nguyên liệu nhưng lại tạo kết cấu bền vững. Chúng ta lớn lên được là nhờ xương dài ra và to lên. Vậy xương dài ra và lớn lên như thế nào? Hoạt động 2: Xương dài ra và lớn lên do đâu? HS nghiên cứu thông tin + quan sát H. 8.4 - 5 SGK, ghi nhớ kiến thức, thảo luận nhóm trả lời. Các nhóm khác bổ sung GV nhận xét, bổ sung, yêu cầu HS tự rút ra kết luận. Hoạt động 3GV cho các nhóm biểu diễn thí nghiệm vµ tr¶ lêi c©u hái SGK. HS nghiên cứu thông tin SGK quan sát thí nghiệm trao đổi nhóm thống nhất ý kiến. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giải thích về tỷ lệ giữa chất vô cơ và cốt giao trong xương thay đổi tuỳ theo độ tuổi. Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung |
I. Cấu tạo của xương 1. Cấu tạo và chức năng của xương dài - Cấu tạo: Hình ống gồm thân xương và 2 đầu xương. + Thân xương gồm: Màng xương, mô xương cứng và khoang xương. + Đầu xương gồm: Sụn bọc đầu xương và mô xương xốp. Chức năng: Xem bảng 8.1 SGK (Tr. 29)
2. Cấu tạo và chức năng của xương ngắn và xương dẹt: - Cấu tạo: Ngoài là mô xương cứng, trong là mô xương xốp. - Chức năng: Chứa tuỷ đỏ.
II. Sự lớn lên và dài ra của xương: - Xương dài ra do sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng ở hai đầu xương. - Xương to thêm nhờ sự phân chia các tế bào của màng xương. III. Thành phần hoá học và tính chất của xương
Kết luận: Thành phần hoá học của xương: + Chất vô cơ: các muối Canxi tạo nên tính chất rắn chắc cho xương. + Chất hữu cơ: Cốt giao tạo nên tính chất đàn hồi cho xương. |
- Vì sao xương trẻ em khi bị gãy thì dễ lành, còn xương người già dễ gãy nhưng khó lành?
- Học bài theo câu hỏi SGK. Tìm hiểu bài "Cấu tạo và tính chất của cơ".