Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CHỦ ĐỀ VẬN ĐỘNG (Tiếp theo)
Tiết 11- Bài 11: TIẾN HOÁ HỆ VẬN ĐỘNG - VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
Ngày soạn: 24/9/2020
Ngày dạy | Tiết | Lớp | Ghi chú |
14/10/2020 | 4 | 8 | HS Vắng: |
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức.
- Năng lực chuyên biệt: Quan sát tranh, sơ đồ, so sánh
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: - Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv:
Các hình SGK, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS:
Đọc trước bài ở nhà.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Con người có nguồn gốc từ động vật. Trong quá trình tiến hoá của con người,
cơ thể người đã có nhiều biến đổi. Trong đó có sự biến đổi của hệ cơ xương.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Hãy tính công cơ khi xách túi gạo 5 kg lên 10 m?
? Giải thích tại sao khi đá bóng, bơi lội thường dễ bị chuột rút?
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
* Hoạt động 1: (10 phút) - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập ở bảng 1 trang 36 SGK. - HS quan sát các hình 11.1 - 3. Cá nhân HS hoàn thành bài tập của mình. |
I. Sự tiến hoá bộ xương người so với bộ xương thú |
? Đặc điểm nào của bộ xương thích nghi với tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân và lao động? Các nhóm lên bảng chữa bài. Nhóm khác nhận xét, bổ sung GV chữa bài (Bảng 11 HS tham khảo SGK) * Hoạt động 2: (13 phút) - GV: ? Sự tiến hoá hệ cơ người so với hệ cơ thú thể hiện như thế nào? - HS quan sát hình và nghiên cứu nội dung, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - HS khác bổ sung. GV nhận xét và hướng dẫn HS nhận biết từng nhóm cơ. - GV mở rộng thêm: Trong quá trình tiến hoá do ăn thức ăn chín, sử dụng cá công cụ ngày càng tinh xảo, phải đi xa để tìm kiếm thức ăn nên hệ cơ xương ở người đã tiến hoá đến mức hoàn thiện phù hợp với hoạt động ngày càng phức tạp, kết hợp với tiếng nới và tư duy, con người đã khác xa động vật. * Hoạt động 3: (10 phút) - GV yêu cầu HS quan sát H.11.5 hoàn thành bài tập lệnh SGK, HS nghiên cứu thông tin, trao đổi theo cặp hoàn thành lệnh. HS trình bày các HS khác nhận xét, bổ sung. ? Em thử xem mình có bị vẹo cột sống không? Vì sao? ? Ở trường học đây là một bệnh thường xảy ra do ý thức giữ gìn của HS còn chưa cao. Riêng bản thân em, cần làm gì để tránh căn bệnh này? |
- Bộ xương người có cấu tạo hoàn toàn thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động. II. Sự tiến hoá hệ cơ người so với hệ cơ thú - Cơ nét mặt biểu thị các trạng thái tình cảm khác nhau. - Cơ vận động lưỡi phát triển. - Cơ tay phân hoá thành nhiều nhóm nhỏ như: Cơ gấp, duỗi tay, co duỗi ngón tay, cơ lật bàn tay, ... Giúp tay cử động linh hoạt. - Cơ chân lớn, khoẻ mạnh. - Cơ gấp ngửa thân. III. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ: - Để có xương chắc khoẻ và hệ cơ phát triển cân đối cần: + Chế độ dinh dưỡng hợp lí. |
Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung | + Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. + Rèn luyện thân thể. - Để chống vẹo cột sống cần: + Mang vác đều ở hai vai. + Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn. Kết luận chung: SGK |
3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
- Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm như SGK.
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Chuẩn bài thực hành: 2 nẹp, vải mềm, băng gạc/1 nhóm
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................