Giáo án Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Tiết 33 - Bài 32: CHUYỂN HOÁ
Ngày soạn: 26/12/2019

Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú
/ /2019 3 8 HS Vắng:

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thức :
- Xác định được hoạt động cơ bản của sự sống là đồng hóa và dị hóa.
- Phân biệt và phân tích được mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa.
b) Về kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế.
c) Về thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe.
- Có quan điểm duy vật biện chứng.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, quan sát sơ đồ, phân tích
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: - Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv: Đèn chiếu, phim trong các hình 32.1 SGK.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Tế bào và cơ thể thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Vậy vật chất được cơ
thể sử dụng như thế nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Trình bày sự trao đổi chất diễn ra ở tế bào?

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
* Hoạt động 1: (12 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát H 32.1,
nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu
hỏi
? Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng
ở tế bào gồm những quá trình nào?
HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan
sát hình, trả lời câu hỏi. Lớp trao đổi, bổ
sung, GV kết luận.
? Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự
chuyển hóa vật chất và năng lượng?
? Năng lượng giải phóng ở tế bào được
sử dụng vào những hoạt động nào?
? Đồng hóa và dị hóa là gì? Chúng có
quan hệ với nhau như thế nào?
? Trong khi nghỉ ngơi cơ thể có tiêu thụ
năng lượng không? Tại sao?
I. Chuyển hóa vật chất và năng
lượng.
- Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng
ở tế bào gồm hai quá trình: Đồng hóa
và dị hóa.
- Trao đổi chất ở tế bào là hiện tượng
trao đổi chất giữa tế bào với môi trường
trong, còn chuyển hóa là quá trình trao
đổi chất có tích lũy và giải phóng năng
lượng.
- Năng lượng được sử dung cho hoạt
động co cơ, cho hoạt động sinh lý và
sinh nhiệt.
=> Vậy: Trao đổi chất là biểu hiện bên
ngoài của sự chuyển hóa vật chất và
năng lượng.
+ Đồng hóa là quá trình tổng hợp các
chất hữu cơ đặc trưng của cơ thể từ các
chất đơn giản và tích lũy năng lượng.
+ Di hóa là quá trình phân giải các chất
hữu cơ phức tạp đồng thời giải phóng
năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động
sống của cơ thể.

 

- Bảng so sánh đồng hóa với dị hóa
Đồng hóa Dị hóa
Tổng hợp các chất Phân giải các chất
Tích lũy năng
lượng
Giải phóng năng
lượng
Xảy ra trong tế bào Xảy ra trong tế bào
* Hoạt động 2: (9 phút)
GV yêu cầu HS đọc thông tin, trả lời
câu hỏi:
+ Chuyển hóa cơ bản là gì?
+ Chuyển hóa cơ bản có ý nghĩa gì đối
với cơ thể?
Cá nhân HS đọc thông tin SGK, trả lời
câu hỏi.
HS tự rút ra kết luận
* Hoạt động 3 (12 phút)
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, trả
lời câu hỏi:
+ Có những hình thức điều hòa sự
chuyển hóa vật chất và năng lượng
nào?
+ Các cơ chế đó diễn ra như thế nào?
HS trả lời, tự rút ra kết luận
- Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung
=> Đồng hóa và dị hóa là hai quá trình
trái ngược nhau nhưng luôn gắn bó mật
thiết với nhau trong một thể thống nhất.
+ Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa
phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi và trạng
thái sức khỏe.
II. Chuyển hóa cơ bản
- Chuyển hóa cơ bản là năng lượng cơ
thể tiêu thụ khi ở trạng thái hoàn toàn
nghỉ ngơi
- Đơn vị tính là J/h/kg.
- ý nghĩa: Căn cứ vào chuyển hóa cơ
bản có thể xác định tình trạng sức khỏe,
tình trạng bệnh lý.
III. Điều hòa sự chuyển hóa vật chất
và năng lượng
- Cơ chế thần kinh:
+ Trong bộ não có các trung khu điều
hòa sự trao đổi chất.
+ Điều hòa thông qua hệ tim mạch.
- Cơ chế thể dịch: Các hoocmon do các
tuyến nội tiết tiết ra đổ vào máu.
* Kết luận chung: SGK

3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
? Trình bày mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết?”
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức, kẻ các bảng 35.1 - 6.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa mới nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống