Lý thuyết Sinh học 8 Bài 32 (mới 2023 + 10 câu trắc nghiệm): Chuyển hóa

Tải xuống 6 0.9 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 8  Bài 32: Chuyển hóa đầy đủ, chi tiết. Tài liệu có 6 trang tóm tắt những nội dung chính về lý thuyết  Bài 32: Chuyển hóa và 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án. Bài học  Bài 32: Chuyển hóa môn Sinh học lớp 8 có những nội dung sau:

Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung  Bài 32: Chuyển hóa Sinh học lớp 8.

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa:

SINH HỌC 8 BÀI 32: CHUYỂN HÓA

Phần 1: Lý thuyết Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa

I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng

- Đồng hoá: quá trình tổng hợp các chất hữu cơ và tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp.

- Dị hoá: là quá trình phân giải các chất hữu cơ và giải phóng năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống, kể cả năng lượng cho đồng hoá.

Đồng hóa Dị hóa

- Tổng hợp các chất hữu cơ

- Tích luỹ năng lượng (chuyển từ động năng sang thế năng trong các liên kết hoá học của hợp chất hữu cơ)

- Phân giải các chất hữu cơ

- Giải phóng năng lượng (chuyển từ thế năng sang thế động bằng cách bẻ gẫy các liên kết hoá học của hợp chất hữu cơ)

Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau vể độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào:

- Lứa tuổi: ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại lớn hơn đồng hoá.

- Vào thời điểm lao động, dị hoá lớn hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghi ngơi đổng hoá mạnh hơn dị hoá.

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa (hay, chi tiết)

⇒ Như vậy trao đổi chất là mặt biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng xảy ra bên trong các tế bào.

⇒ Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bất đầu từ sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.

II. Chuyển hóa cơ bản:

- Chuyển hóa cơ bản được tính bằng kJ trong 1 giờ đối với 1 kg khối lượng cơ thể.

- Khi chuyển hóa cơ bản 1 người , nếu sự chênh lệch quá lớn -> đang ở trạng thái bệnh lí.

- Chuyển hoá cơ bản là quá trình sử dụng năng lượng tiêu dùng ở mức tối thiểu khi cơ thể ở trạng thái nghi ngơi hoàn toàn (khi đó cơ thể chỉ sử dụng nãng lượng cung cấp cho hoạt động của tim, của các cơ thể và duy trì thân nhiệt).

- Ở cơ thể bình thường, chuyển hoá cơ bản giữ ở một mức ổn định.

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa

Câu 1: Đối tượng nào dưới đây có quá trình dị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình đồng hoá ?

A. Người cao tuổi

B. Thanh niên

C. Trẻ sơ sinh

D. Thiếu niên

Lời giải

Người cao tuổi có quá trình dị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình đồng hoá.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2 Chuyển hoá cơ bản là

A. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.

B. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.

C. năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

D. năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

Lời giải

Chuyển hóa cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Chuyển hoá cơ bản có vai trò gì

A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động lao động nặng.

B. Tích lũy năng lượng cho các hoạt động cật lực.

C. Duy trì các hoạt động sống khi cơ thể nghỉ ngơi.

D. Chỉ có vai trò duy trì thân nhiệt.

Lời giải

Chuyển hoá cơ bản có vai trò duy trì các hoạt động sống khi cơ thể nghỉ ngơi.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào sự điều khiển của mấy hệ cơ quan ?

A. 3    

B. 1

C. 2

D. 4

Lời giải

Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào sự điều khiển của hệ thần kinh và nội tiết.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Loại hoocmôn nào dưới đây tham gia điều chỉnh đường huyết trong máu?

A. Glucagôn

B. Insulin

C. Ađrênalin

D. Tất cả các phương án còn lại

Lời giải

Cả ba loại hoocmôn glucagôn, insulin và ađrênalin đều tham gia điều chỉnh đường huyết trong máu.

Câu 6: Đồng hoá xảy ra quá trình nào dưới đây?

A. Giải phóng năng lượng

B. Tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ những chất hữu cơ phức tạp

C. Tích luỹ năng lượng

D. Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản

Lời giải

Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản thành những chất đặc trưng của tế bào và tích lũy năng lượng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình

A. đều xảy ra sự tổng hợp các chất.

B. đều xảy ra sự tích luỹ năng lượng.

C. đối lập nhau.

D. mâu thuẫn nhau.

Lời giải

Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình đối lập nhau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng để làm gì ?

A. Tổng hợp chất mới

B. Sinh công

C. Sinh nhiệt

D. Tất cả các phương án còn lại

Lời giải

Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng để tổng hợp chất mới, sinh công, sinh nhiệt.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Chất nào dưới đây có thể là sản phẩm của quá trình dị hoá ?

A. Nước      

B. Prôtêin

C. Xenlulôzơ      

D. Tinh bột

Lời giải

Nước có thể là sản phẩm của quá trình dị hoá.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành

A. quang năng.      

B. cơ năng.

C. nhiệt năng.      

D. hoá năng.

Lời giải

Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành nhiệt năng.

Đáp án cần chọn là: C

Bài giảng sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa

 

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống