Giáo án Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa mới nhất - CV5555

Tải xuống 4 1.7 K 31

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

                                                                 Tiết 33: BÀI 32: CHUYỂN HÓA
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
-Xác định được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình
đồng hoá và dị hoá, là hoạt động cơ bản của sự sống .
-Phân tích mối quan hệ giữa trao đổi chất với chuyển hoá vật chất và Q
2. Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng phân tích và so sánh .
-Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: GD ý thức bảo vệ cơ thể, đặc biệt khi môi trường thay đổi
4. Năng lực:
-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh phóng to hình 32.1 SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra :
-Ở cấp độ cơ thể sự TĐC diễn ra như thế nào ?
-Tế bào trao đổi chất với môi trường trong như thế nào ?
3. Bài mới :
a. Khởi động:
- Mục tiêu
: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được
ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
-Điều gì sẽ xảy ra nếu cơ thể chỉ được cung cấp năng lượng mà không giải phóng
năng lương?
b. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học
tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

 

Hoạt động 1 :
Mục tiêu: Xác định được
sự chuyển hoá vật chất và
năng lượng trong tế bào
gồm 2 quá trình đồng hoá
và dị hoá, là hoạt động cơ
bản của sự sống .
B1: Gv giảng như phần
SGK
+ Sự chuyển hoá vật chất
và năng lượng gồm những
quá trình nào ?
+ Phân biệt TĐC với
chuyển hoá vật chất và
năng lượng ?
+ Năng lượng giải phóng
ở tế bào được sử dụng vào
những hoạt động nào?
B2: GV sử dụng sơ đồ
giảng như SGV
+ Trả lời câu hỏi mục

tr.103 SGK
- HS quan sát hình 32-1
- Thảo luận nhóm thống
nhất đáp án .
- Gồm 2 quá trình: đồng
hoá và dị hoá
+ TĐC là hiện tượng
trao đổi các chất giữa tế
bào với mt trong
+ Chuyển hoá là sự biến
đổi vật chất có tích luỹ
và giải phóng Q
+ Co cơ sinh công, sinh
nhiệt bù đắp vào phần
nhiệt cơ thể mất đi do
tỏa nhiệt vào môi
trường
- Đại diện nhóm phát
biểu, các nhóm khác bổ
sung.
- 1 HS lập bảng so sánh
- 1 HS trình bày mối
quan hệ .
- Lớp nhận xét bổ sung.
I. Chuyển hoá vật chất và
năng lượng :
- Chuyển hoá là quá trình
biến đổi vật chất và Q ở tế
bào
- TĐC là biểu hiện bên
ngoài của quá trình chuyển
hoá vật chất và Q trong tế
bào. Mọi hoạt động sống
của cơ thể đều bắt nguồn từ
sự chuyển hoá trong tế bào.
- Mối QH: Đồng hoá và dị
hoá là 2 quá trình đối lập,
mâu thuẫn nhưng thống nhất
và gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Không có đồng hoá

không có nguyên liệu cho dị
hoá
+ Không có dị hoá

không có Q cho hoạt động
đồng hoá
- Tương quan giữa đồng hoá
và dị hoá phụ thuộc vào lứa
tuổi, giới tính và trạng thái
cơ thể .
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Phân tích mối
quan hệ giữa trao đổi
chất với chuyển hoá vật
chất và Q
- HS vận dụng kiến thức
đã học trả lời .
II. Chuyển hoá cơ bản:
- Là năng lượng tiêu dùng
khi cơ thể ở trạng thái hoàn
toàn nghỉ ngơi.

 

+ Cơ thể ở trạng thái nghỉ
ngơi có tiêu dùng năng
lượng không ? tại sao ?
+ Em hiểu chuyển hoá cơ
bản là gì ? ý nghĩa của
chuyển hoá cơ bản ?
+ Có tiêu dùng cho hoạt
động hô hấp, tim mạch,
duy trì thân nhiệt .
- Ý nghĩa: Dùng để xác định
tình trạng sức khoẻ, trạng
thái bệnh lí .
Hoạt động 3 :
Mục tiêu: Trình bày được
sự điều hoà sự chuyển
hoá vật chất và năng
lượng
+ Có những hình thức nào
điều hoà sự chuyển hoá
vật chất và năng lượng ?
- Gv làm rõ khái niệm
điều hoà bằng thần kinh
và thể dịch
- HS dựa vào thông tin
nêu được các hình thức:
+ Sự điều khiển của hệ
thần kinh .
+ Do các hoocmôn
tuyến nội tiết .
- 1 vài HS phát biểu, lớp
bổ sung .
III. Điều hoà sự chuyển
hoá vật chất và năng
lượng:
- Cơ thể thần kinh:
Ở não có các trung khu điều
khiển sự TĐC.
- Cơ chế thể dịch: do các
hoocmôn đổ vào máu.

4. Củng cố:
- Mục tiêu:
Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Câu 1: ghép các số 1, 2,3…. ở cột A với các chữ cái a,b,c…. ở cột B để câu trả lời
đúng .

1. Đồng hoá
2. Dị hoá .
3. Tiêu hoá
4. Bài tiết .
a- Lấy thức ăn biến đổi thành chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu .
b- Tổng hợp chất đặc trưng và tích luỹ năng lượng .
c- Thải các sản phẩm phân huỷ và các sản phẩm thừa ra môi
trường ngoài .
d- Phân giải chất đặc trưng thành chất đơn giản và giải phóng
năng lượng .
1-

Câu 2 : Chuyển hoá là gì ? chuyển hoá gồm các quá trình nào ?
Câu 3 : Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự
sống ?
5. Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu
:
-Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề
đã học.
-Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu
học tập suốt đời.
-Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết
-Giải thích mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa ?
6. Hướng dẫn về nhà
Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
-Đọc mục “em có biết”
-Chuẩn bị trước bài 33 “Thân nhiệt”
-Tìm thêm các phương pháp phòng chống nóng lạnh .
* Rút kinh nghiệm bài học:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………........................................................................................................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống