Giáo án Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

CHỦ ĐỀ VẬN ĐỘNG (Tiếp theo)
Tiết 8
- Bài 8: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
Ngày soạn: 24/9/2020

Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú
/9/2020 5 8 HS Vắng:

2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, học tập tại thực địa, tranh ảnh quan sát
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp:
- Giải quyết vấn đề, vấn đáp - tìm tòi, hợp tác nhóm, trực quan.
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv:
Tranh hình 8.1- 8 SGK, dụng cụ thí nghiệm đủ cho các nhóm
2. Chuẩn bị của HS:
Đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị 2 xương đùi ếch/nhóm
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Chúng ta đã biết có 3 loại xương. Vậy chúng có cấu tạo và tính chất như thế nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Bộ xương người gồm mấy phần? Có những loại xương nào?

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
* Hoạt động 1: (15 phút)
- GV đưa câu hỏi:
? Sức chịu đựng rất lớn của xương có liên quan gì
đến cấu tạo của xương không?
- HS có thể trả lời theo cảm tính.
? Vậy xương dài có cấu tạo như thế nào?
I. Cấu tạo của xương
1. Cấu tạo và chức năng
của xương dài

 

HS nghiên cứu SGK + H.8.1, tham khảo bảng 8.1
trả lời câu hỏi.
GV hoàn chỉnh.
? Cấu tạo hình ống, nan xương ở đầu xương xếp
vòng cung có ý nghĩa gì?
- Cấu tạo hình ống làm cho xương nhẹ và vững
chắc.
- Nan xương xếp hình cung có tác dụng phân tán lực
làm tăng khả năng chịu lực,...
? Nêu cấu tạo và chức năng của xương dài?
? Hãy kể tên các xương dẹt và xương ngắn ở cơ thể
người?
? Xương ngắn và xương dẹt có chức năng gì?
- GV liên hệ thực tế: Với cấu tạo hình trụ, phần đầu
có các nan xương xếp hình vòng cung các em có
liên tưởng đến kiến trúc nào trong đời sống?
ứng dụng trong lĩnh vực xây dựng để tiết kiệm
nguyên liệu nhưng lại tạo kết cấu bền vững.
Chúng ta lớn lên được là nhờ xương dài ra và to lên.
Vậy xương dài ra và lớn lên như thế nào?
* Hoạt động 2: (8 phút)
? Xương dài ra và lớn lên do đâu?
- HS nghiên cứu thông tin + quan sát H. 8.4 - 5 SGK,
ghi nhớ kiến thức, thảo luận nhóm trả lời. Các nhóm
khác bổ sung
a) Cấu tạo: Hình ống gồm
thân xương và 2 đầu
xương.
+ Thân xương gồm: Màng
xương, mô xương cứng và
khoang xương.
+ Đầu xương gồm: Sụn bọc
đầu xương và mô xương
xốp.
b) Chức năng: Xem bảng
8.1 SGK (Trang 29)
2. Cấu tạo và chức năng
của xương ngắn và xương
dẹt:
a) Cấu tạo: Ngoài là mô
xương cứng, trong là mô
xương xốp.
b) Chức năng: Chứa tuỷ đỏ.
II. Sự lớn lên và dài ra
của xương:
- Xương dài ra do sự phân
chia của các tế bào lớp sụn
tăng trưởng ở hai đầu
xương.

 

- GV nhận xét, bổ sung, yêu cầu HS tự rút ra kết
luận.
* Hoạt động 3: (10 phút)
GV cho các nhóm biểu diễn thí nghiệm. Các HS
trong nhóm theo dõi kết quả.
GV đưa câu hỏi:
? Phần nào của xương cháy có mùi khét?
? Bọt khí nổi lên khi ngâm xương là khí gì?
? Tại sao sau khi ngâm xương có thể kéo dài hoặc
thắt nút?
- HS nghiên cứu thông tin SGK quan sát thí nghiệm
trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ
sung.
- GV bổ sung, kết luận:
- GV giải thích về tỷ lệ giữa chất vô cơ và cốt giao
trong xương thay đổi tuỳ theo độ tuổi.
Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung
- Xương to thêm nhờ sự
phân chia các tế bào của
màng xương.
III. Thành phần hoá học
và tính chất của xương
Thành phần hoá học của
xương:
+ Chất vô cơ: các muối
Canxi tạo nên tính chất rắn
chắc cho xương.
+ Chất hữu cơ: Cốt giao tạo
nên tính chất đàn hồi cho
xương.
* Kết luận chung: SGK

3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
? Vì sao xương trẻ em khi bị gãy thì dễ lành, còn xương người già dễ gãy nhưng
khó lành?
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
Đáp án bài tập 1
1 - b; 2 - g; 3 - d; 4 - c; 5 - a
- Đọc bài "Cấu tạo và tính chất của cơ".
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương mới nhất (trang 3)
Trang 3
Tài liệu có 3 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống