Giáo án Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương mới nhất - CV5512

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 Tiết KHDH: Ngày soạn:
Tuần dạy: Lớp dạy:
                                                    Bài 8. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS mô tả được cấu tạo của một xương dài.
- Hiểu đượccơ chế lớn lên và dài ra của xương.
- Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính đàn hồi và
cứng rắn của xương.
2. Năng lực
-
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất
G
iúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
* GV:
- Tranh hình 8.1-8.5 SGK.
- Hai xương đùi ếch, panh, đèn cồn, cốc nước lã, cốc đựng dung dịch axit HCl
10%.
* HS:
- Đã nghiên cứu bài mới trước.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra miệng
Kiếm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
Mục tiêu:
HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm
thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương
pháp vấn đáp tìm tòi.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực
hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
GV yêu cầu HS thảo
luận theo nhóm (2 HS) để
thực hiện nhiệm vụ sau:
+Vì sao người già bị gãy
xương thường khó phục
hơn người trưởng thành?
+ Để xương luôn chắc
khỏe chúng ta cần làm gì?
+Vì sao người ta thường
cho trẻ sơ sinh ra tắm
nắng?
- GV phân tích báo cáo
kết quả của HS theo
hướng tạo mâu thuẫn
trong nhận thức để dẫn
dắt đến mục hình thành
kiến thức.
- HS thảo luận và đưa ra
nhận xét.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

 

HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu cấu tạo của xương
(Khuyến khích học sinh tự học)
Mục tiêu:
HS mô tả được cấu tạo của một xương dài
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề.
Sản phẩm dự kiến: Bài báo cáo về cấu tạo của xương.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực
hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực kiến
thức sinh học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Gv yêu cầu đại diện
từng nhóm hs lên báo cáo
nội dung bài học đã được
yêu cầu từ tiết trước.
“Tìm hiểu cấu tạo của
xương dài”
- Đại diện từng nhóm hs lên
báo cáo kết quả với nhiều
hình thức:
+ Dùng bảng biểu, giấy ghi.
+ Trình chiếu power point.
- Hs lắng nghe, bổ sung và
tự rút ra kiến thức cho bản
thân.
I. Cấu tạo của xương
HOẠT ĐỘNG 2.2: Tìm hiểu xương dài ra và to ra do đâu
Mục tiêu:
Hiểu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, phương pháp vấn đáp tìm tòi.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực
hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học.
? Xương dài ra và lớn lên
do đâu?
- HS nghiên cứu thông tin +
quan sát H. 8.4 - 5 SGK, ghi
nhớ kiến thức, thảo luận
nhóm trả lời. Các nhóm khác
bổ sung
II. Sự lớn lên và dài
ra của xương:

 

- GV nhận xét, bổ sung,
yêu cầu HS tự rút ra kết
luận.
- Xương dài ra do sự
phân chia của các tế
bào lớp sụn tăng
trưởng ở hai đầu
xương.
- Xương to thêm nhờ
sự phân chia các tế bào
của màng xương.
HOẠT ĐỘNG 2.3: Tìm hiểu thành phần và tính chất của xương
Mục tiêu:
Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính
đàn hồi và cứng rắn của xương.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, phương pháp trực quan, phương pháp
thực hành thí nghiệm.
Sản phẩm dự kiến: Hs hoạt động nhóm hiệu quả, thực hiện thí nghiệm thành
công.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực
hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực thực
nghiệm.
- GV chia lớp thành 8
nhóm.
- GV thực hiện TN ngâm
xương trong dung dịch
axit HCl 10% và mời 1
đại diện HS làm TN đốt
xương trên đèn cồn. Yêu
cầu HS quan sát, nhận xét
và:
- Mỗi HS quan sát, thảo luận
theo sự phân công của nhóm
trưởng, sản phẩm được thư kí
của mỗi nhóm ghi lại.
III. Thành phần hóa
học và tính chất của
xương:
1. Thành phần hóa
học:
gồm
- Chất vô cơ: muối
Canxi
- Chất hữu cơ: cốt giao
2. Tính chất:
- Tính chất rắn chắc
và đàn hồi

 

+ Nhóm 1,2,3,4 giải thích,
rút ra kết luận thí nghiệm
1.
+ Nhóm 5,6,7,8 giải thích
và rút ra kết luận thí
nghiệm 2.
+Từ đó thống nhất về
thành phần hóa học và
tính chất của xương.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu:
Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, vấn đáp tìm tòi.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ,
năng lực kiến thức sinh học.
Câu 1. Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào
dưới đây ?
A. Mô xương cứng B. Mô xương xốp
C. Sụn bọc đầu xương D. Màng xương
Câu 2. Ở xương dài, màng xương có chức năng gì ?
A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động B. Giúp xương dài ra
C. Giúp xương phát triển to về bề ngang D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng
Câu 3. Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ ?
A. Mô xương xốp và khoang xương B. Mô xương cứng và mô xương xốp
C. Khoang xương và màng xương D. Màng xương và sụn bọc đầu
xương
Câu 4. Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau : Xương to
ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và
hóa xương.
A. (1) : mô xương cứng ; (2) : ra ngoài B. (1) : mô xương xốp ; (2) : vào
trong

 

C. (1) : màng xương ; (2) : ra ngoài D. (1) : màng xương ; (2) : vào trong
Câu 5. Ở người già, trong khoang xương có chứa gì ?
A. Máu B. Mỡ C. Tủy đỏ D. Nước mô
Câu 6. Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của xương ngắn ?
A. Mô xương cứng B. Mô xương xốp
C. Khoang xương D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 7. Ở trẻ em, tủy đỏ là nơi sản sinh
A. tiểu cầu. B. hồng cầu.
C. bạch cầu limphô. D. đại thực bào.
Câu 8. Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là
A. sắt. B. canxi. C. phôtpho. D. magiê.
Câu 9. Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào ?
A. Nước B. Chất khoáng C. Chất cốt giao D. Tất cả các phương án
đưa ra
Câu 10. Các nan xương sắp xếp như thế nào trong mô xương xốp ?
A. Xếp nối tiếp nhau tạo thành các rãnh chứa tủy đỏ
B. Xếp theo hình vòng cung và đan xen nhau tạo thành các ô chứa tủy đỏ
C. Xếp gối đầu lên nhau tạo ra các khoang xương chứa tủy vàng
D. Xếp thành từng bó và nằm giữa các bó là tủy đỏ
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu:
Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, phương pháp vấn đáp tìm tòi.
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực
hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học.
- GV chia lớp thành nhiều nhóm
xcvà giao các nhiệm vụ: thảo luận
trả lời các câu hỏi sau và ghi chép
lại câu trả lời vào vở bài tập
+ Câu 1 SGK tr31.
- HS xem lại kiến
thức đã học, thảo
luận để trả lời các
câu hỏi.

 

+ Điều gì xảy ra nếu việc tăng
trưởng của sụn bị cản trở?
+ Theo em có những nguyên nhân
nào có thể làm cản trở sụn phát
triển? ( Tích hợp giáo dục sức
khỏe)
+Theo em lực tác động của vật lên
sụn xương sẽ tăng lên hay giảm đi
khi ta vác càng nặng? (Tích hợp
kiến thức vật lý)
+Vì sao người trưởng thành không
cao thêm?

IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà
1. Tổng kết
Xương có cấu tạo gồm màng xương, mô xương cứng và mô xương xốp.
Xương dài có cấu trúc hình ống, mô xương xốp ở hai đầu xương, trong xương có
chứa tủy đỏ là nơi sản sinh hồng cầu, khoang xương chứa tủy đỏ (ở trẻ em) hoặc tủy
vàng (ở người lớn). Xương gồm hai thành phần chính là cốt giao và muối khoáng.
Sự kết hợp của hai thành phần làm cho xương bền chắc và có tính mềm dẻo. Xương
lớn lên về bề ngang nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương, xương dài ra nhờ
sự phân chia của các tế bào lớp sụn tăng trưởng.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài trong sgk tr 31
- Đọc mục “ Em có biết ” SGK trang 31
- Nghiên cứu bài mới: “ Cấu tạo và tính chất của cơ ”
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống