Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CHỦ ĐỀ VẬN ĐỘNG (Tiếp theo)
Tiết 12 - Bài 12: | THỰC HÀNH: |
TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG | |
Ngày soạn: | 24/9/2020 |
Ngày dạy | Tiết | Lớp | Ghi chú |
15/10/2020 | 5 | 8 | HS Vắng: |
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức.
- Năng lực chuyên biệt: Quan sát tranh, sơ đồ, so sánh
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: - Vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm.
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv: Dụng cụ thực hành.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà, vải sạch, bông băng, nẹp.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Để có một cơ thể phát triển cân đối, hệ vận động khoẻ mạnh, không chỉ cần có
những biện pháp trên mà còn phải biết cách xử lý đúng trong trường hợp sai khớp
hay gãy xương. Trong những tình huống như vậy em phải thực hiện những thao tác
gì? Đó là nội dung của bài thực hành hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
? Làm thế nào để có một hệ vận động khoẻ mạnh, cơ thể phát triển cân đối?
- Để có xương chắc khoẻ và hệ cơ phát triển cân đối cần:
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí.
+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
+ Rèn luyện thân thể.
- Để chống vẹo cột sống cần:
+ Mang vác đều ở hai vai.
+ Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn.
Hoạt động của Gv và HS | Nội dung chính |
GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm, nêu yêu cầu của bài thực hành * Hoạt động 1: (15 phút) - GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhom. ? Những nguyên nhân nào có thể dẫn đến gãy xương? - HS trao đổi, thống nhất câu trả lời. Yêu cầu phân biệt được các trường hợp gãy xương. - GV: ? Khi bị gãy xương chúng ta cần phải làm gì? - HS dựa vào vốn hiểu biết của mình tự hoàn thiện câu trả lời. GV chỉnh lại cho đầy đủ và chính xác. * Hoạt động 2: (18 phút ) GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu thông tin và hình SGK, chia nhóm, hướng dẫn HS hoàn thành bài tập thực hành. Các nhóm tiến hành thực hành theo hướng dẫn của GV. GV theo dõi các nhóm, có kế hoạch giúp đỡ các nhóm yếu. ? Em cần làm gì khi tham gia giao thông, lao động, học tập, vui chơi tránh cho mình và người khác khỏi bị gãy xương? HS trả lời: Yêu cầu phải nêu được: + Đảm bảo an toàn giao thông. + Tránh đùa nghịch, đá bóng trên đường,... + Tránh dẫm lên tay, chân của các bạn khác |
I. Nguyên nhân gãy xương: - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương: - Khi bị gãy xương cần phải sơ cứu ngay tại chổ, không được nắn bóp bừa bãi. II. Tập sơ cứu và băng bó 1. Sơ cứu: - Đặt 2 nẹp gỗ vào 2 bên xương bị gãy. - Lót vải mềm gấp dày vào các chổ đầu xương. - Buộc định vị 2 chổ đầu nẹp và 2 bên chổ xương gãy. 2. Băng bó cố định: |
GV hướng dẫn HS viết bản tường trình: Viết báo cáo tường trình cách sơ cứu và băng bó xương khi gặp người bị gãy xương cẳng tay? |
- Với xương tay: Dùng băng quấn chặt từ trong ra cổ tay làm dây đeo vào cổ. - Với xương chân: Băng từ cổ chân vào, nếu là xương đùi thì dùng nẹp dài từ sườn đến gót chân buộc cố định ở phần thân. |
3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
- GV đánh giá giờ thực hành.
- Cho điểm các nhóm chuẩn bị tốt, thực hành đúng, đẹp.
- Nhắc nhở các nhóm, cá nhân HS chưa thực hiện được phải thực hiện lại ở nhà
cho thành thạo.
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Hoàn thành bản tường trình
- Đọc bài 13: "Máu và môi trường trong cơ thể"
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................