Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 10: Hoạt động của cơ mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
CHỦ ĐỀ VẬN ĐỘNG (Tiếp theo)
Tiết 10 - Bài 10: Ngày soạn: |
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ | 24/9/2020 |
Ngày dạy | Tiết | Lớp | Ghi chú |
08/10 /2020 | 5 | 8 | HS Vắng: |
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về Kiến thức :
- Chứng minh được cơ sinh ra công, công cơ được dùng vào lao động và di chuyển.
- Trình bày được nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng mỏi cơ.
b) Về Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá.
c) Về Thái độ:
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ rèn luyện hệ cơ.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức.
- Năng lực chuyên biệt: Quan sát tranh, sơ đồ, so sánh
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: - Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm..
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv:
Các hình SGK, máy ghi công cơ, các quả cân.
2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Hoạt động co cơ có ý nghĩa gì? Làm gì để tăng hiệu quả của sự co cơ?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (15 phút)
? Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ?
- Sự co cơ gồm nhiều tỏ cơ
tơ cơ có hai loại:
+ Tơ cơ mảnh: Trơn, tạo thành vân sáng.
+ Tơ cơ dày: Có các mấu lồi sinh chất tạo thành vân tối.
- Tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau theo chiều dọc tạo thành các vân ngang.
- Đơn vị cấu trúc là giới hạn giữa tơ cơ mảnh và tơ cơ dày (Đĩa tối ở giữa, hai nửa
đĩa sáng hai đầu).
? Sự co cơ có ý nghĩa như thế nào?
- Cơ co giúp xương cử động, cơ thể vận động và lao động.
- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
* Hoạt động 1: (9 phút) - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập lệnh SGK. HS độc lập nghiên cứu SGK hoàn thành bài tập. GV: Từ bài tập trên em có nhận xét gì về mối liên quan giữa cơ - lực và co cơ? HS trả lời. GV đưa thêm một số câu hỏi khác: ? Thế nào là công của cơ? ? Cơ co phụ thuộc vào những yếu tố nào? HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm, hoàn thiện câu trả lời. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV hoàn chỉnh: |
I. Công cơ (HS tham khảo SGK) - Công của cơ có trị số lớn nhất khi cơ co nâng vật có khối lượng thích hợp với nhịp co cơ vừa phải. |
* Hoạt động 2: (9 phút) - GV: ? Em đã bao giờ bị mỏi cơ chưa? Nếu có thì có hiện tượng như thế nào? - HS liên hệ thực tế bản thân để trả lời. GV bổ sung, cho HS tiến hành thí nghiệm xác định công của cơ (SGK), hoàn thành bảng 10. GV: ? Từ bảng 10 hãy cho biết với khối lượng của vật như thế nào thì công của cơ đạt cao nhất? ? Khi ngón tay trỏ kéo - thả quả cân nhiều lần thì biên độ co trong quá trình thí nghiệm kéo dài sẽ như thế nào? ? Mỏi cơ là gì? ? Nguyên nhân nào dẫn đến mỏi cơ? |
- Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu dẫn tới biên độ co cơ giảm=> ngừng. - Công của cơ phụ thuộc vào: + Trạng thái thần kinh. + Nhịp độ lao động. + Khối lượng của vật. - Cách xác định công của cơ: A = F . S Trong đó: A: Công [J] F: Lực [N] S: Quảng đường vật di chuyển [m] II. Sự mỏi cơ |
HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời, HS khác bổ sung. GV bổ sung. GV: Vậy mỏi cơ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ và lao động? ? Làm thế nào để cơ không bị mỏi, lao động và học tập có hiệu quả? ? Khi bị mỏi cơ cần làm gì? HS thảo luận, trả lời. * Hoạt động 3: (5 phút) GV hỏi: ? Những hoạt động nào được xem là sự luyện tập? - HS dựa vào kết quả hoạt động 1 trao đổi nhóm thống nhất ý kiến. ? Luyện tập thường xuyên có tác dụng gì? ? Nêu một số biện pháp tập luyện để có kết quả tốt? - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV bổ sung, đưa về những cơ sở khoa học cụ thể. - GV cho HS liên hệ với thực tế bản thân: Em đã lựa chọn cho mình một hình thức rèn luyện nào chưa? Hiệu quả như thế nào? - Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung |
- Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu thì biên độ co cơ giảm dần hoặc ngừng hẳn. 1. Nguyên nhân của sự mỏi cơ - Lượng O2 cung cấp cho cơ thiếu. - Năng lượng cung cấp ít. - Sản phẩm tạo ra là axit lactic tích tụ và đầu độc gây hiện tượng mỏi cơ. 2. Biện pháp chống mỏi cơ - Hít thở sâu. - Xoa bóp cơ, uống nước đường. - Cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý. III. Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ - Khi mỏi cơ cần nghỉ ngơi, thở sâu, kết hợp xoa bóp cơ sau khi hoạt động (chạy...) nên đi bộ từ từ đến khi bình thường. - Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức (khối lượng và nhịp co cơ thích hợp) đặc biệt tinh thần vui vẻ, thoải mái. |
- Thường xuyên lao động, tập TDTT để tăng sức chịu đựng của cơ. * Kết luận chung: SGK |
3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
? Thế nào là công của cơ? Làm thế nào để phân tích công của cơ?
? Cơ co phụ thuộc vào những yếu tố nào? Làm thế nào để cơ không bị mỏi, lao
động và học tập có hiệu quả?
? Những hoạt động nào được xem là sự luyện tập?
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc mục "Em có biết?"
- Kẻ bảng 11 trang 38 vào vở.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................