Giáo án Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án sinh học 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

 CHƯƠNG II: CHỦ ĐỀ VẬN ĐỘNG
Tiết 7
- Bài 7: BỘ XƯƠNG
Ngày soạn: 24/9/2020

Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú
29/ 9 /2020 4 8 HS Vắng:

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về Kiến thức :
- Trình bày được các phần chính của bộ xương và xác định được các xương chính
ngay trên cơ thể mình.
- Phân biệt được các loại xương, khớp.
- Biết được cấu tạo chung của 1 xương dài, từ đó giải thích được sự lớn lên và khả
năng chịu lực của xương
- Xác định được các thành phần hoá học của xương trên cơ sở đó trình bày được
các tính chất của xương.
- Biết được cấu tạo của tế bào cơ và bắp cơ
- Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự
co cơ.
- Chứng minh được cơ sinh ra công, công cơ được dùng vào lao động và di chuyển.
- Trình bày được nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng mỏi cơ.
- Biết được các thao tác cơ bản để xử lý khi gặp tình huống người gãy xương.
- Vận dụng sự hiểu biết vào giữ vệ sinh, rèn luyện thân thể, chống bệnh tật.
b) Về Kỹ năng:
* Kĩ năng bài học:
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá.
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, lắp đặt và tiến hành thí nghiệm.
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá.
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá.
- Thành thạo trong thao tác băng bó và cố định xương bị gãy.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá.
* Kỹ năng sống:
- Kỹ năng giải thích những vấn đề thực hiện như: Vì sao người ta thường cho trẻ ra
tắm nắng? Vì sao người ta thường nặn chân cho trẻ sơ sinh.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực.
- Kỹ năng hợp tác ứng xử giao tiếp trong khi thảo luận.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh,...để tìm
hiểu đặc điểm, cấu tạo, sự phát triển, thành phần hoá học và tính chất của xương.
- Kỹ năng giải thích những vấn đề thực hiện như: Vì sao người ta thường cho trẻ
ra tắm nắng? Vì sao người ta thường nặn chân cho trẻ sơ sinh.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực.
- Kỹ năng hợp tác ứng xử giao tiếp trong khi thảo luận.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh,...để tìm
hiểu đặc điểm, cấu tạo, sự phát triển, thành phần hoá học và tính chất của xương.
- Kỹ năng ứng phó với các tình huống bảo vệ bản thân hay tự sơ cứu, băng bó khi
bị gãy xương.
- Kỹ năng hợp tác trong thực hành
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm
phương pháp sơ cứu và băng bó cho người gãy xương.
c) Về Thái độ:
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
- Có ý thức bảo vệ bộ xương.
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
- Có ý thức bảo vệ bộ xương, liên hệ với thức ăn phù hợp với lứa tuổi.
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn. Bảo vệ hệ cơ.
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ rèn luyện hệ cơ.
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn, liên hệ thực tế.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ rèn luyện hệ vận động.

2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung:
+ Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức tư duy tổng hợp
- Năng lực chuyên biệt:
+ Quan sát tranh ảnh, sơ đồ so sánh, học tập tại thực địa...
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: - Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
II. Chuẩn bị của Gv và HS:
1. Chuẩn bị của Gv:
Tranh hình 7.1 - 7.4 SGK.
2. Chuẩn bị của HS:
Đọc trước bài ở nhà, ôn tập lại kiến thức về bộ xương của thỏ.
III. Chuỗi các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1 phút)
Sự vận động của cơ thể được thực hiện nhờ sự phối hợp hoạt động của hệ
cơ - xương. Nhiệm vụ của chương này là tìm hiểu cấu tạo và chức năng của xương
và cơ thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
* Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
? Lấy ví dụ về phản xạ và phân tích các thành phần của cung phản xạ?

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
* Hoạt động 1: (13 phút)
- GV: Mô tả lại cấu tạo bộ xương của thỏ?
- HS trả lời, GV cho lớp trao đổi chính xác
kiến thức.
? Bộ xương có vai trò gì?
- HS: Nghiên cứu thông tin SGK + quan sát
H.7.1 trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
- GV: Sọ và cột sống là trục của cơ thể.
I. Các thành phần chính của bộ
xươn
1. Vai trò của bộ xương:
- Tạo bộ khung giúp cơ thể có
hình dạng nhất định.
- Làm chổ bám cho cơ giúp vận
động cơ thể.

 

? GV: Bộ xương gồm mấy phần? Nêu đặc
điểm của mỗi phần?
- HS: Nghiên cứu thông tin SGK + quan sát
H.7.1 - 3 trả lời câu hỏi.
Đại diện 1 nhóm trình bày các nhóm khác theo
dõi, nhận xét, bổ sung.
- GV kiểm tra bằng cách gọi HS đứng lên xác
định trên cơ thể mình.
- GV cho HS quan sát đốt sống điển hình. Đặc
biệt là cấu tạo ống chứa tuỷ.
? Bộ xương thích nghi với dáng đứng thẳng
như thế nào? Xương tay, xương chân có đặc
điểm gì? ý nghĩa?
? Có mấy loại xương?
* Hoạt động 2: (8 phút)
? Dựa vào đâu để phân biệt các loại xương?
? Xác định các loại xương đó trên cơ thể?
Hs theo dõi thông tin SGK, trả lời, HS khác
bổ sung.
GV nhận xét, bổ sung, yêu cầu HS tự rút ra
kết luận.
* Hoạt động 3: (12 phút)
? Thế nào là khớp xương? Mô tả một khớp
động dựa vào khớp đầu gối?
- Tạo thành các khoang bảo vệ các
nội quan
2. Thành phần của bộ xương
* Bộ xương gồm:
- Xương đầu:
+ Xương sọ phát triển.
+ Xương mặt có lồi cằm.
- Xương thân:
+ Xương cột số gồm nhiều đốt
sống khớp lại có 4 chổ cong.
+ Xương lồng ngực gồm xương
sườn và xương ức.
- Xương chi:
+ Đai xương: đai vai và đai hông.
+ Các xương chi: Xương cánh,
ống, bàn, ngón tay; xương đùi,
ống, bàn, ngón chân.
II. Phân biệt các loại xương:
- Dựa vào cấu tạo hình dạng chia
làm 3 loại xương:
+ Xương dài: Hình ống.
+ Xương ngắn: Ngắn, nhỏ.
+ Xương dẹt: Hình bản, dẹp,
mỏng
III. Các khớp xương:
- Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa
các đầu xương.

 

? Khả năng cử động của các loại khớp như thế
nào?
- HS nghiên cứu thông tin SGK quan sát H.7.4
trao đổi nhóm thống nhất ý kiến.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
- GV bổ sung, kết luận:
GV: Trong cơ thể người loại khớp nào chiếm
nhiều hơn? Điều đó có ý nghĩa gì?
- HS trả lời được khớp động và khớp bán
động giúp cơ thể vận động và lao động một
cách linh hoạt.
Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung
- Các loại khớp:
+ Khớp động: Cử động dễ dàng,
hai đầu xương có sụn. Giữa là
dịch khớp. Ngoài là dây chằng.
+ Khớp bán động: Giữa hai đầu
xương có đĩa sụn để hạn chế cử
động.
+ Khớp không động: Các xương
gắn chặt bằng khớp răng cưa nên
không cử động được.
* Kết luận chung: SGK

3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút)
- Xác định các xương ở mỗi thành phần của bộ xương.
- Xác định các loại khớp xương
4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc mục: "Em có biết?"
- Chuẩn bị 2 xương đùi ếch.
IV. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Sinh học 8
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống