50 Bài tập Tính hiệu suất phản ứng (có đáp án)- Hoá học 8

Tải xuống 6 18.4 K 227

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Hoá học 8 :Bài tập Tính hiệu suất phản ứng. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Hoá học 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài tập Tính hiệu suất phản ứng. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Hoá học 8: Tính hiệu suất phản ứng 

A. Bài tập Tính hiệu suất phản ứng

I. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Người ta nung 15 g CaCO3 thu được 6,72 g CaO và một lượng khí CO2. Tính hiệu suất phản ứng.

 Hướng dẫn giải

 nCaCO3= 0,15 mol, nCaO = 0,12 mol

Phương trình phản ứng:

CaCO3 to  CaO + CO2

0,15          0,15               (mol)

Khối lượng CaO thu được theo lý thuyết là mlt = mCaO = 0,15. 56 = 8,4 g

Hiệu suất phản ứng là H = mttmlt.100%  6,728,4.100%  = 80%

Ví dụ 2: Trộn 5,4 g bột nhôm với bột lưu huỳnh dư. Cho hỗn hợp vào ống nghiệm và đun nóng để phản ứng xảy ra thu được 12,75 g Al2S3. Tính hiệu suất phản ứng?

Hướng dẫn giải

Có nAl = 0,2 mol

Phương trình hóa học:

 2Al + 3S  Al2S32                1 mol0,2             0,1 mol

 mAl2S3(lt)= 0,1.150 = 15 g

Hiệu suất phản ứng là: H =  mttmlt.100%=12,7515.100% = 85%

Ví dụ 3: Để điều chế 5,85 g NaCl thì cần bao nhiêu g Na và bao nhiêu lít Cl2 (đktc).

Biết H = 80%.

Hướng dẫn giải

Có nNaCl = 0,1 mol

Phương trình phản ứng là:

 2Na + Cl2 2NaCl 2             1                      mol0,1        0,05                    mol

Khối lượng Na và thể tích Cl2 theo lý thuyết là:

 mNa(lt) = 0,1.23 = 2,3 g, VCl2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

Khi có H = 80%, thì khối lượng của Na và thể tích của Cl2 là

mNa =  2,3.10080= 2,875 g,  VCl2 1,12.10080= 1,4 lít.

II. Bài tập tự luyện

Câu 1: Tính thể tích C2H4 (đktc) cần để điều chế được 13,8 gam rượu etylic. Biết hiệu suất phản ứng là 60%. Phản ứng theo sơ đồ: C2H4 + H2O → C2H5OH

A. 11,2 lít

B. 22,4 lít

C. 33,6 lít

D. 44,8 lít

Đáp án: Chọn A

nC2H5OH= 0,3 mol

Phương trình hóa học:

 C2H4 + H2O toC2H5OH1                                        1               mol0,3                       0,3 mol

Theo phương trình: nC2H4 = 0,3 mol

Do H = 60% nên  nC2H4(tt)0,3.10060  = 0,5 mol

 VC2H4(tt) = 0,5.22,4 = 11,2 lít

Câu 2: Chọn đáp án đúng:

Công thức tính hiệu suất là

A. H = mlt.mtt.100%

B. H = mlt.100%

C. H =mttmlt.100%

D. H=mltmtt.100%

Đáp án: Chọn C

Câu 3: Cho 13 gam Zn phản ứng với 8,96 (lít) clo thì thu được 30,6 gam ZnCl2. Tính hiệu suất của phản ứng?

A. 80%

B. 75%

C. 70%

D. 65%

Đáp án: Chọn B

nZn = 13 : 65 = 0,3 (mol)

= 8,96 : 22,4 = 0,4 (mol)

Zn + Cl2 → ZnCl2

Ta thấy:

 nZn1= 0,3 <  nCl21= 0,4 suy ra sau phản ứng Zn hết, Cl2 dư, nên ta sẽ tính theo Zn.

Suy ra số mol của ZnCl2 = 0,3 mol suy ra khối lượng ZnCl2 (lt) = 40,8 g

Vậy hiệu suất phản ứng là: H =  mttmlt.100%=30,640,8.100%= 75%

Câu 4: Cho phương trình phản ứng:

2KMnO4 to  K2MnO4 + MnO2 + O2

Nhiệt phân 15,8 g KMnO4, thu được V lít O2 (đktc), biết hiệu suất phản ứng 75%. Giá trị của V là

A. 0,84 lít

B. 0,12 lít

C. 0,36 lít

D. 1,79 lít

Đáp án: Chọn A

Số mol KMnO4 là 0,1 mol

 2KMnO4to K2MnO4+ MnO2+ O20,1                                            0,05    mol

Vì H = 75% suy ra số mol O2 thực tế là:  0,05.75100  = 0,0375 mol

Vậy giá trị của V là: V = 0,0375.22,4 = 0,84 lít

Câu 5: Cho 9,6g Cu tác dụng với oxi thu được 10,8g CuO. Hiệu suất phản ứng là

A. 60%

B. 70%

C. 80%

D. 90%

Đáp án: Chọn D

Số mol của Cu là: nCu = 0,15 mol

 2Cu + O2to 2CuO0,15              0,15     mol

Có mCuO(lt) = 0,15.80 = 12 g

Vậy hiệu suất là H =  = 90%

Câu 6: Nung nóng KNO3, chất này bị phân hủy tạo thành KNO2 và O2. Biết hiệu suất phản ứng H = 80%. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều chế 0,64 g O2.

A. 4,04 g

B. 5,05 g

C. 6,06 g

D. 7,07 g

Đáp án: Chọn B

Số mol O2 là 0,02 mol

 2KNO3to 2KNO2+ O20,04                             0,02  mol

Khối lượng KNO3 theo lý thuyết là: 0,04.101 = 4,04 g

Khối lượng KNO3 thực tế cần dùng là:  4,04.10080= 5,05 g

Câu 7: Chọn đáp án sai:

A. Công thức tính hiệu suất: H =mttmlt.100%

B. Công thức tính khối lượng chất tham gia khi biết hiệu suất là: mtt =  mlt.100H

C. Công thức tính khối lượng sản phẩm khi có hiệu suất: mtt = mlt.H100

D. Công thức tính khối lượng chất tham gia khi biết hiệu suất là: mtt = mlt.H.100

Đáp án: Chọn D

Câu 8: Cho phương trình phản ứng: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Biết rằng khi cho 8,4 g Mg tác dụng với dung dịch HCl thì thu được 23,275 g MgCl2. Tính hiệu suất phản ứng

A. 65%

B. 70%

C. 75%

D. 80%

Đáp án: Chọn B

Số mol của Mg là: nMg = 0,35 mol

 Mg + 2HCl  MgCl2+ H20,35                      0,35             mol

Khối lượng của MgCl2 (lt) là: 0,35.95 = 33,25 mol

Vậy hiệu suất phản ứng là: H = 23,27533,25.100%  = 70%.

Câu 9: Đốt cháy 3,2 g lưu huỳnh trong không khí thu được V lít khí SO2 ở đktc, biết hiệu suất phản ứng là 80%. Tính V

A. 1,792 lít

B. 1,972 lít

C. 2,224 lít

D. 2,242 lít

Đáp án: Chọn A

Ta có nS = 0,1 mol

S + O2  SO2

0,1         0,1       (mol)

Vì H = 80%, suy ra số mol của SO2 là  0,1.80% = 0,08 mol

Vậy thể tích của SO2 ở đktc là: V = 0,08.22,4 = 1,792 lít.

Câu 10: Khử 24 g CuO bằng khí hiđro ở nhiệt độ cao. Biết rắng hiệu suất phản ứng H = 80%. Số gam kim loại đồng thu được là

A. 30,72 g

B. 15,36 g

C. 24,08 g

D. 26.18 g

Đáp án: Chọn B

Ta có nCuO = 0,3 mol

Phương trình phản ứng:

 CuO + H2to Cu + H2O  0,3                0,3              mol

Suy ra mCu = 0,3.64 = 19,2 g

Vì H = 80% nên khối lượng Cu thu được là m = 19,2.80100  = 15,36 g.

Câu 11: Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều kiện là

A. 8 lít.                

B. 2 lít.                          

C. 4 lít.                          

D. 1 lít.

Câu 12: Nung nóng 12,8 gam Cu với khí chlorine dư. Xác định khối lượng muối CuCl2 thu được. Biết hiệu suất phản ứng là 83%.

Câu 13: Khi cho khí SO3 tác dụng với nước thu được dung dịch H2SO4. Tính lượng H2SO4 điều chế được khi cho 40 kg SO3 tác dụng với nước. Biết hiệu suất phản ứng là 95%.

B. Lý thuyết Tính hiệu suất phản ứng

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Viết phương trình phản ứng và cân bằng

- Bước 2: Tính theo phương trình khối lượng sản phẩm tạo thành (mlt)

- Bước 3: Dựa vào giả thiết tính khối lượng thực tế thu được (mtt)

- Bước 4: Tính hiệu suất

Công thức tính hiệu suất: H =  mttmlt.100%

Trong đó:

+ mtt là khối lượng thực tế (g)

+ mlt là khối lượng tính theo lí thuyết (g)

+ H là hiệu suất (%)

Công thức tính khối lượng chất tham gia khi có hiệu suất là: mtt = mlt.100H  (g)

Công thức tính khối lượng sản phẩm khi có hiệu suất: mtt = mlt.H100  (g)

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống