Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Hoá học 8 :Bài tậpPhân loại và gọi tên oxit Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Hoá học 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài tập lPhân loại và gọi tên oxit. Mời các bạn đón xem:
Bài tập Hoá học 9: Phân loại và gọi tên oxit
A. Bài tập Phân loại và gọi tên oxit
I. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho các oxit sau: SO2, CO2, P2O5. Hãy cho biết các oxit trên là oxit axit hay oxit bazơ và gọi tên các oxit đó.
Hướng dẫn giải
Các oxit SO2, CO2, P2O5 là oxit axit.
Gọi tên:
SO2: lưu huỳnh đioxit
CO2: cacbon đioxit
P2O5: điphotpho pentaoxit
Ví dụ 2: Cho các oxit bazơ sau: FeO, CuO, MgO. Hãy gọi tên các oxit bazơ đó.
Hướng dẫn giải
FeO: sắt(II) oxit
CuO: đồng(II) oxit
MgO: magie oxit
Ví dụ 3: Một hợp chất oxit của nhôm có thành phần về khối lượng nguyên tố Al so với oxi là 9 : 8. Tìm công thức hóa học của oxit và gọi tên.
Hướng dẫn giải
Gọi công thức hóa học của oxit nhôm cần tìm là Al2Ox
Giả sử có 1 mol Al2Ox, suy ra:
Khối lượng của nhôm trong hợp chất là: 27.2 = 54 gam.
Khối lượng của O trong hợp chất là: 16.x gam
Ta có: mAl : mO = 9 : 8 hay suy ra x = 3
Vậy công thức của oxit là: Al2O3, có tên gọi là: nhôm oxit
II. Bài tập tự luyện
Câu 1: Tên gọi của SO3 là
A. lưu huỳnh trioxit
B. lưu huỳnh đioxit
C. lưu huỳnh oxit
D. lưu huỳnh pentaoxit
Đáp án: Chọn A
Câu 2: Cách gọi tên nào sau đây đúng
A. P2O5: photpho oxit
B. CO2: cacbon(II) oxit
C. Fe2O3: sắt oxit
D. K2O: kali oxit
Đáp án: Chọn D
Câu 3: Tiền tố của chỉ số nguyên tử phi kim bằng 4 gọi là
A. đi
B. tri
C. penta
D. tetra
Đáp án: Chọn D
Câu 4: Trong các công thức hóa học sau, đâu là công thức hóa học của oxit axit
A. FeO
B. CuO
C. N2O5
D. MgO
Đáp án: Chọn C
Câu 5: Tên gọi của MgO là
A. magie oxit
B. magie(II) oxit
C. magie trioxit
D. magie pentaoxit
Đáp án: Chọn A
Câu 6: Oxi hóa 5,6 gam Fe, thu được 8g oxit sắt. Tìm công thức hóa học của oxit sắt và gọi tên
A. FeO: sắt(III) oxit
B. Fe2O3: sắt(III) oxit
C. Fe3O4: sắt(II) oxit
D. Fe2O3: sắt oxit
Đáp án: Chọn B
Có nFe = 0,1 mol
2xFe + yO2 → 2FexOy
0,1 → (mol)
Có .(56x + 16y) = 8 g
Suy ra: 2,4x = 1,6y nên suy ra x = 2, y = 3
Vậy công thức hóa học của oxit sắt là Fe2O3 và có tên gọi là sắt(III) oxit.
Câu 7: Cho dãy các công thức hóa học sau, dãy có công thức của oxit là
A. CaO, C2H6O, ZnO, CO2
B. CaO, CO2, MgO, ZnO
C. C2H6O, SO2, H2O, Al2O3
D. Fe2O3, CH3OH, MgO, SO3
Đáp án: Chọn B
Câu 8: Cách đọc tên nào sau đây sai:
A. ZnO: kẽm oxit
B. N2O5: đinitơ pentaoxit
C. BaO: bari oxit
D. Fe2O3: sắt oxit
Đáp án: Chọn D
Câu 9: Trong các công thức sau, đâu là công thức đúng của oxit bazơ
A. SO3
B. CO2
C. P2O5
D. CuO
Đáp án: Chọn D
Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(1) Phân loại oxit gồm oxit axit và oxit bazơ.
(2) Tiền tố của chỉ số nguyên tử phi kim bằng 2 gọi là tri.
(3) Cách gọi tên của CO2: Cacbon đioxit
(4) Oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Công thức tổng quát: MxOy.
Số phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3), (4)
C. (2), (4)
D. (1), (3), (4)
Đáp án: Chọn D
B. Lý thuyết Phân loại và gọi tên oxit
a. Định nghĩa: oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Công thức tổng quát: MxOy
Trong đó: Kí hiệu của oxi là O kèm theo chỉ số y
Kí hiệu của một nguyên tố khác là M (có hóa trị n) kèm theo chỉ số x
Theo quy tắc về hóa trị: II.y = n.x
b. Phân loại: oxit gồm 2 loại: oxit axit và oxit bazơ
- Oxit axit thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit.
Ví dụ: CO2 có axit tương ứng là H2CO3
- Oxit bazơ: thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ
Ví dụ: Na2O tương ứng với bazơ NaOH
c. Cách gọi tên
- Cách gọi chung: tên oxit = tên nguyên tố + oxit
- Với kim loại nhiều hóa trị: tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị) + oxit
- Với phi kim nhiều hóa trị: tên oxit axit = tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ nguyên tử oxi)
Các tiền tố: mono nghĩa là 1, đi là 2, tri là 3, tetra là 4, penta là 5.