50 Bài tập Thủy phân chất béo (có đấp ns)- Hoá học 9

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Hoá học 9 :Bài tập Thủy phân chất béo. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Hoá học 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài tập Thủy phân chất béo. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Hoá học 9: Thủy phân chất béo 

A. Bài tập Thủy phân chất béo

I. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Để thủy phân hoàn toàn 8,58 kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2 kg NaOH, thu được 0,368 kg glixerol và m kg hỗn hợp muối của các axit béo. Khối lượng xà phòng bánh thu được là bao nhiêu? Biết muối của các axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng.

A. 15,69kg.        

B. 20kg.                

C. 17kg.           

D. 18kg.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng ĐLBTKL:

maxit béo + mNaOH = mglixerol + mmuối của axit béo

8,58  + 1,2 = 0,368 + mmuối của axit béo

mmuối của axit béo = 9,412 (kg)

Do muối của axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng:

xà phòng = 9,412 : 0,6 = 15,69 (kg)

Đáp án A

Ví dụ 2: Đun nóng 4,45 gam chất béo C17H35COO3C3H5 với dung dịch NaOH. Khối lượng glixerol thu được là: 

A. 0,46 gam.

B. 1,2 gam.

C. 0,75 gam.

D. 2 gam.

Hướng dẫn giải:

nchất béo 4,45890=5.10-3 mol

C17H35COO3C3H5 + 3NaOH to3 C17H35COONa + C3H5(OH)3

 5.10-3                                                                            5.10-3     mol

Khối lượng glixerol thu được là 5.10-3. 92 = 0,46 gam

Đáp án A    

Ví dụ 3: Cho 0,1 mol tristearin C17H35COO3C3H5 tác dụng hoàn toàn với H2O dư, đun nóng, có xúc tác H2SO4 thu được m gam glixerol. Giá trị của m là

A. 4,6.

B. 9,2.

C. 14,4.

D. 27,6.

Hướng dẫn giải:

C17H35COO3C3H5 3Hto,axit 3C17H35COOH + C3H5(OH)3

 0,1                                                                                   0,1 mol

Khối lượng glixerol thu được là 0,1. 92 = 9,2 gam

Đáp án B

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được

A. etanol và muối của axit béo.

B. glixerol và axit béo.

C. glixerol và muối của axit béo.

D. glixerol và dung dịch kiềm.

Hướng dẫn giải:

(RCOO)3C3H+ 3NaOH to3RCOONa + C3H5(OH)3.

Khi đun chất béo với dung dịch kiềm, chất béo bị thủy phân tạo ra muối của các axit béo và glixerol. 

Đáp án C

Câu 2: Khi cho một ít mỡ lợn (sau khi rán, giả sử là tristearin) vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, sau đó đun nóng và khuấy đều hỗn hợp một thời gian. Khi đó quan sát được hiện tượng nào sau đây?

A. Miếng mỡ nổi; sau đó tan dần.

B. Miếng mỡ nổi; không thay đổi gì trong quá trình đun nóng và khuấy.

C. Miếng mỡ chìm xuống; sau đó tan dần.

D. Miếng mỡ chìm xuống; không tan.

Hướng dẫn giải:

Đầu tiên miếng mỡ nổi do mỡ không tan trong nước và nhẹ hơn nước. 

Sau khi đun nóng và khuấy đều hỗn hợp một thời gian thì có phản ứng xảy ra, sản phẩm tạo thành tan được trong nước nên thu được dung dịch đồng nhất.

Đáp án A

Câu 3: Cho m gam tristearin C17H35COO3C3H5 tác dụng hoàn toàn với H2O dư, đun nóng, có xúc tác H2SO4 thu được 2,76 gam glixerol. Giá trị của m là

A. 22,5.

B. 26,7.

C. 27,6.

D. 92.

Hướng dẫn giải:

C17H35COO3C3H5 3Hto,axit 3C17H35COOH + C3H5(OH)3

 0,03                                                                                   0,03 mol

Khối lượng tristearin thu được là 0,03. 890 = 26,7 gam

Đáp án B

Câu 4: Tính lượng triolein (C17H33COO)3C3H5 cần để điều chế 5,52 kg glixerol? Biết hiệu suất của phản ứng là 80%.

A. 45 kg.

B. 48,2 kg.

C. 66,3 kg.

D. 66,47 kg.

Hướng dẫn giải:

ntriolein = nglixerol = 0,06 kmol

Suy ra khối lượng triolein là 0,06.884 = 53,04 kg

Do hiệu suất của phản ứng là 80% nên khối lượng triolein thực tế là

53,04 : 0,8 = 66,3 kg

Đáp án C

Câu 5: Thủy phân hoàn toàn 17 gam chất béo cần dùng vừa đủ 0,06 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối là

A. 15 gam.

B. 16,5 gam.

C. 17,4 gam.

D. 17,56 gam.

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng:

(RCOO)3C3H+ 3NaOH to3RCOONa + C3H5(OH)3.

                              0,06                                           0,02      mol

Bảo toàn khối lượng ta có:

maxit béo + mNaOH = mglixerol + mmuối của axit béo

17 + 0,06. 40 = 0,02.92 + mmuối của axit béo

mmuối của axit béo = 17,56 (g)

Đáp án D

Câu 6: Thủy phân hoàn toàn 8,58 kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2 kg NaOH. Sản phẩm thu được gồm 0,92 kg glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Khối lượng của hỗn hợp các muối thu được là 

A. 9,72 kg.

B. 8,86 kg.

C. 5,96 kg.

D. 5 kg.

Hướng dẫn giải:

Áp dụng ĐLBTKL:

maxit béo + mNaOH = mglixerol + mmuối của axit béo

8,58 + 1,2       = 0,92 + mmuối của axit béo

mmuối của axit béo = 8,86 (kg)

Đáp án B

Câu 7: Đun nóng 6,5 tấn một chất béo có dạng C17H35COO3C3H5 với lượng dung dịch NaOH dư. Khối lượng xà phòng chứa 83% muối C17H35COONa thu được là

A. 8,1 tấn.

B. 8,9 tấn.

C. 7 tấn.

D. 7,1 tấn.

Hướng dẫn giải:

nchất béo 6,5.1068907303,37mol

C17H35COO3C3H5 + 3NaOH to3 C17H35COONa + C3H5(OH)3

Theo phương trình hóa học:

nC17H35COONa=3nchất béo21910,11 mol

mC17H35COONa21910,11.3066704493,66g6,7tấn

mxà phòng = 6,7 :0,838,1 tấn

Đáp án A

Câu 8: Một loại chất béo có khối lượng trung bình Mtb =880 đvC. Từ 88 kg chất béo tác dụng với NaOH dư sẽ điều chế được bao nhiêu kg xà phòng có 10% chất phụ gia.

A. 50,45 kg.

B. 90,8 kg.

C. 100,89 kg.

D. 150,56 kg.

Hướng dẫn giải:

nchất béo = 100 mol

(RCOO)3C3H+ 3NaOH to3RCOONa + C3H5(OH)3

100                        300                                        100      mol

Bảo toàn khối lượng ta có:

maxit béo + mNaOH = mglixerol + mmuối của axit béo

88      + 300.10-3.40  = 100.10-3.92  + mmuối của axit béo

mmuối của axit béo = 90,8 (kg)

Do xà phòng có 10% phụ gia nên khối lượng xà phòng cần tìm là

90,8 : 0,9 = 100,89 kg

Đáp án C

Câu 9: Đun nóng chất béo cần vừa đủ 2 lít dung dịch NaOH x M. Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 184 g glixerol. Giá trị của x là

A. 3.                     

B. 4.                      

C. 5.                      

D. 6.

Hướng dẫn giải:

nNaOH = 3.nglixerol = 3.2= 6 mol

=> CM = x = 6 : 2 = 3 M

Đáp án A

Câu 10: Xà phòng hoá hoàn toàn m gam chất béo cần vừa đủ 0,03 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 9,18 gam xà phòng. Giá trị của m là

A. 2,97 gam.

B. 4,45 gam.

C. 8,9 gam.

D. 17,8 gam.

Hướng dẫn giải:

nNaOH = 3 nglixerol => n glixerol = 0,01 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

chất béo + m NaOH = m xà phòng + m glixerol

=> m chất béo = m xà phòng + m glixerol - m NaOH  = 9,18 + 0,01. 92 - 0,03.40 = 8,9 gam

Đáp án C

B. Lý thuyết Thủy phân chất béo

- Đun nóng chất béo với nước, có axit làm xúc tác, chất béo tác dụng với nước tạo ra glixerol và các axit béo:

(RCOO)3C3H5  +  3Hto,axit 3RCOOH  +  C3H5(OH)3

 Chất béo                                      Axit béo               Glixerol

Phản ứng trên gọi là phản ứng thủy phân.

- Khi đun chất béo với dung dịch kiềm, chất béo bị thủy phân tạo ra muối của các axit béo và glixerol. 

(RCOO)3C3H+ 3NaOH to3RCOONa + C3H5(OH)3.

Phản ứng này còn được gọi là phản ứng xà phòng hóa hay phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

- Lưu ý khi làm bài tập:

+ Trong phản ứng thủy phân chất béo, ta luôn có: nchất béo p/ư = nglixerol sinh ra.

+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mtrước = msau

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống