50 Bài tập tổng hợp về Benzen (có đáp án)- Hoá học 9

Tải xuống 6 1.9 K 16

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Hoá học 9 : Bài tập tổng hợp về Benzen. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Hoá học 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài tập tổng hợp về Benzen. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Hoá học 9: Bài tập tổng hợp về Benzen 

A. Bài tập tự luyện

Câu 1: Tính chất vật lý nào sau đây không phải là của benzen?

A. Tan trong nước

B. Hòa tan nhiều chất như dầu ăn, cao su, iot,..

C. Nhẹ hơn nước  

D. Là chất lỏng ở nhiệt độ phòng

Câu 2: Hình ảnh dưới đây là mô hình phân tử chất nào?

Bài tập tổng hợp về Benzen và cách giải (ảnh 1)

A. C2H4               

B. CH4                 

C. C2H2                         

D. C6H6

Câu 3: Trong phân tử benzene có

A. 6 liên kết đơn, 3 liên kết đôi

B. 12 liên kết đơn, 3 liên kết đôi

C. 9 liên kết đơn, 3 liên kết đôi

D. 9 liên kết đơn, 6 liên kết đôi

Câu 4: Dựa vào mô hình phân tử benzen, cho biết điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Các nguyên tử cacbon liên kết với nhau thành vòng sáu cạnh đều

B. Giữa các nguyên tử cacbon có 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn

C. Mỗi nguyên tử cacbon đều có hóa trị IV

D. Các nguyên tử hiđro không cùng nằm trên một mặt phẳng với các nguyên tử cacbon

Câu 5: Cấu tạo đặc biệt của phân tử benzen là

A. Phân tử có vòng 6 cạnh       

B. Phân tử có ba liên kết đôi

C. Phân tử có vòng 6 cạnh chứa ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn                    

D. Phân tử có vòng 6 cạnh chứa liên kết đôi và liên kết đơn

Câu 6: Phân tử nào sau đây có cấu tạo mạch vòng sáu cạnh đều, ba liên kết đơn đôi xen kẽ nhau?

A. axetilen                              

B. propan

C. benzen                                         

D. xiclohexan

Câu 7: Phản ứng đặc trưng của benzen là

A. Phản ứng cháy           

B. Phản ứng cộng

C. Phản ứng thế             

D. Phản ứng trùng hợp

Câu 8: Hỗn hợp C6H6 và Cl2 có tỉ lệ mol 1:1,5. Trong điều kiện có xúc tác bột Fe, t0, hiệu suất 100%. Sau phản ứng thu được chất gì? Bao nhiêu mol?

A. 1 mol C6H5Cl; 1 mol HCl; 1 mol C6H4Cl2                  

B. 1,5 mol C6H5Cl; 1,5 mol HCl; 0,5 mol C6H4Cl2

C. 1 mol C6H5Cl; 1,5 mol HCl; 0,5 mol C6H4Cl2

D. 0,5 mol C6H5Cl; 1,5 mol HCl; 0,5 mol C6H4Cl2

Câu 9: Hợp chất hữu cơ X có số nguyên tử hidro bằng số nguyên tử cacbon. X tham gia phản ứng thế brom, không tham gia phản ứng cộng brom. Hợp chất X là

A. metan

B. etilen                                  

C. axetilen                     

D. benzen

Câu 10: Hợp chất nào sau đây vừa tham gia phản ứng cộng vừa tham gia phản ứng thế?

A. etan

B. axetilen

C. benzen                                         

D. metan

Câu 11: Benzen phản ứng được với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
A. Cl2, N2, H2

B. H2, Cl2, HNO3 đặc

C. Dung dịch brom, Cl2, F2                                                                        

D. KMnO4, O2, CH3OH

Câu 12: Hiđrocacbon nào sau đây khi đốt cháy cùng số mol trong không khí tạo thành muội than nhiều nhất?
A. C6H6      

B. CH4                 

C. C2H4                        

D. C2H6

Câu 13: Trong các phản ứng sau, phản ứng hóa học đúng là
A. C6H6 + Br → C6H5Br + H

B. C6H6 + Br2 → C6H5Br + HBr

C. C6H6 + Br2 → C6H6Br2

D. C6H6 + 2Br → C6H5Br + HBr

Câu 14: Để chứng minh phản ứng của benzen với brom là phản ứng thế, người ta dùng
A. Dung dịch H2SO4

B. Phenolphtalein 

C. Dung dịch NaOH                  

D. Giấy quỳ tím ẩm

Câu 15: Lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột Fe) với hiệu suất phản ứng đạt 80% là
A. 14 gam  

B. 16 gam

C. 18 gam                                

D. 20 gam

Câu 16: Cho 100 ml benzene (d = 0,879 g/ml) tác dụng với một lượng vừa đủ brom khan (xúc tác bột sắt, đun nóng) thu được 80 ml brombenzen (d = 1,495 g/ml). Hiệu suất brom hóa đạt là.
A. 67,6%

B. 73,49%                     

C. 85,3%                       

D. 65,35%

Câu 17: Cho benzene vào một lọ đựng Cl2 dư rồi đưa ra ánh sang. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,82 kg chất sản phẩm C6H6Cl6. Tên của sản phẩm và khối lượng benzene tham gia phản ứng là
A. clobenzen; 1,56 kg

B. hexacloxiclohexan; 1,65 kg 

C. hexacloran; 1,56 kg

D. hexaclobenzen, 6,15 kg

Câu 18: Phản ứng nào sau đây không xảy ra
A. benzene + Cl2 (ánh sang)

B. benzene + H2 (Ni, p, t0)

C. benzene + Br2 (dung dịch)    

D. benzene + HNO3 đặc/H2SO4 đặc

Câu 19: Cho benzene + Cl2 (ánh sáng) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là
A. C6H5Cl

B. C6H4Cl2

C. C6H6Cl6

D. C6H5Cl2

Câu 20: Phản ứng chứng minh tính chất no, không no của benzene lần lượt là
A. Thế, cộng

B. Cộng, nitro hóa          

C. Cháy, cộng               

D. Cộng, brom hóa

Câu 21: Tính chất nào không phải của benzen

A. Tác dụng với Br2 (t0, Fe)

B. Tác dụng với HNO3 đặc/H2SO4 đặc

C. Tác dụng với dung dịch KMnO4

D. Tác dụng với Cl2 (ánh sáng)

Câu 22: Ứng dụng nào benzene không có?

A. Làm dung môi

B. Tổng hợp monome

C. Làm thuốc nổ

D. Dùng trực tiếp làm dược phẩm

Câu 23: Cho các công thức           

Bài tập tổng hợp về Benzen và cách giải (ảnh 1)

Cấu tạo nào là của benzene?

A. (1) và (2)

B. (1) và (3)

C. (2) và (3)

D. (1), (2) và (3)

Câu 24: Công thức hóa học của benzen là:

A. C6H6                         

B. C6H5                         

C. C4H6                         

D. C2H6

Câu 25: Khẳng định nào sau đây về bezen không chính xác?

A. Benzen là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước

B. Benzen không tham gia phản ứng cộng với brom nhưng lại có phản ứng cộng với hiđro

C. Công thức cấu tạo của bezen có chứa 1 vòng 6 cạnh, 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn

D. Benzen là chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước, nặng hơn nước

ĐÁP ÁN

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

D

B

D

C

C

C

D

D

C

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

B

A

B

D

C

A

C

C

C

A

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Câu 25

 

C

D

D

A

D

 

B. Lý thuyết Bài tập tổng hợp về Benzen

Để làm được các bài tập về benzen học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản sau:

1. Tính chất vật lý

- Benzen là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước, hoà tan nhiều chất như: dầu ăn, nến, cao su. Benzen độc.

2. Cấu tạo phân tử

- Sáu nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành vòng sáu cạnh đều , có ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn.

- Công thức phân tử: C6H6.

3. Tính chất hóa học

a) Tác dụng với oxi (phản ứng cháy)

2C6H6 + 15O2 t° 12CO2 + 6H2O

b) Benzen có phản ứng thế với brom khi mặt bột sắt

C6H6  + Br2  Fe,  t° C6H5Br + HBr

c) Phản ứng cộng

C6H6 + 3H2 Ni,  t° C6H12

Phản ứng cộng xảy ra khó hơn etilen và axetilen.

4. Ứng dụng

- Benzen là nguyên liệu sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, dược phẩm,...

- Benzen được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống