Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Hoá học 9 : Bài tập về Cách nhận biết, phân biệt các hiđrocacbon. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Hoá học 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài tập về Cách nhận biết, phân biệt các hiđrocacbon. Mời các bạn đón xem:
Bài tập Hoá học 9: Cách nhận biết, phân biệt các hiđrocacbon
A. Bài tập Cách nhận biết, phân biệt các hiđrocacbon
I. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các khí etan, etilen và axetilen, chứa trong các bình mất nhãn.
Hướng dẫn giải:
- Dẫn từng khí qua ống nghiệm đựng AgNO3/NH3, nếu có kết tủa vàng → khí là axetilen:
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg ≡ CAg + 2NH4NO3
- Hai khí còn lại lần lượt dẫn qua ống nghiệm đựng dung dịch brom → khí làm mất màu dung dịch brom là etilen, khí không làm mất màu dung dịch brom là etan.
CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br
Ví dụ 2: Dùng phương pháp hóa học phân biệt các khí không màu sau: SO2, C2H4, C2H6 chứa trong bình mất nhãn.
Hướng dẫn giải:
- Dùng dung dịch Ca(OH)2 nhận ra SO2
SO2 phản ứng với Ca(OH)2 tạo kết tủa trắng
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
→ còn lại C2H4, C2H6
- Dùng dung dịch Br2 nhận ra C2H4
C2H4 làm mất màu dung dịch Br2; còn C2H6 thì không.
Ví dụ 3: Có 2 lọ hóa chất mất nhãn đựng 2 khí không màu là metan và etilen. Trình bày phương pháp hóa học nhận ra mỗi chất trong từng lọ hóa chất trên.
Lời giải chi tiết
- Dùng thuốc thử duy nhất: dung dịch Br2
- Sục từ từ từng khí trên vào dung dịch Br2
- Hiện tượng:
+ Không làm mất màu Br2: metan
+ Làm mất màu Br2: etilen
- Phản ứng hóa học
II. Bài tập tự luyện
Câu 1: Etilen có lẫn các tạp chất SO2, CO2, hơi nước. Có thể loại bỏ tạp chất bằng cách nào dưới đây?
A. Dẫn hỗn hợp đi qua bình đựng dung dịch brom dư.
B. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch natri clorua dư.
C. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch NaOH dư và bình đựng CaO.
D. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch brom dư và bình đựng dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 2: Dùng dung dịch brom phân biệt được chất nào sau đây?
A. butan và xiclobutan.
B. buta-1,3-đien và buta-1,2-đien.
C. isopentan và isopren.
D. but-1-en và but-2-en.
Câu 3: Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt but-1-in và but-2-in?
A. dung dịch KMnO4.
B. dung dịch Br2 dư.
C. dung dịch AgNO3/NH3.
D. dung dịch HCl dư.
Câu 4: Muốn loại SO2 khỏi hỗn hợp SO2 và C2H2 ta dùng:
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch Brom.
C. Nước.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 5: Có các chất sau: C2H2; C2H4; C2H6. Chất dùng để nhận biết ra axetilen là:
A. dung dịch Br2.
B. dung dịch KMnO4.
C. dung dịch AgNO3/NH3.
D. H2.
Câu 6: Để làm sạch metan có lẫn etilen ta cho hổn hợp qua:
A. khí hiđro có Ni ,to.
B. dung dịch Brom.
C. dung dịchAgNO3/NH3.
D. khí hiđro clorua.
Câu 7: Để thu được CH4 tinh khiết từ hỗn hợp CH4 và CO2, ta dẫn hỗn hợp khí qua
A. dung dịch H2SO4 đặc dư.
B. dung dịch Ca(OH)2 dư.
C. dung dịch nước brom dư.
D. dung dịch muối ăn dư.
Câu 8: Cặp chất đều làm mất màu dung dịch nước brom là
A. CH4; C2H4.
B. C2H4; C6H6.
C. C2H2; C2H4.
D. C6H6; CH4.
Câu 9: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây?
A. dung dịch brom dư.
B. dung dịch KMnO4 dư.
C. dung dịch AgNO3/NH3.
D. dung dịch HCl.
Câu 10: Để phân biệt ba chất khí: metan, etilen và cacbonic, ta dùng thí nghiệm nào?
I. Thí nghiệm 1 dùng dung dịch Br2 và thí nghiệm 2 dùng nước vôi trong.
II. Thí nghiệm 1 dùng dung dịch KMnO4 và thí nghiệm 2 dùng phản ứng cháy
III. Thí nghiệm 1 dùng H2 và thí nghiệm 2 dùng nước vôi trong
A. I, II.
B. I, III.
C. II, III.
D. I, II, III.
ĐÁP ÁN
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
C |
C |
C |
A |
C |
B |
B |
C |
C |
A |
B. Lý thuyết Cách nhận biết, phân biệt các hiđrocacbon
Các hiđrocacbon không no có khả năng làm mất màu dung dịch brom
- Phương pháp làm bài:
+ Thiết lập sơ đồ cho bài tập nhận biết.
+ Dựa vào sơ đồ, dấu hiệu suy ra chất
+ Trình bày bài tập nhận biết theo 4 bước làm bài
- Cách trình bày bài tập nhận biết
+ Bước 1: Trích mẫu thử (trừ trường hợp nhận biết khí có thể bỏ qua bước này)
+ Bước 2: Chọn thuốc thử để nhận biết (Tùy theo hóa chất đề bài cho: thuốc thử không giới hạn, thuốc thử có giới hạn hoặc không dùng thuốc thử)
+ Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu thử, mô tả hiện tượng. Rút ra kết luận về chất
+ Bước 4: Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra để chứng minh.