20 câu Trắc nghiệm Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn (Chân trời sáng tạo 2024) có đáp án – Toán lớp 10

Tải xuống 38 2.8 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 10 Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Toán 10.

Trắc nghiệm Toán 10 Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

I. Nhận biết

Câu 1. Điểm O(0; 0) thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình nào sau đây?

A. x+3y6<02x+y+4<0;

B.  x+3y6>02x+y+4>0;

C. x+3y6>02x+y+4<0;

D. x+3y6<02x+y+4>0.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có: 0+3.06=6<02.0+0+4=4>0 nên cặp số O(0; 0) thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình của hệ x+3y6<02x+y+4>0.

Do đó điểm O(0; 0) thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình x+3y6<02x+y+4>0.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 2. Cho hệ bất phương trình x>02x32y104x3y20. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền không kể bờ x = 0;

B. Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền kể bờ 2x32y1=0;

C. Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền kể cả bờ 4x – 3y – 2 = 0;

D. Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền chứa gốc toạ độ.

Đáp án: D

Giải thích:

Xét hệ bất phương trình x>02x32y104x3y20.

+ Khi đó biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền:

• Không kể bờ x = 0;

• Có kể bờ 2x – ..32..y – 1 = 0;

• Có kể bờ 4x – 3y – 2 = 0.

+ Xét điểm O(0; 0) ta có hoành độ của điểm O không thỏa mãn x > 0 nên miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền không chứa gốc toạ độ.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 3. Hệ bất phương trình nào dưới đây là hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn:

A.  x+y1<02x+y>0;

B. xy=02x+y4=0;

C. x03x2+2y1<0; 

D. x+y1x+2y31>0.  

Đáp án: A

Giải thích:

• Xét phương án A: x+y1<02x+y>0

Hệ bất phương trình trên có hai bất phương trình x + y – 1 < 0 và 2x + y > 0 đều là bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

• Xét phương án B: xy=02x+y4=0

Hệ trên là hệ phương trình bậc nhất hai ẩn không phải là hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

• Xét phương án C: x03x2+2y1<0

Hệ bất phương trình trên có bất phương trình 3x2 + 2y – 1 < 0 chứa x2 nên không phải là hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

• Xét phương án D: x+y1x+2y31>0

Hệ bất phương trình trên có bất phương trình x + 2y3 – 1 > 0 chứa y3 nên không phải là hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 4. Hệ bất phương trình x>0x+3y+1>0 có miền nghiệm không chứa điểm nào sau đây?

A. A(–1; 2);

B. B2;0;

C. C1;3;

D. D3;0.

Đáp án: A

Giải thích:

Hệ bất phương trình x>0x+3y+1>0 có bất phương trình x > 0.

Mà điểm A(–1; 2) có x = –1 < 0 nên miền nghiệm của hệ bất phương trình không chứa điểm A(–1; 2).

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 5. Cho hệ bất phương trình xy>0x3y+3<0x+y5>0. Điểm nào sau đây thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho:

A. A(–2; 2);

B. B(5; 3);

C. C(1; –1);

D. O(0; 0).

Đáp án: B

Giải thích:

Cách 1: Xét từng phương án.

• Xét điểm A(–2; 2):

Ta có: 22=4<023.2+3=5<02+25=5<0

Do đó cặp số (–2; 2) không thỏa mãn đồng thời ba bất phương trình của hệ đã cho.

Vậy điểm A(–2; 2) không thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

• Xét điểm B(5; 3):

Ta có: 53=2>053.3+3=1<05+35=3>0

Do đó cặp số (5; 3) thỏa mãn đồng thời ba bất phương trình của hệ đã cho.

Vậy điểm B(5; 3) thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

Đến đây ta có thể chọn phương án B.

• Xét điểm C(1; –1):

Ta có: 11=2>013.1+3=7>01+15=5<0

Do đó cặp số (1; –1) không thỏa mãn đồng thời ba bất phương trình của hệ đã cho.

Vậy điểm C(1; –1) không thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

• Xét điểm O(0; 0):

Ta có: 00=003.0+3=3>00+05=5<0

Do đó cặp số (0; 0) không thỏa mãn đồng thời ba bất phương trình của hệ đã cho.

Vậy điểm O(0; 0) không thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

Ta chọn phương án B.

Cách 2:

• Ta thấy hệ có bất phương trình x – y > 0 nên ta có x > y.

Do đó điểm thuộc miền nghiệm của hệ phải thỏa mãn hoành độ lớn hơn tung độ.

Khi đó ta loại phương án A và D.

• Hệ có bất phương trình x + y – 5 > 0 nên x + y > 5.

Do đó điểm thuộc miền nghiệm của hệ phải thỏa mãn tổng hoành độ và tung độ lớn hơn 5. Ta loại phương án C.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 6. Trong các cặp số (x; y) sau, cặp số không là nghiệm của hệ bất phương trình x+y202x3y+2>0 là:

A. (–1; –1);

B. (1; 1);

C. (–1; 1);

D. (0; 0).

Đáp án: C

Giải thích:

• Xét điểm (–1; –1):

Ta có: 1+12=402.13.1+2=3>0

Do đó cặp số (–1; –1) thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình của hệ đã cho.

Vậy cặp số (–1; –1) là nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

• Xét điểm (1; 1):

Ta có: 1+12=002.13.1+2=1>0

Do đó cặp số (1; 1) thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình của hệ đã cho.

Vậy cặp số (1; 1) là nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

• Xét điểm (–1; 1):

Ta có: 1+12=202.13.1+2=3<0

Do đó cặp số (–1; 1) không thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình của hệ đã cho.

Vậy cặp số (–1; 1) là không nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

• Xét điểm (0; 0):

Ta có: 0+02=202.03.0+2=2>0

Do đó cặp số (0; 0) thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình của hệ đã cho.

Vậy cặp số (0; 0) là nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

Ta chọn phương án C.

Câu 7. Miền nghiệm của hệ bất phương trình x+y20x+2y+10là miền chứa điểm nào sau đây?

A. M(0; 1);

B. N(8; –5);

C. P(1; 2);

D. Q(–2; 0).

Đáp án: B

Giải thích:

• Xét điểm M(0; 1):

Ta có: 0+12=1<00+2.1+1=3>0

Do đó cặp số (0; 1) không thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình của hệ đã cho.

Vậy miền nghiệm của hệ bất phương trình không chứa điểm M(0; 1).

• Xét điểm N(8; –5):

Ta có: 8+52=108+2.5+1=10

Do đó cặp số (8; –5) thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình của hệ đã cho.

Vậy miền nghiệm của hệ bất phương trình chứa điểm N(8; –5).

• Xét điểm P(1; 2):

Ta có: 1+22=101+2.2+1=6>0

Do đó cặp số (1; 2) không thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình của hệ đã cho.

Vậy miền nghiệm của hệ bất phương trình không chứa điểm P(1; 2).

• Xét điểm Q(–2; 0):

Ta có: 2+02=4<02+2.0+1=10

Do đó cặp số (–2; 0) không thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình của hệ đã cho.

Vậy miền nghiệm của hệ bất phương trình không chứa điểm Q(–2; 0).

Ta chọn phương án B.

II. Thông hiểu

Câu 1. Cho hệ bất phương trình 3x+2y<1        1x+23y<1    2.  Gọi S1 là miền nghiệm của bất phương trình (1), S2 là miền nghiệm của bất phương trình (2).

Cho các phát biểu sau:

(I) Miền nghiệm của hệ bất phương trình là S1;

(II) Miền nghiệm của hệ bất phương trình là S2;

(III) Hai bất phương trình của hệ có cùng miền nghiệm.

Số phát biểu đúng là:

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Đáp án: B

Giải thích: Ta có 3x+2y<1        1x+23y<1    23x+2y1<03x+2y3<0

Biểu diễn miền nghiệm của hệ 3x+2y1<03x+2y3<0 trên mặt phẳng Oxy.

• Miền nghiệm của bất phương trình 3x + 2y – 1 < 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d1: 3x + 2y – 1 = 0) chứa điểm O(0; 0).

• Miền nghiệm của bất phương trình 3x + 2y – 3 < 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d2: 3x + 2y – 3 = 0) chứa điểm O(0; 0).

Miền không gạch chéo (kể cả bờ d1, d2) là giao của các miền nghiệm và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

TOP 20 câu Bài tập Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Do đó miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền (S1) nên chỉ có (I) đúng.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 2. Cho hệ bất phương trình x2y<0mx2+3y>02xm2my20 (với m là tham số). Giá trị m để hệ bất phương trình đó là hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là:

A. m = 0;

B. m = 1;

C. m ∈ {0; 1};

D. m ∈ ∅.

Đáp án: A

Giải thích:

Để hệ bất phương trình x2y<0mx2+3y>02xm2my20 là hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn x và y thì hệ số của x2 và y2 bằng 0.

Tức là m=0m2m=0m=0m=0m=1m=0.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 3. Cho hệ bất phương trình x2y<0x+3y>2 và các điểm A(–1; 0), B(1; 0), C(–3; 4) và D(0; 3). Miền nghiệm của hệ bất phương trình chứa bao nhiêu điểm trong bốn điểm trên?

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

• Xét điểm A(–1; 0) ta có: 12.0=1<01+3.0=1>2 thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình nên miền nghiệm của hệ bất phương trình chứa điểm A(–1; 0).

• Xét điểm B(1; 0) ta có: 12.0=1>01+3.0=1>2 không thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình nên miền nghiệm của hệ bất phương trình không chứa điểm B(1; 0).

• Xét điểm C(–3; 4) ta có: 32.4=11<03+3.4=9>2 thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình nên miền nghiệm của hệ bất phương trình chứa điểm C(–3; 4).

• Xét điểm D(0; 3) ta có: 02.3=6<00+3.3=9>2 thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình nên miền nghiệm của hệ bất phương trình không chứa điểm D(0; 3).

Vậy miền nghiệm của hệ bất phương trình chứa ba điểm A, C, D trong 4 điểm.

Ta chọn phương án C.

Câu 4. Cho hệ bất phương trình 2xy104x3y20 . Miền nghiệm (miền không gạch chéo) của hệ bất phương trình được biểu diễn như trong hình vẽ nào sau đây?

A. TOP 20 câu Bài tập Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

B. TOP 20 câu Bài tập Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

C. TOP 20 câu Bài tập Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

D. TOP 20 câu Bài tập Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Đáp án: C

Giải thích:

Trên mặt phẳng Oxy:

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: 2x – y – 1 ≥ 0.

Vẽ đường thẳng d1: 2x – y – 1 = 0 đi qua hai điểm (0; –1) và (1; 1).

Xét điểm O(0; 0) ∉ d1, ta có: 2.0 – 0 – 1 = –1 < 0 nên miền nghiệm của bất phương trình 2x – y – 1 ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d1) không chứa điểm O(0; 0).

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: 4x – 3y – 2 ≤ 0.

Vẽ đường thẳng d2: 4x – 3y – 2 = 0 đi qua hai điểm (2; 2) và (–1; –2).

Xét điểm O(0; 0) ∉ d2, ta có: 4.0 – 3.0 – 2 = –2 < 0 nên miền nghiệm của bất phương trình 4x – 3y – 2 ≤ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d2) chứa điểm O(0; 0).

Miền không gạch chéo (kể cả bờ d1 và d2) là giao của các miền nghiệm và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

TOP 20 câu Bài tập Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 5. Cho hệ bất phương trình: x+y20x3y+3<0. Chọn khẳng định đúng:

A. Cặp số (1; 2) không phải là nghiệm của hệ phương trình;

B.  Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền kể cả bờ là đường thẳng x – 3y + 3 = 0;

C. Miền nghiệm của hệ bất phương trình chứa điểm 34;54;

D. Miền nghiệm của hệ bất phương trình chứa tất cả các điểm nằm trên đường thẳng x + y – 2 = 0.

Đáp án: D

Giải thích:

• Xét cặp số (1; 2):

Ta có: 1+22=1013.2+3=2<0 nên cặp số (1; 2) thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình của hệ.

Do đó cặp số (1; 2) là nghiệm của hệ bất phương trình. Khi đó A sai.

• Xét cặp số 34;54:

34+542=00343.54+3=0 nên cặp số 34;54 không thỏa mãn đồng thời cả hai bất phương trình của hệ.

Do đó cặp số 34;54 không là nghiệm của hệ bất phương trình nên miền nghiệm của hệ không chứa điểm 34;54. Khi đó C sai.

• Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền không kể bờ là đường thẳng x – 3y + 3 = 0. Do đó B sai.

• Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền kể cả bờ là đường thẳng x + y – 2 = 0. Do đó miền nghiệm của hệ chứa tất cả các điểm nằm trên đường thẳng x + y – 2 = 0.

Khi đó D đúng.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 6. Cho hệ bất phương trình: 0y4x0xy10x+2y100. Miền nghiệm của hệ bất phương trình là:

A. Miền tứ giác;

B. Miền tam giác;

C. Miền ngũ giác;

D. Miền lục giác.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: 0y4x0xy10x+2y100y0y4x0xy10x+2y100

Trên mặt phẳng Oxy:

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: y ≥ 0.

Miền nghiệm của bất phương trình y ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả đường thẳng d1: y = 0) chứa điểm (0; 1).

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: y ≤ 4.

Miền nghiệm của bất phương trình y ≤ 4 là nửa mặt phẳng (kể cả đường thẳng d2: y = 4) chứa điểm (0; 1).

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: x ≥ 0.

Miền nghiệm của bất phương trình x ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả đường thẳng d3: x = 0) chứa điểm (1; 0).

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: x – y – 1 ≤ 0.

Vẽ đường thẳng d4: x – y – 1 = 0 đi qua hai điểm (0; –1) và (1; 0).

Xét điểm O(0; 0) ∉ d1, ta có: 0 – 0 – 1 = –1 < 0 nên miền nghiệm của bất phương trình x – y – 1 ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d4) chứa điểm O(0; 0).

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: x + 2y – 10 ≤ 0.

Vẽ đường thẳng d5: x + 2y – 10 = 0 đi qua hai điểm (0; 5) và (10; 0).

Xét điểm O(0; 0) ∉ d1, ta có: 0 + 2.0 – 10 = –10 < 0 nên miền nghiệm của bất phương trình x + 2y – 10 ≤ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d5) chứa điểm O(0; 0).

Miền không gạch chéo (kể cả bờ d1, d2, d3, d4 và d5) là giao của các miền nghiệm và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

TOP 20 câu Bài tập Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vậy miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền ngũ giác.

Ta chọn phương án C.

Câu 7. Cho các đường thẳng d1: 3x – 4y + 12 = 0, d2: x + y – 5 = 0 và d3: x + 1 = 0.

Miền không gạch chéo (kể cả bờ d1, d2, d3) trong hình vẽ bên dưới là miền nghiệm của hệ bất phương trình nào trong các hệ bất phương trình dưới đây?

TOP 20 câu Bài tập Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

A. 3x4y+120x+y50x+10;

B. 3x4y+120x+y50x+10;

C. 3x4y+120x+y50x+10;

D. 3x4y+120x+y50x+10.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta xét điểm O(0; 0):

3.04.0+12=12>00+05=5<00+1=1>0.

Do đó điểm O(0; 0) thuộc miền nghiệm của các bất phương trình:

3x4y+12>0x+y5<0x+1>0.

Quan sát hình vẽ ta thấy miền nghiệm có:

• Nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d1 (3x – 4y + 12 = 0) có chứa điểm O;

• Nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d2 (x + y – 5 = 0) có chứa điểm O;

• Nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d3 (x + 1 = 0) không chứa điểm O.

Do đó hệ bất phương trình cần tìm là 3x4y+120x+y50x+10.

Vậy ta chọn phương án A

Câu 8. Cho hệ bất phương trình: 2x+3y+60x02x3y+10. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tam giác ABC với A(0; –2), B0;13, C74;56;

B. Đường thằng y = –1 có hai giao điểm với miền nghiệm của hệ bất phương trình;

C. Miền nghiệm của hệ bất phương trình chứa gốc toạ độ;

B. Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền kể cả bờ 2x – 3y + 1 = 0.

Đáp án: C

Giải thích:

• Xét điểm O(0; 0) ta có: 2.0+3.0+6=60002.03.0+1=10

Nên cặp số (0; 0) thỏa mãn đồng thời cả ba bất phương trình của hệ.

Do đó miền nghiệm của hệ chứa gốc tọa độ O. Khi đó C là khẳng định đúng.

• Hệ bất phương trình 2x+3y+60x02x3y+10 có miền nghiệm kể cả bờ 2x – 3y + 1 = 0.

Do đó D là khẳng định đúng.

• Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình:

Miền nghiệm của bất phương trình 2x + 3y + 6 ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả đường thẳng d1: 2x + 3y + 6 = 0) chứa điểm O(0; 0).

Miền nghiệm của bất phương trình x ≤ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả đường thẳng d2: x = 0) chứa điểm (–1; 0).

Miền nghiệm của bất phương trình 2x – 3y + 1 ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả đường thẳng d3: 2x – 3y + 1 = 0) chứa điểm O(0; 0).

Miền không gạch chéo (kể cả bờ d1, d2, d3) là giao của các miền nghiệm và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

Miền nghiệm là miền tam giác ABC với A(0; –2), B0;13, C74;56.  Khi đó A là khẳng định đúng.

TOP 20 câu Bài tập Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Vẽ đường thẳng y = –1 ta thấy đường thẳng y = –1 cắt cạnh AC tại D và cắt cạnh AB tại E và cắt miền trong tam giác ABC tại vô số điểm F. Do đó đường thẳng y = –1 cắt miền tam giác ABC tại vô số điểm.

Khi đó B là khẳng định sai.

Vậy ta chọn phương án B.

III. Vận dụng

Câu 1. Cho hệ bất phương trình xy10x+4y+90x2y+30. Biểu thức F(x; y) = 3x – 2y – 4 có giá trị nhỏ nhất bằng:

A. –20;

B. –17;

C. –3;

D. 3.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích:

Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình trên mặt phẳng Oxy:

• Miền nghiệm của bất phương trình x – y – 1 ≤ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d1: x – y – 1 = 0) chứa điểm O(0; 0).

• Miền nghiệm của bất phương trình x + 4y + 9 ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d2: x + 4y + 9 = 0) chứa điểm O(0; 0).

• Miền nghiệm của bất phương trình x – 2y + 3 ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d1: x – y – 1 = 0) chứa điểm O(0; 0).

Miền không gạch chéo (kể cả bờ d1, d2) là giao của các miền nghiệm và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

TOP 20 câu Bài tập Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tam giác ABC với A(–1; –2), B(–5; –1) và C(5; 4).

Xét biểu thức F(x; y) = 3x – 2y – 4.

Tại A(–1; –2): F = 3.(–1) – 2.(–2) – 4 = –3.

Tại B(–5; –1): F = 3.(–5) – 2.(–1) – 4 = –17.

Tại C(5; 4): F = 3.5 – 2.4 – 4 = 3.

F(x; y) đạt giá trị nhỏ nhất bằng –17 tại B(–5; –1).

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 2. Cho hệ bất phương trình 0y4x0xy10x+2y100. Gọi điểm có toạ độ (x; y) thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình sao cho F(x; y) = x + 2y đạt giá trị lớn nhất. Số điểm thoả mãn là:

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: 0y4x0xy10x+2y100y0y4x0xy10x+2y100

Trên mặt phẳng Oxy:

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: y ≥ 0.

Miền nghiệm của bất phương trình y ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả đường thẳng d1: y = 0) chứa điểm (0; 1).

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: y ≤ 4.

Miền nghiệm của bất phương trình y ≤ 4 là nửa mặt phẳng (kể cả đường thẳng d2: y = 4) chứa điểm (0; 1).

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: x ≥ 0.

Miền nghiệm của bất phương trình x ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả đường thẳng d3: x = 0) chứa điểm (1; 0).

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: x – y – 1 ≤ 0.

Vẽ đường thẳng d4: x – y – 1 = 0 đi qua hai điểm (0; –1) và (1; 0).

Xét điểm O(0; 0) ∉ d1, ta có: 0 – 0 – 1 = –1 < 0 nên miền nghiệm của bất phương trình x – y – 1 ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d4) chứa điểm O(0; 0).

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: x + 2y – 10 ≤ 0.

Vẽ đường thẳng d5: x + 2y – 10 = 0 đi qua hai điểm (0; 5) và (10; 0).

Xét điểm O(0; 0) ∉ d1, ta có: 0 + 2.0 – 10 = –10 < 0 nên miền nghiệm của bất phương trình x + 2y – 10 ≤ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d5) chứa điểm O(0; 0).

Miền không gạch chéo (kể cả bờ d1, d2, d3, d4 và d5) là giao của các miền nghiệm và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

TOP 20 câu Bài tập Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền ngũ giác OABCD với O(0; 0), A(1; 0), B(4; 3), C(2; 4) và D(0; 4).

Xét biểu thức F(x; y) = x + 2y:

Tại O(0; 0): F = 0 + 2.0 = 0;

Tại A(1; 0): F = 1 + 2.0 = 1;

Tại B(4; 3): F = 4 + 2.3 = 10;

Tại C(2; 4): F = 2 + 2.4 = 10;

Tại D(0; 4): F = 0 + 2.4 = 8.

F(x; y) đạt giá trị lớn nhất bằng 10 tại hai điểm B(4; 3) và C(2; 4).

Vậy có 2 điểm thỏa mãn yêu cầu đề bài. Ta chọn phương án C.

Câu 3. Cho hệ bất phương trình x0xy10x+2y100.  Diện tích miền nghiệm của hệ bất phương trình bằng:

A. 6;

B. 12;

C. 24;

D. 28.

Đáp án: B

Giải thích:

Trên mặt phẳng Oxy:

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: x ≥ 0.

Miền nghiệm của bất phương trình x ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả đường thẳng d1: x = 0) chứa điểm (1; 0).

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: x – y – 1 ≤ 0.

Vẽ đường thẳng d2: x – y – 1 = 0 đi qua hai điểm (0; –1) và (1; 0).

Xét điểm O(0; 0) ∉ d2, ta có: 0 – 0 – 1 = –1 < 0 nên miền nghiệm của bất phương trình x – y – 1 ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d2) chứa điểm O(0; 0).

• Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình: x + 2y – 10 ≤ 0.

Vẽ đường thẳng d3: x + 2y – 10 = 0 đi qua hai điểm (0; 5) và (10; 0).

Xét điểm O(0; 0) ∉ d1, ta có: 0 + 2.0 – 10 = –10 < 0 nên miền nghiệm của bất phương trình x + 2y – 10 ≤ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d3) chứa điểm O(0; 0).

Miền không gạch chéo (kể cả bờ d1, d2, d3) là giao của các miền nghiệm và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

TOP 20 câu Bài tập Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tam giác ABC với A(–1; 0), B(4; 3) và C(0; 5).

Gọi BH là đường cao kẻ từ B đến AC.

Khi đó BH = |xB| = 4.

CA = CO + OA = |yC| + |yA| = 5 + 1 = 6.

Diện tích của tam giác ABC là:

S = 12BH.CA = 12.4.6 = 12 (đơn vị diện tích).

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 4. Một công ty kinh doanh thương mại chuẩn bị cho một đợt khuyến mại nhằm thu hút khách hàng bằng cách tiến hành quảng cáo sản phẩm của công ty trên hệ thống phát thanh và truyền hình. Chi phí cho 30 giây quảng cáo trên sóng phát thanh là 5 000 000 đồng, trên đài truyền hình là 15 000 000 đồng. Sóng phát thanh chỉ nhận phát các chương trình quảng cáo có thời lượng ít nhất là 30 giây và nhiều dài nhất 2 phút. Đài truyền hình chỉ nhận các chương trình quảng cáo có thời lượng ít nhất là 10 giây và nhiều nhất là 30 giây. Theo các phân tích, cùng thời lượng một phút quảng cáo, trên truyền hình sẽ có hiệu quả gấp 6 lần trên sóng phát thanh. Công ty dự định chi tối đa 20 000 000 đồng cho quảng cáo. Công ty cần đặt thời lượng quảng cáo trên sóng phát thanh và truyền hình như thế nào để hiệu quả nhất?

A. 30 giây trên sóng phát thanh và 10 giây đài truyền hình;

B. 30 giây trên sóng phát thanh và 30 giây đài truyền hình;

C. 90 giây trên sóng phát thanh và 10 giây đài truyền hình;

D. 120 giây trên sóng phát thanh và 10 giây đài truyền hình.

Đáp án: B

Giải thích:

Chi phí cho 30 giây quảng cáo trên sóng phát thanh là 5 000 000 đồng, trên sóng truyền hình là 15 000 000 đồng nên chi phí cho 1 phút quảng cáo trên sóng phát thanh là 10 000 000 đồng, trên sóng truyền hình là 30 000 000 đồng.

Gọi thời lượng công ty đặt quảng cáo trên sóng phát thanh là x (phút), trên truyền hình là y (phút).

Chi phí cho quảng cáo trên sóng phát thanh là: 10 000 000x (đồng).

Chi phí cho quảng cáo trên truyền hình là: 30 000 000y (đồng).

Tổng chi phí cho việc quảng cáo là: 10 000 000x + 30 000 000y (đồng).

Do công ty dự định chi tối đa 20 000 000 đồng cho quảng cáo nên ta có:

10 000 000x + 30 000 000y ≤ 20 000 000

Hay x + 3y ≤ 2 x + 3y – 2 ≤ 0.

Đổi 10 giây = 16 phút, 30 giây = 12 phút.

Sóng phát thanh chỉ nhận phát các chương trình quảng cáo có thời lượng ít nhất là 30 giây và nhiều dài nhất 2 phút nên ta có:

12 ≤ x ≤ 2 x12x2x120x20

Đài truyền hình chỉ nhận các chương trình quảng cáo có thời lượng ít nhất là 10 giây và nhiều nhất là 30 giây nên ta có:

16 ≤ y ≤ 12 y16y12y160y120

Hiệu quả chung của quảng cáo là: x + 6y.

Bài toán trở thành: Xác định x, y sao cho F(x; y) = x + 6y đạt giá trị lớn nhất với:

x120x20y160y120x+3y20

Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình trên mặt phẳng Oxy:

• Miền nghiệm của bất phương trình x – 12 ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d1: x – 12 = 0) không chứa điểm O(0; 0).

• Miền nghiệm của bất phương trình x – 2 ≤ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d2: x – 2 = 0) chứa điểm O(0; 0).

• Miền nghiệm của bất phương trình y – 12 ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d3: y – 16= 0) không chứa điểm O(0; 0).

• Miền nghiệm của bất phương trình y – 12 ≤ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d4: y – 12 = 0) chứa điểm O(0; 0).

• Miền nghiệm của bất phương trình x + 3y – 2 ≤ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d5: x + 3y – 2 = 0) chứa điểm O(0; 0).

Miền không gạch chéo (kể cả bờ d1, d2, d3, d4 và d5) là giao của các miền nghiệm và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

TOP 20 câu Bài tập Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tam giác ABC với A12;16, B32;16 và C12;12. 

Xét F(x; y) = x + 6y ta có:

Tại A12;16, F = 12+6.16=1,5; 

Tại B32;16: F = 32+6.16=2,5; 

Tại C12;12: F = 12+6.12=3,5. 

Khi đó F(x; y) đạt giá trị lớn nhất bằng 3,5 tại C12;12. 

Tức là công ty đó cần đặt thời lượng trên đài phát thanh 12 phút = 30 giây và trên đài truyền hình 12 phút = 30 giây để đạt hiệu quả nhất.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 5. Nhân dịp tết Trung Thu, xí nghiệp sản xuất bánh muốn sản xuất hai loại bánh: Đậu xanh, Bánh dẻo nhân đậu xanh. Để sản xuất hai loại bánh này, xí nghiệp cần các nguyên liệu: đường, đậu xanh, bột, trứng, mứt, … Giả sử số đường có thể chuẩn bị được là 300 kg, đậu xanh là 200 kg, các nguyên liệu khác bao nhiêu cũng có. Sản xuất một cái bánh đậu xanh cần 0,03 kg đường, 0,04 kg đậu xanh và cho lãi 5 000 đồng. Sản xuất một cái bánh dẻo cần 0,07 kg đường, 0,04 kg đậu xanh và cho lãi 4 500 đồng. Cần lập kế hoạch để sản xuất mỗi loại bánh bao nhiêu cái để không bị động về đường, đậu và tổng số lãi thu được là lớn nhất (nếu sản xuất bao nhiêu cũng bán hết)?

A. 5 000 bánh đậu xanh và 0 bánh dẻo;

B. 1 250 bánh đậu xanh và 3 750 bánh dẻo;

C. 0 bánh đậu xanh và 4 000 bánh dẻo;

D. 0 bánh đậu xanh và 5 000 bánh dẻo.

Đáp án: A

Giải thích:

Giả sử xí nghiệp sản xuất x (cái) bánh đậu xanh và y (cái) bánh dẻo nhân đậu xanh (x ≥ 0, y ≥ 0).

Sản xuất một cái bánh đậu xanh cần 0,03 kg đường, 0,04 kg đậu xanh nên để sản xuất x (cái) bánh đậu xanh thì cần 0,03x (kg) đường và 0,04x (kg) đậu xanh.

Sản xuất một cái bánh dẻo cần 0,07 kg đường, 0,04 kg đậu xanh nên để sản xuất y (cái) bánh dẻo thì cần 0,07y (kg) đường và 0,04y (kg) đậu xanh.

Số đường mà xí nghiệp có thể chuẩn bị được là 300 kg nên ta có:

0,03x + 0,07y ≤ 300  3x + 7y – 30 000 ≤ 0.

Đậu xanh mà xí nghiệp có thể chuẩn bị được là 200 kg nên ta có:

0,04x + 0,04y ≤ 200  x + y – 5 000 ≤ 0.

Bán được hết x (cái) bánh đậu xanh và y (cái) bánh dẻo thì xí nghiệp thu được số tiền lãi là: F(x; y) = 5 000x + 4 500y.

Bài toán trở thành: Xác định x, y sao cho F(x; y) = 5 000x + 4 500y đạt giá trị lớn nhất với: x0y03x+7y30  0000x+y5  0000.

Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình trên mặt phẳng Oxy:

• Miền nghiệm của bất phương trình x ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d1: x = 0) chứa điểm (1; 1).

• Miền nghiệm của bất phương trình y ≥ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d2: y = 0) chứa điểm (1; 1).

• Miền nghiệm của bất phương trình 3x + 7y – 30 000 ≤ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d3: 3x + 7y – 30 000 = 0) chứa điểm (1; 1).

• Miền nghiệm của bất phương trình x + y – 5 000 ≤ 0 là nửa mặt phẳng (kể cả bờ d4: x + y – 5 000 = 0) chứa điểm (1; 1).

Miền không gạch chéo (kể cả bờ d1, d2, d3, d4) là giao của các miền nghiệm và cũng là phần biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

TOP 20 câu Bài tập Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp án - Toán 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tứ giác OABC với O(0; 0), A(5 000; 0), B(1 250; 3 750) và C(0; 4 000).

Xét biểu thức F(x; y) = 5 000x + 4 500y, ta có:

• Tại O(0; 0):

F = 5 000.0 + 4 500.0 = 0;

• Tại A(5 000; 0):

F = 5 000 . 5 000 + 4 500.0 = 25 000 000;

• Tại B(1 250; 3 750):

F = 5 000 .1 250 + 4 500 .3 750 = 23 125 000;

• Tại C(0; 4 000):

F = 5 000.0 + 4 500 . 4 000 = 18 000 000.

Khi đó F(x; y) đạt giá trị lớn nhất bằng 25 000 000 tại A(5 000; 0).

Vậy xí nghiệp cần sản xuất 5 000 cái bánh đậu xanh và không sản xuất bánh dẻo.

Ta chọn phương án A.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Trắc nghiệm Bài 2: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Trắc nghiệm Ôn tập chương 2

Trắc nghiệm Bài 1: Hàm số và đồ thị

Trắc nghiệm Bài 2: Hàm số bậc hai

Tài liệu có 38 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống