20 câu Trắc nghiệm Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024 – Toán lớp 7

Tải xuống 11 3.4 K 26

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài 4: Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Toán 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 4: Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 4: Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế

I. Nhận biết

Câu 1. Biểu thức sử dụng đúng thứ tự dấu ngoặc là:

A. 35:2141+1,512;

B. 35:2141+1,512;

C. 35:2141+1,512;

D. 35:2141+1,512.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có thứ tự thực hiện phép tính có dấu ngoặc là: () → [] → {} nên ta có:

                                              35:2141+1,512

Câu 2. Khi thực hiện phép tính số hữu tỉ, khẳng định nào đúng?

A. Nhân chia → cộng trừ → lũy thừa;

B. Khi thực hiện các phép tính có dấu ngoặc ưu tiên ngoặc nhọn trước;

C. Nếu chỉ có phép cộng, trừ thì ta thực hiện cộng trước trừ sau;

D. Với biểu thức có dấu ngoặc: trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau: () → [] → {}.

Đáp án: D

Giải thích:

Với các biểu thức không có dấu ngoặc: Lũy thừa → Nhân và chia → Cộng và trừ nên A sai.

Nếu chỉ có phép cộng, trừ thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải nên C sai.

Với biểu thức có dấu ngoặc: trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau: () → [] → {} nên D đúng, B sai.

Câu 3. Biểu thức sử dụng đúng quy tắc dấu ngoặc là:

A. 3,5 – (2 + 1,5 – 0,5) = 3,5 + 2 + 1,5 – 0,5;

B. 3,5 – (2 + 1,5 – 0,5) = 3,5 – 2 + 1,5 – 0,5;

C. 3,5 – (2 + 1,5 – 0,5) = 3,5 – 2 – 1,5 + 0,5;

D. 3,5 – (2 + 1,5 – 0,5) = 3,5 – 2 – 1,5 – 0,5.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: 3,5 – (2 + 1,5 – 0,5) = 3,5 – 2 – 1,5 + 0,5

Câu 4. Biết x – 0,5 = 35 khi đó công thức tìm x nào sau đây đúng?

A. x = 35 : 0,5;

B. x = 35 – 0,5;

C. x = 35 + 0,5;

D. x = 35. 0,5.

Đáp án: C

Giải thích:

Từ đẳng thức x – 0,5 = 35

Áp dụng quy tắc chuyển vế ta có: x = 35 + 0,5

Câu 5. Tìm x biết 32+x=12

A. x = 1;

B. x = –2;

C. x = –1;

D. x = 2.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: 32+x=12

x=1232 

x = –1.

II. Thông hiểu

Câu 1. Kết quả của phép tính 2315+34.49 là:

A. 17135;

B. 17135;

C. 4945;

D. 4945.

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có:

2315+34.49=23420+1520.49

=231920.49 =2319.1.44.5.9

=231945=23+1945

=3045+1945=4945.

Câu 2. Tìm số x, biết 132x1=1243.

A. x = 13;

B. x = 10;

C.x = 8;

D. x = 3.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có 132x1=1243.

132x1=135.

132x1=135.

Suy ra 2x – 1 = 5.

2x = 5 + 1.

2x = 6.

x = 6 : 2.

x = 3.

Câu 3. Tính A = 1,5 + 0,5.232

A. 3118;

B. -3118;

C. 1831;

D. -1831.

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có:

A = 1,5 + 0,5.232

32+12.49

32+29 

2718+418 

3118 

Câu 4. Thực hiện phép tính 7,65 – 1,8 – (–2,35) + (–8,2)

A. 1;

B. 0;

C. 2;

D. 3.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có:

7,65 – 1,8 – (–2,35) + (–8,2)

= 7,65 – 1,8 + 2,35 – 8,2

= (7,65 + 2,35) – (1,8 + 8,2)

= 10 – 10 = 0

Câu 5. Để giải bài toán tìm x biết: 2x3223=49, bạn Nam đã làm như sau:

2x3223=49 

2x9646=49   (1)

2x56=49            

2x=4956             (2)

2x=8181518          (3)

2x=718                

x=718:2           (4)

x=718.12 

x=736

Vậy x=736.

Cô giáo kiểm tra bài bạn Nam và nói rằng bạn đã làm sai. Bạn Nam đã làm sai ở bước nào?

A. Bước (1);

B. Bước (2);

C. Bước (3);

D. Bước (4).

Đáp án: B

Giải thích:

Bạn Nam đã làm sai bước (2).

Lời giải đúng là:

2x3223=49 

2x9646=49  

2x56=49            

2x=49+56            

2x=818+1518         

2x=2318                

x=2318:2              

x=2318.12 

x=2336

Vậy x=2336.

Câu 6. Tính giá trị biểu thức A = 23 – [1,52 – (22 – 1,75)]

A. 8;

B. 2;

C. 1,5;

D. 1,75.

Đáp án: A

Giải thích:

A = 23 – [1,52 – (22 – 1,75)]

= 8 – [2,25 – (4 – 1,75)]

= 8 – [2,25 – 2,25]

= 8 – 0

= 8.

Câu 7. Tìm số hữu tỉ x biết rằng tổng của ba số x; 35 và 23bằng 415

A. 14;

B. 15;

C. 16;

D. 17.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: x+35+23=415

x35+23=415

x=415+3523 

x=415+9151015 

x=315=15 

III. Vận dụng

Câu 1. Một mảnh vườn hình chữ nhật có độ dài hai cạnh là 5,5 m và 3,5 m. Xung quanh các cạnh của mảnh vườn, người ta cắm các cọc gỗ, cứ 0,5 m cắm một cọc gỗ. Số lượng cọc cần sử dụng là:

A. 40;

B. 38;

C. 36;

D. 34.

Đáp án: C

Giải thích:

Chu vi mảnh vườn đó là:

2.(5,5 + 3,5) = 18 (m)

Số lượng cọc cần sử dụng là:

18 : 0,5 = 36 (cái)

Câu 2. Giá trị của biểu thức 38.12+16.38+13:83 là:

A. 1180;

B. 38;

C. 1;

D. –1.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: 38.12+16.38+13:83

=38.12+38.16+13.38

=38.12+38.16+38.13

=38.12+16+13

=38.36+16+26

=38.66=38.

Câu 3. Giá niêm yết của một chiếc ti vi ở cửa hàng là 15 triệu đồng. Nhân dịp lễ, cửa hàng giảm giá 5% và khi thanh toán bằng thẻ khách hàng được giảm thêm 2%. Số tiền khách hàng phải trả khi thanh toán bằng thẻ là:

A. 13,95 triệu đồng;

B. 14,95 triệu đồng;

C. 13,59 triệu đồng;

D. 14,59 triệu đồng.

Đáp án: A

Giải thích:

Số tiền được giảm là:

15. 5% + 15. 2% = 15. 7% = 1,05 (triệu đồng)

Số tiền khách hàng phải thanh toán là: 15 – 1,05 = 13,95 (triệu đồng)

Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 3. Luỹ thừa của một số hữu tỉ

Trắc nghiệm Bài 4. Quy tắc dấu ngoặc và quy tắc chuyển vế

Trắc nghiệm Ôn tập chương 1

Trắc nghiệm Bài 1. Số vô tỉ. Căn bậc hai số học

Trắc nghiệm Bài 2. Số thực. Giá trị tuyệt đối của một số thực

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống