Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Toán 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ
I. Nhận biết
Câu 1. Cho hai số hữu tỉ 3,5 và 5,25, trên trục số nằm ngang, điểm 3,5 ở:
A. Bên phải điểm 5,25;
B. Bên trái điểm 5,25;
C. Trùng với điểm 5,25;
D. Không có đáp án đúng.
Đáp án: B
Giải thích:
Với hai số hữu tỉ bất kì x, y, nếu x < y thì trên trục số nằm ngang, điểm x ở bên trái điểm y.
Ta có 3,5 < 5,25 nên 3,5 nằm ở bên trái điểm 5,25.
Câu 2. Chọn khẳng định sai:
A. Số đối của số –3,5 là 3,5;
B. Số đối của số –3,5 là
C. Số đối của số –3,5 là
D. Số đối của số –3,5 là 3
Đáp án: C
Giải thích:
Số đối của số –3,5 là
Do đó phương án C sai.
Câu 3. Số nào dưới đây đang ở dạng phân số của số hữu tỉ?
A. ;
B. ;
C.
D. .
Đáp án: A
Giải thích:
Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số , với a, b ∈ ℤ; b ≠ 0.
Do đó ta sẽ đi tìm phân số có tử số, mẫu số đều là số nguyên và mẫu số khác 0.
Trong tất cả các phương án chỉ có phân số thỏa mãn điều kiện trên nên là số đang ở dạng phân số của số hữu tỉ.
Câu 4. Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là:
A. ℚ;
B. ℤ;
C. ℕ;
D. ℝ.
Đáp án: A
Giải thích:
Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là ℚ.
Câu 5. Trong các số sau, số nào là số hữu tỉ dương?
A.
B.
C.
D.
Đáp án: D
Giải thích:
Số hữu tỉ dương là số hữu tỉ lớn hơn 0.
Ta có:
Do đó là số hữu tỉ dương.
II. Thông hiểu
Câu 1. Số nào dưới đây không là số đối của số 1,5?
A. ;
B. ;
C. ;
D. –1,5.
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có:
•
•
•
Số 1,5 có số đối là số –1,5.
Do đó phương án C có kết quả là số 1,5 không phải là số đối của số 1,5.
Câu 2. Số được biểu diễn trên trục số bởi hình vẽ nào dưới đây?
A.
B.
C.
D.
Đáp án: A
Giải thích:
Biểu diễn số trên trục số ta làm như sau:
+ Chia đoạn thẳng đơn vị (chẳng hạn đoạn từ điểm 0 đến điểm 1) thành 3 phần bằng nhau, lấy một đoạn làm đơn vị mới thì đơn vị mới bằng đơn vị cũ.
+ Số được biểu diễn bởi điểm nằm bên phải điểm 0 và cách điểm 0 một đoạn bằng 2 đơn vị mới.
Câu 3. Trong các phân số sau, phân số nào biểu diễn số hữu tỉ –0,5?
A. ;
B. ;
C. ;
D. .
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có
Vậy phân số biểu diễn số hữu tỉ –0,5 là .
Câu 4. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
A. Mỗi số hữu tỉ là một số nguyên;
B. Số 0 là số hữu tỉ dương;
C. Số hữu tỉ dương luôn lớn hơn số hữu tỉ âm;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: C
Giải thích:
• Xét phương án A: Mỗi số hữu tỉ là một số nguyên. Đây là khẳng định sai.
Chẳng hạn, ta có số 3,5 là số hữu tỉ nhưng không phải là số nguyên nên A sai, D sai.
• Xét phương án B: Số 0 là số hữu tỉ dương. Đây là khẳng định sai.
Vì số 0 không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm.
• Xét phương án C: Số hữu tỉ dương luôn lớn hơn số hữu tỉ âm. Đây là khẳng định đúng.
Câu 5. Điền kí hiệu thích hợp vào chỗ trống: –2022,2023 … ℚ.
A. ⸦;
B. ∈;
C. ∉;
D. ∅.
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có: –2022,2023 … ℚ.
Kí hiệu cần điền là kí hiệu dùng để so sánh phần tử với tập hợp.
• Kí hiệu ⸦ dùng để so sánh hai tập hợp nên không sử dụng trong trường hợp này. Do đó A sai.
• Kí hiệu ∅ là kí hiệu tập rỗng nên không sử dụng trong trường hợp này. Do đó D sai.
• Vì –2022,2023 là số hữu tỉ nên ta sử dụng kí hiệu ∈.
Vậy –2022,2022 ∈ ℚ.
Câu 6. Điểm nào dưới đây biểu diễn số hữu tỉ ?
A. Điểm A;
B. Điểm B;
C. Điểm C;
D. Điểm D.
Đáp án: A
Giải thích:
• Điểm C biểu diễn số hữu tỉ 1 nên phương án C sai.
• Ta có là số hữu tỉ âm sẽ nằm bên trái điểm 0 nên điểm D nằm bên phải điểm 0 nên không thỏa mãn. Do đó phương án D sai;
• Khoảng cách từ B đến O và khoảng cách từ C đến O là bằng nhau nên B biểu diễn điểm –1.
Do đó điểm biểu diễn số hữu tỉ là điểm A.
Câu 7. Sắp xếp các số hữu tỉ sau theo thứ tự tứ nhỏ đến lớn: –2; 0; ; .
A. ; 0; –2; ;
B. ; –2; 0; ;
C. –2; ; 0; ;
D. –2; ; ; 0.
Đáp án: C
Giải thích:
• Ta có: và
Vì –10 < –3 nên
Do đó –2 <
• Mà số 0 luôn lớn hơn số hữu tỉ âm và luôn nhỏ hơn số hữu tỉ dương.
Trong các số –2; 0; ; thì có các số hữu tỉ âm là –2; và số hữu tỉ dương là
Do đó .
Vậy các số được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là –2; ; 0; .
III. Vận dụng
Câu 1. Chiều cao (m) của các bạn trong tổ 1 được cho trong bảng sau:
Tên |
An |
Bình |
Cường |
Dương |
Chiều cao |
1,5 |
1,6 |
1,54 |
1,7 |
Sắp xếp tên các bạn có chiều cao từ thấp đến cao ta được:
A. An, Bình, Cường, Dương;
B. An, Cường, Bình, Dương;
C. Cường, An, Bình, Dương;
D. Bình, An, Dương, Cường.
Đáp án: B
Giải thích:
Chiều cao của An là 1,5 m.
Chiều cao của Bình là 1,6 m.
Chiều cao của Cường là 1,54 m.
Chiều cao của Dương là 1,7 m.
Ta có 1,5 < 1,54 < 1,6 < 1,7.
Do đó sắp xếp tên theo chiều cao của các bạn (từ thấp đến cao) ta được: An, Cường, Bình, Dương.
Câu 2. Trong cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, bạn Nam đã trả lời đúng được 95% số câu trắc nghiệm, bạn Minh trả lời đúng được 28 câu trong số 30 câu trắc nghiệm. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Nam làm bài tốt hơn Minh;
B. Minh làm bài tốt hơn Nam;
C. Hai bạn trả lời số câu hỏi bằng nhau;
D. Cả 3 khẳng định đều sai.
Đáp án: A
Giải thích:
Ta có: và
Vì 57 > 56 nên
Do đó 95% >
Vậy Nam làm bài tốt hơn Minh.
Câu 3. Nhiệt độ nóng chảy của một số kim loại được cho trong bảng:
Tên kim loại |
Sắt (Fe) |
Thuỷ ngân (Hg) |
Magie (Mg) |
Natri (Na) |
Wolfram (W) |
Nhiệt độ nóng chảy (℃) |
1538 |
–38,83 |
650 |
97,72 |
3410 |
Hãy sắp xếp các kim loại trên theo nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
A. Na; Hg; Mg; Fe; W;
B. Fe; Na; Hg; Mg; W;
C. Hg; Mg; Fe; Na; W;
D. Hg; Na; Mg; Fe; W.
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có –38,83 < 97,72 < 650 < 1538 < 3410
Do đó các kim loại được sắp xếp theo nhiệt độ nóng chảy tăng dần là Hg; Na; Mg; Fe; W.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 1. Tập hợp các số hữu tỉ các số hữu tỉ
Trắc nghiệm Bài 2. Các phép tính với số hữu tỉ
Trắc nghiệm Bài 3. Luỹ thừa của một số hữu tỉ