20 câu Trắc nghiệm Thu thập và phân loại dữ liệu (Kết nối tri thức) có đáp án 2024 – Toán lớp 7

Tải xuống 11 2.8 K 25

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài 17: Thu thập và phân loại dữ liệu sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Toán 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 17: Thu thập và phân loại dữ liệu. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Toán 7 Bài 17: Thu thập và phân loại dữ liệu

I. Nhận biết

Câu 1. Cho bảng thống kê tỉ lệ phần trăm về môn học yêu thích của học sinh trong một lớp:

Môn học

Tỉ lệ phần trăm

Toán

45%

Ngữ Văn

25%

Lịch Sử

20%

Địa lý

10%

Thể dục

35%

Tổng cộng

135%

 

Giá trị chưa hợp lí trong bảng dữ liệu là

A. Dữ liệu về tên các môn học;

B. Dữ liệu về tỉ lệ phần trăm;

C. Cả A và B đều đúng;

D. Cả A và B đều sai.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích:

Các môn học toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý, thể dục là hợp lí.

Do đó phương án A và C là sai.

Dữ liệu tổng tỉ số phần trăm của các môn học lớn hơn 100% là chưa hợp lí.

Do đó dữ liệu chưa hợp lí trong bảng thống kê trên là dữ liệu về tỉ lệ phần trăm.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 2Trong cuộc khảo sát tìm hiểu về cách học để luyện thêm về môn tiếng anh của học sinh lớp 7A được kết quả như sau:

Có 20 học sinh học qua đọc, viết, làm bài tập trong sách bài tập;

Có 10 học sinh trong lớp học qua nghe đài, tivi;

Có 7 học sinh trong lớp học bằng cách luyện đề thi;

Có 5 học sinh học qua giao tiếp với người nước ngoài.

Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Kết quả trên là thu thập không có số liệu.

B. Kết quả trên là thu thập không phải là số.     

C. Kết quả trên gồm cả dữ liệu là số liệu và dữ liệu không phải là số.

D. Kết quả trên là dữ liệu phần trăm không phải dữ liệu là số.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Giải thích:

Các hình thức học: đọc viết; nghe; luyện đềgiao tiếp. Đây là dữ liệu không phải là số.

Số lượng học sinh có cách học qua đọc, viết; nghe; luyện đề; giao tiếp lần lượt là: 20, 10, 7, 5. Dữ liệu này là số liệu.

Ta chọn phương án C.

Câu 3Tên các tỉnh, thành phố của Việt Nam: Yên Bái, Đắk Lắk, Băng Cốc, Hà Nội. Trong các dữ liệu trên, dữ liệu chưa hợp lí là:

A. Yên Bái;         

B. Đắk Lắk;                  

C. Băng Cốc;                          

D. Hà Nội.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Giải thích:

Dữ liệu chưa hợp lí là: Băng Cốc vì Băng Cốc thuộc lãnh thổ của Thái Lan.

Ta chọn phương án C.

Câu 4. Hàng ngày thời gian bạn Hoa đi từ nhà đến trường trong bảy ngày được ghi lại trong bảng sau:

Số thứ tự của ngày

1

2

3

4

5

6

7

Thời gian (phút)

10

15

10

12

10

15

9

Bạn Hoa đã thu thập dữ liệu trên bằng cách:

A. Ghi chép số liệu thống kê hàng ngày;             

B. Hỏi bạn bè trong lớp;                  

C. Thu thập từ nguồn có sẵn trên website;                   

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích:

Bạn Hoa xem đồng hồ lúc ở nhà và xem lại đồng hồ sau khi đã đến trường, sau đó ghi chép số liệu thống kê theo từng ngày.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 5. Dữ liệu nào sau đây là số liệu?

A. Các tuyến xe bus ở Hà nội: 28, 26, 60A,...

B. Vật nuôi bạn yêu thích: chó, mèo, chim,...

C. Các môn học : Toán, Ngữ văn, Lịch sử,...

D. Giá tiền của các loại bút trong hiệu sách là: 2 000 đồng, 5 000 đồng, 10 000 đồng, ...

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Giải thích:

Dữ liệu là số liệu là giá tiền của các loại bút trong hiệu sách là: 2 000 đồng,5 000 đồng, 10 000 đồng,...

Vậy ta chọn phương án D.

II. Thông hiểu

Câu 1. Cho bảng thống kê về mức độ ảnh hưởng (đơn vị %) của các yếu tố đến chiều cao của trẻ:

Yếu tố

Di truyền

Dinh dưỡng

Vận động

Yếu tố khác

Mức độ ảnh hưởng

27%

35%

23%

15%

Muốn chiều cao phát triển tốt nên quan tâm đến chế độ nào nhất?

A. Chế độ thể dục thể thao;

B. Chế độ giải trí;

C. Gen di truyền từ bố mẹ;

D. Chế độ ăn uống.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Giải thích:

Theo bảng thống kê ta thấy mức độ ảnh hưởng của dinh dưỡng là lớn nhất, chiếm 35%.

Do đó để phát triển chiều cao thì nên quan tâm đến chế độ ăn uống nhất.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 2. Nam liệt kê email của các thành viên tổ và ghi lại trong bảng sau:

STT

Họ và tên

Email

1

Nguyễn Văn Nam

Nam08@gmail.com

2

Hoàng Ngọc Ánh

Anhhn225@outlook.com

3

Trần Minh Châu

Chauchau.com

4

Bùi Thị An

annabt@yahoo.com

5

Nguyễn Đức Phúc

Ducphuc28@gmail.com

Có bao nhiêu điểm chưa hợp lí về dữ liệu các thành viên trong tổ của Nam?

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích:

Trong bảng đã cho ta thấy email của bạn Châu không hợp lí vì không đúng theo cú pháp của email (email phải có @)

Vậy ta chọn đáp án B.

Câu 3Thu thập số liệu về 6 màu sắc yêu thích của học sinh lớp 1A được kết quả sau:

Màu đỏ

Màu vàng

Màu tím

Màu đen

Màu nâu

Màu trắng

15%

30%

20%

8%

12%

15%

Học sinh lớp 1A thích màu nào nhất?

A. Màu vàng;

B. Màu tím;

C. Màu đỏ, màu trắng;

D. Màu nâu.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích:

Màu vàng được 30% học sinh yêu thích chiếm tỉ lệ phần trăm số học sinh yêu thích nhiều nhất ( vì 30% > 20% > 150% > 12% > 8%).

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 4. Các loại kem ưa thích của 30 khách hàng ngẫu nhiên đến mua kem tại một cửa hàng được ghi lại trong bảng sau:

Loại kem

Số bạn ưa thích

Trà xanh

10

Khoai môn

5

Sầu riêng

3

Sô cô la

4

Va ni

8

Biết rằng hôm đó có 100 khách hàng. Hỏi dữ liệu thu thập bên trên có đảm bảo tính đại diện không?

A. Có;

B. Không.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích:

Trong 100 khách hàng đến mua kem khảo sát ngẫu nhiên 30 khách được bảng trên. Do đó dữ liệu trên đảm bảo tính đại diện.

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 5. Số kg giấy vụn học sinh đóng góp trong ngày hôm qua của các lớp khối 7 trường THCS Đoàn Thị Điểm được thống kê trong bảng sau:

7A

7B

7C

7D

7E

10 kg

5 kg

7 kg

5 kg

8 kg

Có bao nhiêu lớp có số kg giấy vụn đóng góp ít nhất?

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Giải thích:

Quan sát bảng số liệu ta thấy:

Số kg giấy vụn đóng góp được ít nhất trong một lớp là 5 kg.

Lớp có số kg giấy vụn đóng góp ít nhất là lớp 7B, 7D.

Vậy có 2 lớp có số kg giấy vụn đóng góp ít nhất.

Vậy ta chọn phương án B.

Câu 6. Cho bảng thống kê về các loại quả yêu thích của các học sinh trong lớp 7A như sau:

Loại quả

Tỉ số phần trăm

Mít

20%

Mận

30%

Nhãn

15%

Ổi

18%

Chôm chôm

17%

Cho các phát biểu sau:

(I) Dữ liệu định lượng là các quả: mít, mận, nhãn, ổi, chôm chôm;

(II) Dữ liệu định lượng là tỉ số phần trăm: 20%, 30%, 15%, 18%, 17%;

(III) Dữ liệu chưa hợp lí là tỉ số phần trăm.

Số phát biểu sai là:

A. 0;

B. 1;

C. 2;

D. 3.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Giải thích:

Dữ liệu định lượng là tỉ số phần trăm: 20%, 30%, 15%, 18%, 17%;

Dữ liệu định tính là các loại quả: mít, mận, nhãn, ổi, chôm chôm;

Do đó phát biểu (I) sai và phát biểu (II) đúng.

Ta có tổng tỉ số phần trăm là:

20% + 30% + 15% + 18% + 17% = 100%.

Do đó dữ liệu tỉ số phần trăm là hợp lí. Nên phát biểu (III) sai.

Vậy có 2 phát biểu sai.

Ta chọn phương án C.

Câu 5. Tỉ lệ tăng dân số Việt Nam trong một số năm gần đây được cho trong bảng sau:

Năm

1995

2000

2005

2010

2015

2020

Tỉ lệ %

1,6

1,5

1,1

1,2

1,3

1,1

Tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất là năm nào?

A. 1995;

B. 2015;

C. 2000;

D. 2020.

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Giải thích:

Theo bảng thống kê ta thấy

Năm 1995 là năm có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất với 1,6%.

Vậy ta chọn phương án A

III. Vận dụng

Câu 1. Kết quả tìm hiểu về sở thích ăn uống của 45 bạn học sinh lớp 7C cho bởi bảng thống kê sau:

Món ăn

Bánh ngọt

Socola

Pizza

Kem

Thạch

Số bạn

7

4

18

10

6

Số bạn thích ăn pizza chiếm bao nhiêu phần trăm tổng số học sinh của lớp 7C?

A. 15%;

B. 20%;

C. 25%;

D. 40%.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Giải thích:

Theo bảng thống kê ta có:

Số bạn thích ăn pizza là: 10;

Khi đó số bạn thích ăn pizza chiếm tỉ lệ phần trăm là:

1845.100%=40%.

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 2. Khối lượng của quả táo (đơn vị tính: gam) trong cửa hàng hoa quả được ghi lại trong bảng sau:

Khối lượng

200

250

300

350

400

500

Số quả táo

8

20

50

25

15

10

Số quả táo có cân nặng dưới 300g chiếm bao nhiêu phần trăm so với số lượng quả táo được đem đi cân để khảo sát?

A. 61 %;

B. 28,125 %;

C. 21,875 %;

D. 25,75 %.

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Giải thích:

Số quả táo có cân nặng dưới 300g là:

8 + 20 = 28 (quả)

Tổng số táo khảo sát là:

8 +20 + 50 + 25 + 15 + 10 = 128 (quả)

Tỷ lệ phần trăm của số quả táo có cân nặng dưới 300g so với số lượng táo được khảo sát là:

28128.100% = 21,875%.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 3Thu thập dữ liệu về chiều cao của 40 bạn học sinh lớp 9 (đơn vị : cm) được kết quả như bảng sau:

150 cm

152 cm

155 cm

160 cm

165 cm

170 cm

10%

15%

25%

30%

15%

5%

Số bạn học sinh cao trên 155 cm và thấp hơn 165 cm là bao nhiêu bạn?

A. 10 bạn;

B. 20 bạn;

C. 2 bạn;

D. 12 bạn.

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

Giải thích:

Theo bảng thống kê ta có:

Số bạn học sinh cao 155 cm và thấp hơn 165cm là các bạn học sinh cao 160cm, những bạn này chiếm 30% trong tổng số 40 bạn học sinh lớp 9 tham gia khảo sát

Do đó, số bạn học sinh cao 155 cm là:

40 . 30% = 12 (bạn)

Vậy ta chọn đáp án D.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài ôn tập cuối chương 4

Trắc nghiệm Thu thập và phân loại dữ liệu

Trắc nghiệm Biểu đồ hình quạt tròn

Trắc nghiệm Biểu đồ đoạn thẳng

Trắc nghiệm Bài tập cuối chương 5

Tài liệu có 11 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống