27 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 59 có đáp án 2023: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã

Tải xuống 4 3.2 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 59: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 4 trang gồm 27 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 59 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 9.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 27 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 59 có đáp án: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã:

 Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 59 có đáp án: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 9 

BÀI 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

Câu 1: Vì sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?

  1. Bảo vệ các loại động vật hoang dã
  2. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật
  3. Bảo vệ tài nguyên thực vật rừng
  4. Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái

Đáp án:

Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn hoạt động nào dưới đây?

  1. Trồng cây, gây rừng để tạo môi trường sống cho động vật hoang dã
  2. Săn bắt thú hoang dã, quí hiếm
  3. Xây dựng các khu bảo tồn, rừng đầu nguồn
  4. Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn

Đáp án:

Để bảo vệ thiên nhiên hoang dã, cần ngăn chặn săn bắt thú hoang dã, quí hiếm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Biện pháp dưới đây góp phần vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên hoang dã là:

  1. Không cày xới đất để làm ruộng nương trên sườn đồi dốc để tránh sạt lở, xói mòn
  2. Đẩy mạnh việc thuần hoá động, thực vật, lai tạo các dạng động, thực vật mới có chất lượng và chống chịu tốt
  3. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên
  4. Các biện pháp trên đều đúng

Đáp án:

Các biện pháp A, B, C đều góp phần vào việc bảo vệ nguồn tài nguyên hoang dã

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Công nghệ sinh học đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc bảo vệ tài nguyên sinh vật:

  1. Bảo tồn nguồn gen quý hiếm
  2. Tạo ra nhiều giống mới
  3. Lưu giữ và nhân nhanh nhiều giống quý hiếm.
  4. Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người

Đáp án:

Công nghệ sinh học giúp lưu giữ và nhân nhanh nhiều giống quý hiếm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Các loài rùa biển đang bị săn lùng lấy mai làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, chúng ta cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào?

  1. Bảo vệ các bãi cát là bãi đẻ của rùa biển và vận động người dân không đánh bắt rùa biển
  2. Tổ chức cho nhân dân nuôi rùa
  3. Không lấy trứng rùa
  4. Chỉ khai thác rùa ngoài thời gian sinh sản

Đáp án:

Để bảo vệ các loài rùa biển chúng ta cần bảo vệ các bãi cát là bãi đẻ của rùa biển và vận động người dân không đánh bắt rùa biển.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Đối với những vùng đất trồng, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là:

  1. Trồng cây, gây rừng
  2. Tiến hành chăn thả gia súc
  3. Cày xới để làm nương, rẫy sản xuất cây lương thực
  4. Làm nhà ở

Đáp án:

Đối với đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Vai trò của việc trồng cây gây rừng trên vùng đồi trọc, đất trống là:

  1. Hạn chế xói mòn, lũ lụt, cải tạo khí hậu
  2. Cho ta nhiều gỗ
  3. Phủ xanh vùng đất trống
  4. Bảo vệ các loài động vật

Đáp án:

Trồng cây gây rừng trên vùng đồi trọc, đất trống hạn chế xói mòn, lũ lụt, cải tạo khí hậu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp, biện pháp cần làm là:

  1. Không lạm dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
  2. Tăng cường bón thật nhiều phân bón hoá học cho cây trồng
  3. Dùng thuốc diệt cỏ để phòng trừ cỏ dại
  4. Cả 3 biện pháp nêu trên

Đáp án:

Để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp không lạm dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Chọn câu sai trong các câu sau đây:

  1. Việc bảo vệ rừng và cây xanh có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyen sinh vật khác
  2. Thảm thực vật có tác dụng chống xói mòn đất, giữ ẩm cho đất. Thực vật còn là thức ăn và nơi ở cho nhiều loài sinh vật khác nhau
  3. Mọi người và mọi quốc gia đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn và cải tạo thiên nhiên
  4. Giữ gìn và cải tạo thiên nhiên chỉ là trách nhiệm của chính phủ các nước

Đáp án:

D sai, Mọi người và mọi quốc gia đều có trách nhiệm trong việc giữ gìn và cải tạo thiên nhiên

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Ý nghĩa của việc gìn giữ thiên nhiên hoang dã là gì?

A. Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.

B. Duy trì cân bằng sinh thái

C. Tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Ý nghĩa của việc trồng cây gây rừng là gì?

A. Chống xói mòn đất.

B. Tạo nơi ở cho nhiều loài sinh vật.

C. Giúp điều hòa khí hậu.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Biện pháp nào sau đây không giúp bảo vệ tài nguyên rừng?

A. Đốt rừng làm nương rẫy.

B. Động viên nhân dân trồng rừng.

C. Cấm chặt phá rừng, đốt rừng.

D. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

Câu 13: Biện pháp chủ yếu và cần thiết đối với vùng đất trống, đồi trọc thì là gì?

A. Xây nhà ở.

B. Chăn thả gia súc

C. Trồng cây cây rừng.

D. Cày xới trồng lương thực.

Câu 14: Biện pháp giúp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa bao gồm

A. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.

B. Thay đổi các loại cây trồng hợp lí

C. Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.

D. Cả A, B, C

Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Đốt rừng gây mất cân bằng sinh thái.

B. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh giúp hạn chế ô nhiễm môi trường.

C. Trồng rừng tạo nơi ở cho nhiều loài sinh vật.

D. Rừng là tài nguyên tái sinh nên có thể khai thác bừa bãi.

Câu 16: Cho các biện pháp sau:

1. Trồng cây gây rừng.

2. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.

3. Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.

4. Cấm săn bắn động vật hoang dã.

Trong các biện pháp trên, số biện pháp giúp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa là

A. 1    B. 2     C. 3     D. 4

Câu 17: Ứng dụng của công nghệ sinh học đối với bảo vệ thiên nhiêu là gì?

A. Bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

B. Lai tạo ra các giống sinh vật có năng suất, chất lượng cao.

C. Tạo ra giống chống chịu tốt.

D. Cả A, B, C

Câu 18: Để góp phần bảo vệ thiên nhiên con người cần

A. chặt phá rừng bừa bãi.

B. xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia.

C. săn bắn động vật hoang dã.

D. xả rác bừa bãi.

Câu 19: Mất cân bằng sinh thái là gì?

A. Là trạng thái không ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái, làm gia tăng, giảm, thậm chí tuyệt chủng các thành phần trong hệ sinh thái.

B. Là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái.

C. Là trạng thái không ổn định tự nhiên của hệ sinh thái.

D. Là sự mất nơi ở của các loài sinh vật.

Câu 20: Trên Trái đất có nhiều loại môi trường khác nhau. Các môi trường này khác nhau ở những đặc tính nào?

A. Đặc tính vật lí, đặc tính hoá học

B. Đặc tính sinh học, đặc tính hoá học

C. Đặc tính vật lí, đặc tính sinh học

D. Đặc tính vật lí, đặc tính hoá học và đặc tính sinh học

Câu 21: Biện pháp xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có hiệu quả chính nào sau đây?

A. Phục hồi các hệ sinh thoái đã bị thoái hoá

B. Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen sinh vật

C. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của người dân

D. Tăng cường công tác trồng rừng

Câu 22: Hệ sinh thái lớn nhất trên quả đất là:

A. Rừng mưa vùng nhiệt đới

B. Các hệ sinh thái hoang mạc

C. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng

D. Biển

Câu 23: Hiện tượng nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường?

A. Khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt

B. Nước thải công nghiệp, khí thải của các loại xe

C. Tiếng ồn của các loại động cơ

D. Trồng rau sạch, sử dụng phân vi sinh

Câu 24: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến ô nhiễm nguồn nước?

A. Nước thải không được xử lí

B. Khí thải của các phương tiện giao thông

C. Tiếng ồn của các loại động cơ

D. Động đất

Câu 25: Biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất là:

A. Trồng cây gây rừng để chống xói mòn đất

B. Giữ đất không nhiễm mặn, không bị khô hạn

C. Làm tăng lượng mùn và nâng cao độ phì cho đất

D. Cả 3 biện pháp nêu trên đều đúng

Câu 26: Để bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, biện pháp cần làm là:

A. Không khai thác sử dụng nguồn lợi từ rừng nữa

B. Tăng cường khai thác nhiều hơn nguồn thú rừng

C. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia

D. Chặt phá các khu rừng già để trồng lại rừng mới

Câu 27: Để góp phần bảo vệ rừng, điều không nên là:

A. Chấp hành tốt các qui định về bảo vệ rừng

B. Tiếp tục trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng hiện có

C. Khai thác sử dụng nhiều hơn cây rừng và thú rừng

D. Kết hợp khai thác hợp lí với qui hoạch phục hồi và làm tái sính rừng


 

Bài giảng Sinh học 9 Bài 59: Khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên hoang dã

Xem thêm
27 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 59 có đáp án 2023: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã (trang 1)
Trang 1
27 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 59 có đáp án 2023: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã (trang 2)
Trang 2
27 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 59 có đáp án 2023: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã (trang 3)
Trang 3
27 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 59 có đáp án 2023: Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống