25 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 44 có đáp án 2023: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Tải xuống 5 2.8 K 13

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 5 trang gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Sinh học 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 44 có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 9.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 5 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 25 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 44 có đáp án: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật:

 Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 44 có đáp án: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật (ảnh 1)

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 9 

BÀI 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT 

Câu 1: Quan hệ sinh vật cùng loài là:

  1. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với nhau
  2. Quan hệ giữa các cá thể sống gần nhau
  3. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với sống gần nhau
  4. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống ở các khu vực xa nhau

Đáp án:

Quan hệ cùng loài là quan hệ giữa các cá thể cùng loài với sống gần nhau.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biểu hiện quan hệ là:

  1. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch
  2. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh
  3. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch
  4. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế

Đáp án:

Trong một nhóm cá thể, chúng có mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?

  1. Làm tăng thêm sức thổi của gió.
  2. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất
  3. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ
  4. Làm giảm bớt sức thổi của gió, cây ít bị đổ.

Đáp án:

Thực vật sống thành nhóm làm giảm bớt sức thổi của gió, cây ít bị đổ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng "tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ gì?

  1. Cạnh tranh
  2. Sinh vật ăn sinh vật khác
  3. Hỗ trợ
  4. Cộng sinh

Đáp án:

Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng "tự tỉa” ở thực vật là mối quan hệ cạnh tranh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm?

  1. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào
  2. Chỗ ở đầy đủ, thậm chí thừa thãi cho các cá thể
  3. Số lượng cá thể trong bầy tăng lên quá cao
  4. Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm về với nhau

Đáp án:

Số lượng cá thể trong bầy tăng lên quá cao → các cá thể trong nhóm sẽ cạnh tranh lẫn nhau → Khi đó dẫn tới hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là

  1. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể
  2. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng
  3. Hạn chế sự cạnh tranh giữa các các thể
  4. Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn

Đáp án:

Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Hai mối quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là:

  1. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch
  2. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế
  3. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế
  4. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ

Đáp án:

Các sinh vật khác loài có mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch nhau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Quan hệ cộng sinh là:

  1. Hai loài sống với nhau, loài này tiêu diệt loài kia
  2. Hai loài sống với nhau và cùng có lợi
  3. Hai loài sống với nhau và gây hại cho nhau
  4. Hai loài sống với nhau và không gây ảnh hưởng cho nhau

Đáp án:

Quan hệ cộng sinh là hai loài sống với nhau và cùng có lợi

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ?

  1. Ký sinh
  2. Cạnh tranh 
  3. Cộng sinh
  4. Hội sinh

Đáp án:

Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ Hội sinh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10:  Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ khác loài nào sau đây?

  1. Cộng sinh.
  2. Sinh vật ăn sinh vật khác
  3. Cạnh tranh
  4. Kí sinh

Đáp án:

Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ Sinh vật ăn sinh vật khác.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Rận, bét với trâu, bò có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây?

  1. Hội sinh
  2. Kí sinh
  3. Sinh vật ăn sinh vật khác.
  4. Cạnh tranh.

Đáp án:

Rận, bét với trâu, bò có mối quan hệ kí sinh

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiêu nào dưới đây?

  1. Hội sinh.
  2. Cộng sinh.
  3. Kí sinh.
  4. Nửa kí sinh.

Đáp án:

Địa y sống bám trên cành cây không gây hại cho cây, giữa địa y và cây có mối quan hệ hội sinh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch giữa hai loài là:

  1. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y
  2. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu
  3. Cáo đuổi bắt gà
  4. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ

Đáp án:

Cáo đuổi bắt gà là quan hệ đối địch.

Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y và Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu là quan hệ cộng sinh .

Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ là cạnh tranh cùng loài.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Hiện tượng rễ của các cây cùng loài sống gần nhau nối liền với nhau biểu thị mối quan hệ gì?

A. Hỗ trợ

B. Cộng sinh

C. Hội sinh

D. Cạnh tranh

Câu 15: Hãy lựa chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

A. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.

B. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nguồn thức ăn nhanh chóng.

C. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn.

D. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm tăng nguồn thức ăn.

Câu 16: Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ cộng sinh?

A. Địa y sống bám trên cành cây.

B. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

C. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu.

D. Giun đũa sống trong ruột người.

Câu 17: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm do nguyên nhân nào?

A. Môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội.

B. Số lượng cá thể tăng quá cao.

C. Con đực tranh giành nhau con cái.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 18: Sự hợp tác có lợi giữa các loài sinh vật là quan hệ

A. hỗ trợ

B. cộng sinh

C. hội sinh

D. cạnh tranh

Câu 19:Ví dụ về nhạn biển và cò làm tổ cùng nhau thành tập đoàn là quan hệ

A. hỗ trợ

B. hội sinh

C. hợp tác

D. cạnh tranh

Câu 20: Ví dụ về tảo gây tử vong cho nhiều loài tôm, cá… bằng cách tiết chất độc vào môi trường nước gây hiện tượng thủy triều đỏ thuộc quan hê

A. cạnh tranh

B. ức chế - cảm nhiễm

C. đối địch

D. sinh vật này ăn sinh vật khác

Câu 21: Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ?

A. Số lượng cây mọc nhiều trong một diện tích nhỏ.

B. Cây thiếu ánh sáng.

C. Cây không lấy đủ dinh dưỡng.

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 22: Cho các ví dụ sau

1. Hoa lan sống trên các cành gỗ mục trong rừng.

2. Địa y sống bám trên cành cây.

3. Tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ.

4. Vi khuẩn sống trong nốt sần các cây họ đậu.

Trong các ví dụ trên, có bao nhiêu ví dụ biểu hiện quan hệ kí sinh-nửa kí sinh?

A. 1   B. 2   C. 3   D. 4

Câu 23: Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác gồm có

A. Động vật ăn thực vật.

B. Động vật ăn thịt con mồi.

C. Thực vật bắt sâu bọ.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 24: Cho các phát biểu sau

1) Các sinh vật sống cùng loài thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

2) Trong mối quan hệ khác loài, các sinh vật hỗ trợ hoặc đối địch với nhau.

3) Địa y sống bám trên cây gỗ thuộc quan hệ ký sinh- bán kí sinh.

4) Tảo biển tiết chất độc vào môi trường nước gây tử vong cho nhiều loài tôm cá thuộc quan hệ ức chế cảm nhiễm.

Trong các phát biểu trên, các phát biểu đúng là

A. (1), (2), (3)

B. (1), (2), (4)

C. (1), (3), (4)

D. (2), (3), (4)

Câu 25: Nhạn biển và cò làm tổ cùng nhau thành tập đoàn thuộc quan hệ

A. cộng sinh

B. hội sinh

C. hợp tác

D. kí sinh-nửa kí sinh


 

Bài giảng Sinh học 9 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Xem thêm
25 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 44 có đáp án 2023: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật (trang 1)
Trang 1
25 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 44 có đáp án 2023: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật (trang 2)
Trang 2
25 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 44 có đáp án 2023: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật (trang 3)
Trang 3
25 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 44 có đáp án 2023: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật (trang 4)
Trang 4
25 câu Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 44 có đáp án 2023: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống