30 câu Trắc nghiệm Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án 2023 – Hóa học lớp 9

Tải xuống 6 9.9 K 103

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ Câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 9 Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 6 trang gồm 30 Câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Hóa học 9. Hi vọng với bộ Câu hỏi trắc nghiệm Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học 9.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 4 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có đáp án – Hóa học lớp 9:

undefined (ảnh 1)

Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 1: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc :

A. Chiều nguyên tử khối tăng dần.

B. Chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

C. Tính kim loại tăng dần.

D. Tính phi kim tăng dần.

Lời giải

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Đáp án: B

Bài 2: Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết

A. Số thứ tự của nguyên tố.

B. Số electron lớp ngoài cùng.

C. Số hiệu nguyên tử

D. Số lớp electron.

Lời giải

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết số lớp electron.

Đáp án: D

Bài 3: Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

A. Số electron lớp ngoài cùng.

B. Số thứ tự của nguyên tố.

C. Số hiệu nguyên tử.

D. Số lớp electron.

Lời giải

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết: Số electron lớp ngoài cùng

Đáp án: A

Bài 4: Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần:

A. Be, Fe, Ca, Cu.

B. Ca, K, Mg, Al.

C. Al, Zn, Co, Ca.

D. Ni, Mg, Li, Cs.

Lời giải

Dãy thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần là: Ni, Mg, Li, Cs.

Loại A vì Ca có tính kim loại mạnh hơn Cu.

Loại B vì Mg có tính kim loại mạnh hơn Al

Loại C vì Al có tính kim loại mạnh hơn Zn

Đáp án: D

Bài 5: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần:

A. Mg, Na, Si, P.

B. Ca, P, B, C.

C. C, N, O, F.

D. O, N, C, B.

Lời giải

Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần: C, N, O, F vì 4 nguyên tố này cùng thuộc 1 chu kì và cùng sắp xếp theo chiều tăng điện tích hạt nhân.

Đáp án: C

Bài 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng:

A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm

B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, sắp xếp theo Z tăng dần

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử

D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A,  8 nhóm B, 18 cột trong đó nhóm A có 8 cột và nhóm B có 10 cột

Lời giải

Phát biểu không đúng là: Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử

Đáp án: C

Bài 7: Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là:

A. Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

B. Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

C. Na2O, MgO, K2O, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7

D. K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Lời giải

Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Đáp án: A

Bài 8: Nguyên tố X có cấu tạo như sau: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Tính chất hóa học cơ bản của X là

A. Tính kim loại mạnh.

B. Tính phi kim mạnh.

C. X là khí hiếm.

D. Tính kim loại yếu.

Lời giải

Từ vị trí này ta biết:

+ Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11, đó là Na.

+ Nguyên tố X ở chu kì 3, do đó có 3 lớp electron.

+ Nguyên tố X ở nhóm I có 1e lớp vỏ ngoài cùng, nguyên tố A ở đầu chu kì nên có tính kim loại mạnh.

Đáp án: A

Bài 9: Nguyên tố B có điện tích hạt nhân bằng 19+, có 4 lớp electron, có 1e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố B?

A. B thuộc ô 18, chu kì 4, nhóm IB.

B. B thuộc ô 19, chu kì 3, nhóm II.

C. B thuộc ô 19, chu kì 4, nhóm I.

D. B thuộc ô 18, chu kì 3, nhóm I.

Lời giải

Ta có:

 + Nguyên tố B có điện tích hạt nhân là 19+ nên B thuộc ô thứ 19

+ Nguyên tố B có 4 lớp e nên B thuộc chu kì 4.

+ Nguyên tố B có 1 e lớp ngoài cùng nên B thuộc nhóm I

Đáp án: C

Bài 10: Biết nguyên tố X có số hiệu là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố X?

A. X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là phi kim mạnh.

B. X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là phi kim mạnh.

C. X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là kim loại mạnh.

D. X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là kim loại mạnh.

Lời giải

- Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17 => đó là Cl

- Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17 => điện tích hạt nhân là 17+, có 17 proton, 17 electron

- Nguyên tố X ở chu kì 3 => có 3 lớp electron

- Nguyên tố X thuộc nhóm VII => lớp e ngoài cùng có 7e

Vì X ở cuối chu kì 3 nên X là phi kim mạnh

Đáp án: A

Bài 11: Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

A. 3              B. 5                      

C. 6              D. 7

Lời giải

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là 6

Đáp án: C

Bài 12: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn:

A. 3 và 3

B. 4 và 3

C. 4 và 4

D. 3 và 4

Lời giải

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố gồm 7 chu kì. Trong đó 3 chu kì nhỏ (chu kì 1, 2, 3) và 4 chu kì lớn (chu kì 4, 5, 6, 7).

Đáp án: D

Bài 13: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 lần lượt là:

A. 8 và 18

B. 18 và 8

C. 8 và 8

D. 18 và 32

Lời giải

Chu kì 3 là chu kì nhỏ => có 8 nguyên tố

Chu kì 5 là chu kì lớn => có 18 nguyên tố

Đáp án: A

Bài 14: A là khí không màu mùi hắc, rất độc và nặng hơn không khí

Hãy xác định công thức của hợp chất khí A, biết rằng

+ A là oxit của lưu huỳnh chưa 50% oxi

+ 1 gam khí A chiến thể tích 0,35 lit ở đktc

A. SO

B. SO3

C. SO2

D. NO2

Lời giải

Bài tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

– Tìm số nguyên tử S, O trong phân tử A

Bài tập về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

mS = 64 – 32 = 32g => ns = 32/32 = 1 mol

Suy ra trong 1 phân tử A có 1S và 2O, công thức của A là SO2

Đáp án: C

Bài 15: Nhóm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là

 A. O, F, N, C.

 B. F, O, N, C.

 C. O, N, C, F.

 D. C, N, O, F.

Đáp án: D

Các nguyên tố C, N, O, F cùng thuộc chu kỳ 2;

Trong một chu kỳ, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính phi kim của các nguyên tố tăng dần

→ Tính phi kim: C < N < O < F.

Bài 16: Trong 1 chu kỳ (trừ chu kì 1), đi từ trái sang phải tính chất của các nguyên tố biến đổi như sau

 A. tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.

 B. tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần.

 C. tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần.

 D. tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.

Đáp án: C

Bài 17: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần ?

 A. K, Na, Li, Rb.

 B. Li, K, Rb, Na.

 C. Na, Li, Rb, K.

 D. Li, Na, K, Rb.

Đáp án: D

Các kim loại Li, Na, K, Rb thuộc cùng nhóm IA trong bảng tuần hoàn.

Trong cùng một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần

→ Tính kim loại: Li < Na < K < Rb.

Bài 18: Cho các nguyên tố sau O, P, N. Hãy chỉ ra thứ tự sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần

 A. O, P, N.

 B. N, P, O.

 C. P, N, O.

 D. O, N, P.

Đáp án: C

Ta có: P và N cùng thuộc nhóm VA, theo quy luật biến đổi xác định được tính phi kim của P < N.

O và N cùng thuộc chu kỳ 2, theo quy luật biến đổi xác định được tính phi kim của N < O.

Chiều tăng dần tính phi kim là: P < N < O.

Bài 19: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 12+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

 A. chu kỳ 3, nhóm II.

 B. chu kỳ 3, nhóm III.

 C. chu kỳ 2, nhóm II.

 D. chu kỳ 2, nhóm III.

Đáp án: A

X có 3 lớp electron → X thuộc chu kỳ 3

Lớp ngoài cùng của X có 2 electron → X thuộc nhóm II.

Bài 20: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là

 A. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là kim loại mạnh.

 B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu.

 C. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim mạnh.

 D. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim yếu.

Đáp án: C

X có 3 lớp electron → X thuộc chu kỳ 3

Lớp ngoài cùng của X có 7 electron → X thuộc nhóm VII.

X ở phía cuối chu kỳ nên là phi kim mạnh.

Bài 21: Trong chu kỳ 3, X là nguyên tố đứng đầu chu kỳ, còn Y là nguyên tố đứng cuối chu kỳ nhưng trước khí hiếm. Nguyên tố X và Y có tính chất sau

 A. X là kim loại mạnh, Y là phi kim yếu.

 B. X là kim loại mạnh, Y là phi kim mạnh.

 C. X là kim loại yếu, Y là phi kim mạnh.

 D. X là kim loại yếu, Y là phi kim yếu.

Đáp án: B

Bài 22: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 19, chu kỳ 4, nhóm I trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Phát biểu nào sau đây đúng ?

 A. Điện tích hạt nhân 19+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại mạnh.

 B. Điện tích hạt nhân 19+, 1 lớp electron, lớp ngoài cùng có 4 electron, kim loại mạnh.

 C. Điện tích hạt nhân 19+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 4 electron, kim loại yếu.

 D. Điện tích hạt nhân 19+, 4 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron, kim loại yếu.

Đáp án: A

M có số hiệu nguyên tử là 19 nên điện tích hạt nhân nguyên tử M là 19+.

M thuộc chu kỳ 4 nên có 4 lớp electron trong nguyên tử; M thuộc nhóm I nên lớp ngoài cùng có 1 electron.

M đứng ở đầu chu kỳ nên là kim loại mạnh.

Bài 23: Nguyên tố X ở chu kỳ 4 nhóm VI, nguyên tố Y ở chu kỳ 2 nhóm VII. So sánh tính chất của X và Y thấy

 A. tính phi kim của X mạnh hơn Y.

 B. tính phi kim của Y mạnh hơn X.

 C. X, Y có tính phi kim tương đương nhau.

 D. X, Y có tính kim loại tương đương nhau.

Đáp án: B

Theo quy luật biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn xác định được Y là phi kim mạnh nhất. Do đó, tính phi kim của Y mạnh hơn X.

Bài 24: Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 10. Điều khẳng định nào sau đây không đúng ?

 A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 10+, nguyên tử có 10 electron.

 B. Nguyên tử X cuối chu kỳ 2.

 C. X là một khí hiếm.

 D. X là 1 kim loại hoạt động yếu.

Đáp án: D

Bài giảng Hóa học 9 Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống