Giáo án hóa học 9 Bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học mới nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án hóa học 9 Bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Môn: Khoa học tự nhiên

CHỦ ĐỀ: BÍ MẬT VỀ CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

I)    Mục tiêu
1)    Kiến thức
-    Học sinh biết được bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hiểu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
-    Học sinh biết được cấu tạo bảng tuần hoàn: ô nguyên tố, nhóm, chu kì.
-    Học sinh hiểu được các nguyên tố nào có trong tự nhiên, trong cơ thể sinh vật cũng như ở con người. Từ đó các em biết bảo vệ và yêu thương cơ thể.
2)    Kĩ năng
-    Học sinh biết sử dụng bảng tuần hoàn từ cấu tạo của một số nguyên tử điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên ) suy ra vị trí và tính chất hóa học cơ bản của chúng và ngược lại .
-    Học sinh biết được các nguyên tố thuộc nhóm nào và chu kì nào.
-    Học sinh biết được các nguyên tố hóa học dùng trong vật lý - phóng xạ. 
3)    Thái độ
-    Học sinh thích tìm hiểu về môn Khoa học tự nhiên
-    Học sinh yêu thích bộ môn.
-    Học sinh biết yêu thương bản thân, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. 
4)    Năng lực
-    Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn khoa học tự nhiên, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II)    Phương pháp dạy học
-    Phương pháp vấn đáp.
-    Phương pháp quan sát
-    Phương pháp trò chơi.
-    Phương pháp thuyết trình.
-    Phương pháp báo cáo vòng tròn.
-    Kĩ thuật phòng tranh.
III)    Chuẩn bị
1)    Giáo viên
-    Bảng tuần hoàn phóng to trên giấy A0.
-    Các thẻ bài trò chơi và quà cho trò chơi.
-    Giấy A0, bút màu.
-    Tranh ảnh.
-    Giáo án lên lớp và bài giảng powpoint.
-    Phiếu học tập.
2)    Học sinh
-    Đọc trước bài mới ở nhà.
-    Tìm hiểu trước về nhân vật: Menđêlêep (Dmitri Ivanovich Mendeleev) 
IV)    Tiến trình dạy học
1)    Ổn định lớp
-    Lớp trưởng báo cáo sỉ số lớp
-    Khởi động: Trò chơi sóng vỗ
-    Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.
2)    Kiểm tra bài cũ
-    Không kiểm tra bài cũ
3)    Bài mới
-    Vào bài mới: Cho học sinh tham gia 1 trò chơi theo nhóm.
-    Ở tiết học trước giáo viên có giao nhiệm vụ cho học sinh về việc tìm hiểu 1 nhân vật Menđêlêep (Dmitri Ivanovich Mendeleev). Thì hôm nay, các nhóm lần lượt trình bày về nhân vật đó theo sự tìm hiểu của các em. Theo quy tắc báo cáo vòng tròn, 1 nhóm trình bày 1 ý và xoay vòng. Nhóm sau không được trình bày lại ý của nhóm trước. 
-    Giáo viên: giới thiệu nhân vật Menđêlêep (Dmitri Ivanovich Mendeleev) là cha đẻ của Bảng Tuần hoàn các nguyên tố Hóa học. Vậy bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có nguyên tắc sắp xếp như thế nào và cấu tạo ra sau thầy và trò chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay BÀI: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUÀN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.

Hoạt động của giáo viên    Hoạt động của học sinh    Nội dung ghi bài
Hoạt động 1: I/ nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
-Gv: Cho học sinh tham gia trò chơi sắp xếp thẻ bài.
Giáo viên sẽ phát cho mỗi nhóm 10 thẻ bài. Mỗi thẻ bài thể hiện 1 ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Các em học sinh sẽ tham gia cùng nhóm. Các em sẽ tìm hiểu về các thẻ bài đó và sắp xếp các thẻ bài theo các nhóm mà chúng có ít nhất 1 điểm chung.
-Gv: Hỏi: Vì sao các em xếp chúng như vậy?
-Gv: Nhận xét và kết luận.
-Gv: Thông qua trò chơi Giới thiệu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Và giới thiếu cấu tạo Bảng tuần hoàn với học sinh.    Hoạt động 1: I/ nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
-Hs: Tham gia trò chơi theo nhóm.
 
-Hs: Chia các thẻ bài theo nhóm mà chúng có ít nhất 1 điểm chung gì đó.
 
-Hs: Các nhóm treo kết quả lên bảng.

 

-Hs: Trình bày ý kiến.

-Hs: Lắng nghe    BÀI: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUÀN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.

I/ nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
-Bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
-Các nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng bằng nhau xếp thành 1 cột (nhóm)
-Các nguyên tố có số lớp electron bằng nhau xếp thành 1 hàng (chu kì).

Hoạt động 2: II/Cấu tạo ô nguyên tố.
-Gv: Cho học sinh tham gia trò chơi ô số bí ẩn. 
Dựa vào bảng tuần hoàn (BTH) trên, học sinh sẽ đọc ra bắt kì 1 con chữ hoặc 1 con số mà các e đang nghĩ đến trên BTH. Giáo viên sẽ đọc được suy nghĩ của học sinh về đang nghĩ đến ô nào.
-Gv: Giải thích quy luật trò chơi đó.
-Gv: Thông qua trò chơi.Sẽ biết được 1 ô nguyên tố cho biết được: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, cũng như nguyên tử khối của nguyên tử đó.
-Gv: Lưu ý cho học sinh: Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron nguyên tử.
-Gv: Cho học sinh tham gia trò chơi ai nhanh hơn để củng cố lại nội dung ô nguyên tử.    Hoạt động 2: II/Cấu tạo ô nguyên tố.
-Hs: Hứng thú tham gia trò chơi.

Hs: Chú ý lắng nghe    II/Cấu tạo ô nguyên tố.
Cấu tạo 1 ô nguyên tử gồm:
-Kí hiệu hóa học 
-Số hiệu nguyên tử
-Tên nguyên tố
-Nguyên tử khối.
Số hiệu nguyên tử = số ô nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron nguyên tử.

Hoạt động 3: III/Chu kì.
-Gv: BTH gồm có 7 chu kì, trong đó chu kì 1,2,3 gọi là chu kì nhỏ.
-Gv: Chu kì là 1 dãy nguyên tố nằm ngang trên BTH.
-Gv: Chu kì là 1 dãy nguyên tố mà các nguyên tử của chúng có cùng số electron và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
-Gv: Cho học sinh chơi trò chơi. Dựa vào BTH học sinh hãy sắp xếp các 10 nguyên tố ban đầu theo nhóm mà chúng có chung 1 chu kì.
-Gv: Cho học sinh trình bày về các nhóm nguyên tố đó thuộc chu kì nào.
-Gv: Nhận xét.    Hoạt động 3: III/Chu kì. 
-Hs: Chú ý lắng nghe.

-Hs: Tham gia trò chơi.

-Hs: Trình bày và nhận xét các nhóm.

-Hs: Chú ý lắng nghe.    Hoạt động 3: III/Chu kì.
Chu kì là 1 dãy nguyên tố mà các nguyên tử của chúng có cùng số electron và được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

Hoạt động 4: IV/ Nhóm
-Gv: Nhóm là 1 dãy nguyên tố nằm dọc từ trên xuống dưới trên BTH.
-Gv: Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
-Gv: Cho học sinh chơi trò chơi sắp xếp lại 10 nguyên tố hóa học theo nhóm.
-Gv: Cho học sinh trình bày về các nhóm nguyên tố đó. Và cho biết nhóm đó có mấy electron ngoài cùng.
-Gv: Nhận xét.    Hoạt động 4: IV/ Nhóm
-Hs: Chú ý lắng nghe

-Hs: tham gia trò chơi theo nhóm.

-Hs: Trình bày và nhận xét các nhóm.-Hs: Chú ý lắng nghe.    Hoạt động 4: IV/ Nhóm
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Hoạt động 5: V/ Liên hệ các nguyên tố hóa học vào cuộc sống.
-Gv: Giới thiệu với các em học sinh về nhóm nguyên tố f_Nhóm những nguyên tố về phóng xạ, vật lý hạt nhân.
Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ). Các nguyên tử có tính phóng xạ gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các nguyên tử không phóng xạ gọi là các đồng vị bền. Các nguyên tố hóa học chỉ gồm các đồng vị phóng xạ (không có đồng vị bền) gọi là nguyên tố phóng xạ.Các tia phóng xạ có từ tự nhiên có thể bị chặn bởi các tầng khí quyển của Trái Đất.
-Gv: Cho học sinh xem video “Tại sao phóng xạ lại nguy hiểm” để cho học sinh hiểu về sự nguy hiểm cuả việc phóng xạ.
-Gv: Cho học sinh xem biểu đồ về thành phần các nguyên tố hóa học trong cơ thể con người.
Hầu hết cơ thể con người được tạo ra từ nước, H2O, Trong mỗi tế bào nước chiếm khoảng 65-90% theo trọng lượng. Vì thế, không đáng ngạc nhiên rằng hầu hết khối lượng của cơ thể chúng ta là oxi. Carbon, thành phần cơ bản của các phân tử hữu cơ, là nguyên tố đứng thứ hai sau oxi. Gần như toàn bộ khối lượng (99%) của cơ thể con người được tạo thành từ sáu nguyên tố: oxi, carbon, hydro, nitơ, canxi, và phốt pho.
Sau đây là tỉ lệ phần trăm các nguyên tố trong cơ thể chúng ta:
1. Oxy (65%)
2. Carbon (18%)
3. Hydro (10%)
4. Nitơ (3%)
5. Canxi (1.5%)
6. Phốt pho (1.0%)
7. Kali (0.35%)
8. Lưu huỳnh (0.25%)
9. Natri (0.15%)
10. Magiê (0.05%)
11. Đồng, Kẽm, Selen, Molybđen, Flo, Clo, Iot, Mangan, Coban, Sắt (0.70%)
12. Liti, Stronti, Nhôm, Silic, Chì, Vanadi, Arsen, Brom (rất ít)
-Gv: Nhấn mạnh vai trò quan trọng của các nguyên tố hóa học trong cơ thể.
-Gv: Đặt câu hỏi: Từ những vai trò của các nguyên tố hóa học trên học sinh cần làm gì để bảo vệ cơ thể.
-Gv: Nhận xét và tóm ý.    Hoạt động 5: V/ Liên hệ các nguyên tố hóa học vào cuộc sống.
-Hs: Chú ý lắng nghe

-Hs: Xem video và chú ý về sự nguy hiểm của sự phóng xạ.-Hs: Quan sát và tìm hiểu

-Hs: Chú ý lắng nghe và lưu ý.-Hs: Trả lời giáo viên.    V/ Liên hệ các nguyên tố hóa học vào cuộc sống.
-Học sinh tự liên hệ vào cuộc sống và bản thân.
4)    Thực hành –vận dụng:
-    Cho 2 học sinh hoàn thành bài tập sau:
    Magie    Sắt
Kí hiệu hóa học        
Nguyên tử khối        
Ô số        
Nhóm        
Chu kì        
-    Giáo viên kể cho lớp nghe một câu chuyện.

Câu chuyện về làng hóa học.
Hễ ai có dịp đến Làng Halogen , thì đều bắt gặp lũ trẻ nghêu ngao câu ca rằng :
“…..Đầu lòng hai ả tố nga,
Flo là chị, em là Clo .
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Clo trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang .

Én liệng chào đón xuân sang,
Múa thua uyển chuyển, ngập ngừng hát ca .
Flo sắc xảo đậm đà,
Xét phần tài sắc lại là phần hơn .
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Én ghen tiếng hót, biển hờn kém xanh…..”

Đó là vài câu ca đồng điệu, đùa vui của một cụ già – tên Chì mà thôi . Cụ vốn tự phong cho mình là “nhà thơ” , nhưng nói thật, chứ cụ đã ra khỏi lũy tre làng lần nào đâu . Cứ mỗi buổi chiều trên triền núi Halogen, lũ trẻ chăn trâu lại được tận hưởng tiếng sáo lúc véo von, lúc réo rắt từ cụ Chì . Tiếng sáo ấy vẫn vang vang, vẫn đều đều như thế, như thể muốn đi xa lắm . Nhưng những dãy núi cao kia dường như không hiểu. Nó đã ngăn lại , và vọng nên điệp khúc của những bản tình ca kéo dài đến xế chiều – nơi núi rừng hùng vĩ Halogen .

“ Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó ,
Chiều in nghiêng trên mảng núi xa
Con trâu trắng dẫn đàn trên núi
Vểnh đôi tai nghe sáo trở về…..”

Cụ Chì ngoài đời vui tính lắm , cụ đã trêu ai thì trêu dai khủng khiếp . Như hai chị em Flo- Clo chẳng hạn , Cụ trêu nhiều, nhiều đến nỗi , thành ra quen, rồi ai cũng thấy quen theo . Lũ trẻ không bắt trước “nhà thơ, nhà nghệ sĩ làng ” mới là lạ .
Đúng là lúc nhỏ hai chị em Flo và Clo xinh xắn lắm , ngoan lắm , nhưng về mảng hát và vẽ thì chỉ có chờ “tương lai” mới trả lời được . Trong làng , ai cũng bảo : “mai này, cả hai chị em sẽ trở thành niềm tự hào của gia đình , của làng Halogen này ” .
Nhưng ……
Rời mảnh đất thanh bình, rời việc chăn trâu thường ngày . Hai chị em đến học ở thành phố Sắt Thép – một vùng đất sầm uất ,ồn ào, náo nhiệt .Sau một thời gian , khi trở về làng , mọi người thấy hai chị em khác nhiều lắm . Chị Flo theo học lớp chọn, của một trường chọn có tiếng . Nhưng vẻ xinh đẹp lại tạo nên mâu thuẫn cho chính con người của Flo . Flo ngày càng chăm chút làm đẹp hơn , thì kết quả học tập càng thấp hơn .Tổng kết của cô luôn đội sổ lớp – Dù rằng , cô vẫn xinh nhất lớp . Đã có lần Bác họ của Flo , cùng bạn bè, thầy cô sốt sắng đi tìm khắp nơi , trong lúc ai nấy đang lo lắng, thì thấy Flo từ một cửa hàng nước Hoa đi ra . Mọi người giận lắm . Và cũng chẳng biết từ bao giờ cửa hàng Este được coi như là nhà của Flo vậy . Một lần, cô nàng phải viết bản kiểm điểm vì trốn học đi tìm hiểu hội chợ nước Hoa , rồi đi hát kali-Oxi . Flo chỉ ưa dùng Benzyl axetat và Geranyl axetat để thoa lên làn tóc của mình .Có lần Flo dùng nhầm Amyl axetat , nên mọi người lầm tưởng cô tắm hoa chuối . Bạn bè góp ý, thì cô lại bảo “ đẹp thì phô ra, xấu xa đậy vào ” , rồi còn quay sang chê người khác “ Quê mùa ”
Đúng là đôi khi , qui luật thật nghiệt ngã – sự nghiệt ngã mà chính Flo không thể lường trước được . Biết tin, lớp sẽ có thêm bạn mới . Cô nàng dùng nhiều loại nước hoa, những loại mà cô cho là khá đặc biệt . Nhưng, trên đường tới trường khi đi ngang qua một vườn hoa .Thì chao ôi ! Một đàn ong từ đâu vù vù hướng tới nhằm thẳng vào…..“bông hoa di động” ……..!
Sau hôm đó, mọi người tưởng chừng Flo sẽ thay đổi . Nhưng được một thời gian, Flo rồi đâu lại vào đấy .
Khác với cô chị, tính cách cô em Clo vẫn không thay đổi lắm , ngoại trừ người ta thấy mái tóc cô đẹp và dài , đôi mắt thì đen với đôi má lúm, miệng hay cười chúm chím . Có anh chàng người xứ Kiềm Thổ si tình đã ví von rằng “ mái tóc Clo đẹp tựa như áng mây trên mảnh núi Halogen , tiếng hát của cô trong veo như tiếng chim sơn ca, như tiếng suối mát trong chảy nơi đầu nguồn” . Nói vậy thôi, chứ giọng hát của Clo cũng vẫn chỉ thuộc tốp gọi là nghe được của khu Nội Trú này . Xác định được đúng, việc học tập mới là quan trọng nhất , nên Clo học chăm chỉ lắm . Những giờ tự học buổi chiều, hay buổi tối Cô thường ngồi ở lại học và là người về KTX muộn nhất . Buổi sáng cô thường dậy sớm . Bới thế , mỗi khi tổng kết thi đua, Clo luôn đạt vị trí cao nhất . Là người học giỏi, nhưng Clo luôn giúp bao bạn cùng tiến như bạn : N, C, O, và cậu Cs tinh nghịch …….
The end
Chú thích :
- Đến kì thi ĐH, Clo đỗ đúng nguyện vọng và đạt điểm gần tuyệt đối cả 3 môn , còn người chị dù những năm đầu có ham chơi, nhưng sau đã biết cố gắng nên cũng may mắn đủ điểm sàn đi học theo nguyện vọng 3 ( tất nhiên phải cộng cả điểm ưu tiên ) .
- Tám năm sau, Clo lấy chồng tên là Na ( anh trai Cs ) nhà cách Halogen khoảng 300 cây số về miền sâu xa ; còn người chị thì lấy anh chàng tên Sắt , mặc cho anh chàng tên Nhôm thầm yêu trộm nhớ . Nhưng rồi, Al cũng tìm được một cô nàng cũng tên là Flo . Flo này, dù không xinh đẹp lắm, nhưng giỏi giang , phúc hậu .
-Một dịp hai mẹ con Flo tới nhà cô em chơi , đứa cháu NaCl nghịch ngợm, bị ngã nhưng rồi nhanh chóng đứng dậy, tự phủi tay rồi tiếp tục nô đùa .
Người chị Flo buột miệng : “ Sao nó không khóc, không nằm đợi người lớn bế nó dậy và dỗ nhỉ ???? ” 
(Sưu tầm) .
5)    Hướng dẫn về nhà
-    Học bài cũ
-    Đọc trước bài: Phân tử, đơn chất và hợp chất.
-    Làm bài tập
V)    Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Menđêlêep (Dmitri Ivanovich Mendeleev)
Đmitri Ivanôvích Menđêlêep (1834 - 1907): Menđêlêep là nhà hóa học và là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng nước Nga. Ông tốt nghiệp đại học năm 21 tuổi đã từng là giáo viên trung học, sau đó đến dạy học tại trường Đại học Pêtécbua chuyên ngành hóa học, ông đã lần lượt qua Pháp, Đức học tập nghiên cứu. Cống hiến lớn nhất của ông là nghiên cứu ra bảng tuần hoàn Menđêlêep, đây là một cống hiến xuyên thời đại đối với lĩnh vực phát triển hóa học của ông, người sau mệnh danh ông là "thần cửa của khoa học Nga" (door - god).
Cống hiến xuất sắc nhất của Menđêlêep là phát hiện ra quy luật biến hóa mang tính chu kỳ của các nguyên tố hóa học gọi tắt là quy luật tuần hoàn các nguyên tố.
Khi Menđêlêep viết "Nguyên lý hóa học", ông nghĩ đến lúc này trong số các nguyên tố đã phát hiện trên thế giới là 63 nguyên tố, giữa chúng nhất định có những quy luật biến hóa thống nhất, vì rằng tất cả các sự vật điều có liên quan với nhau. Để phát hiện quy luật này ông đã đăng ký 63 nguyên tố này vào 63 chiếc thẻ, trên thẻ ông viết tên, nguyên tử lượng, tính chất hóa học của nguyên tố. Ông dùng 63 chiếc thẻ mang tên 63 nguyên tố này xếp đi xếp lại trên bàn. Bỗng nhiên một hôm ông phát hiện ra rằng nếu xếp các nguyên tố này theo sự lớn nhỏ của nguyên tử lượng thì sẽ xuất hiện sự biến hóa mang tính liên tục rất kỳ lạ, nó giống như một bản nhạc kỳ diệu vậy. Menđêlêep không giấu nổi niềm vui, ông tin tưởng chắc chắn rằng loại quy luật này chứng tỏ quan hệ của vạn vật trên thế giới này là tất nhiên và có luật tuần hoàn của chúng.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (còn gọi là bảng tuần hoàn Menđêlêep) trên 100 năm qua đã là chìa khóa dẫn đến việc phát minh nhiều nguyên tố hóa học mới.

Bài giảng Hóa học 9 Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

 

Xem thêm
Giáo án hóa học 9 Bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án hóa học 9 Bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án hóa học 9 Bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án hóa học 9 Bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án hóa học 9 Bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án hóa học 9 Bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án hóa học 9 Bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án hóa học 9 Bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án hóa học 9 Bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án hóa học 9 Bài 31 Sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 10 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống