Giáo án Sinh học 9 Bài 26, 27: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến - Quan sát thường biến mới, chuẩn nhất

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Sinh học 9 Bài 26, 27: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến - Quan sát thường biến mới, chuẩn nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Sinh học lớp 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

Giáo án Sinh học 9 Bài 26, 27: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến - Quan sát thường biến

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

  • Nhận biết được một số đột biến hình thái ở TV.
  • Phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt phấn giữa thể lưỡng bội (trên tranh, ảnh).
  • Nhận biết các dạng ĐB NST (mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn).
  • Nhận biết được một số thường biến ở một số đối tượng thường gặp.
  • Phân biệt được thường biến với đột biến.
  • Thấy được tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào KG, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

2/ Kĩ năng:

  • Phát triển kĩ năng sử dụng kính HV, và kĩ năng hợp tác nhóm nhỏ.
  • Rèn luyện kĩ năng quan sát và hoạt động theo nhóm.

3/ Thái độ: Có tính cẩn thận

II/ Phương tiện dạy học:

1/ Giáo viên:

  • Tranh, ảnh về các đột biến hình thái: thân, lá, hạt ...
  • Tranh, ảnh về bđ số lượng NST.
  • Tiêu bản về bộ NSt thường và bộ NST bị mất đoạn hoặc chuyển đoạn ở hành tây và tiêu bản về bộ NST lưỡng bội (2n), tam bội (3n) và tứ bội (4n) ở dưa hấu.
  • Kính HV có độ phóng đại 100 - 400 lần.

- Tranh ảnh minh hoạ thường biến

+ Ươm mầm khoai ở ngoài sáng và trong tối.

+ Mang theo cây mạ trồng trong bóng tối và ngoài sáng.

+ Cây dừa nước mọc từ mô đất ca, bò xuống ven bờ và cả trên mặt nước.

+ Lấy 2 củ su hào của cùng một giống, nhưng được chăm sóc (bón phân, tưới nước) khác nhau.

2/ Học sinh:

-   Đọc trước bài

+ Ươm mầm khoai ở ngoài sáng và trong tối.

+ Mang theo cây mạ trồng trong bóng tối và ngoài sáng.

+ Cây dừa nước mọc từ mô đất ca, bò xuống ven bờ và cả trên mặt nước.

+ Lấy 2 củ su hào của cùng một giống, nhưng được chăm sóc (bón phân, tưới nước) khác nhau.

III/ Tiến trình dạy học:

1/ Ổn định

2/ Kiểm tra bài cũ:

3/ Bài mới

Hoạt động 1: Quan sát đặc điểm hình thái của dạng gốc và thể đột biến

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV chia nhóm (mỗi nhóm 10 HS ) và cho các nhóm quan sát đặc điểm hình thái của dạng gốc và các thể  ĐB trên tranh phóng to (hoặc trên màn hình) treo trên bảng.

- GV yêu cầu các nhóm phải nêu lên được các dạng ĐB ở TV và ĐV.

- HS quán sát tranh, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả quan sát của nhóm.

Đại diện một vài nhóm trình bày kết quả quan sát của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung, góp ý kiến. Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp nêu được:

+ Ở TV, dạng ĐB là bạch tạng, cây thấp, bông dài, lúa có lá đòng nằm ngang, hạt dài, hạt có râu.

+ Ở ĐV, chuột ĐB bạch tạng, gà ĐB chân ngắn, ở người ĐB bạch tạng.         

Hoạt động 2: Quan sát bộ NST bình thường và bộ NST có biến đổi cấu trúc và số lượng                     

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to, đồng thời Q/s tiêu bản hiển vi về ĐB cấu trúc NST ở hành tây (hoặc hành ta) để xác định được các dạng ĐB NST.

- GV theo dõi nhận xét, bổ sung và nêu kết luận.

- HS Q/s tranh và tiêu bản, thảo luận nhóm để xác định các dạng ĐB NST.

Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung và cùng đưa ra những kết luận chung.

* Kết luận:

ĐB cấu trúc NST bao gồm:

+ Mất đoạn là 1 đoạn NSt bị đứt ra làm giảm số lượng gen trên NST.

+ Lặp đoạn là 1 đoạn NST nào đó được lặp lại 1 hoặc nhiều lần.

+ Đảo đoạn là một đoạn NST bị đứt rồi quay ngược lại 1800 và gắn vào chỗ bị đứt.

+ Chuyển đoạn là 1 đoạn NST này bị đứt ra vàgắn vào 1 NST khác hoặc cả 2 NST khác cặp cùng đứt 1 đoạn nào đó rồi trao đổi đoạn bị đứt với nhau.

Hoạt động 3: Nhận biết một số kiểu đột biến số lượng NST

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- GV gợi ý cho HS: Q/s để thấy được sự sai khác giữa bộ NST và hình thái của người bình thường (2n) với người dị bội như bệnh Đao, Tơcnơ.

Q/s để rút ra sự sai khác giữa thể lưỡng bội với thể đa bội ở lá tằm quả dưa hấu.

- HS Q/s tranh phóng to hình về bđ số lượng NST ở người, đồng thời Q/s tiêu bản trên KHV về bộ NST 2n, 3n, 4n ở dưa hấu thảo luận theo nhóm để nhận biết được thể dị bội và thể đa bội ở SV.

Đại diện một vài nhóm HS phát biểu ý kiến và dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp nêu lên được nhận xét đúng.

+ Người dị bội (3n) có 3 NST 21 bị bệnh Đao, bệnh Tơcnơ (OX). Các dấu hiệu thể hiện trên tranh).

+ TV đa bội như lá tằm, quả dưa hấu ... có các dấu hiệu thể hiện trên hình vẽ và tiêu bản.    

Hoạt động 4: Quan sát và nhận biết các thường biến trên tranh minh hoạ

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Cho HS Q/s tranh và mẫu vật về các dạng thường biến, để nhận biết được các dạng thường biến và nguyên nhân gây ra thường biến.

 

 

- GV lưu ý HS:

+ So sánh màu sắc của 2 loại mầm khoai và 2 chậu mạ ở trong tối và ngoài sáng.

 

 

+ So sánh màu sắc của con thằn lằn khi ở ngoài nắng và trong bóng rậm.

- GV nhận xét, bổ sung và nêu kết luận.

- HS Q/s tranh, mẫu vật về các dạng thường biến, trao đổi theo nhóm để nêu lên sự khác nhau và nguyên nhân của dạng thường biến. 

Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm.

* Kết luận:

+ Màu sắc của các mầm khoai tây và chậu mạ để ngoài ánh sáng xanh hơn. Màu sắc con thằn lằn trong bóng râm thì xẫm (tối) hơn.

+ Nguyên nhân của sự khác nhau trên là do sự tác động của mt khác nhau đến cơ thể SV.

Hoạt động 5: Quan sát và phân tích sơ đồ minh hoạ thường biến không di truyền được

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Hướng dẫn HS Q/s tranh về ruộng lúa gieo từ những hạt thóc bắt nguồn từ các cây mạ ven bờ và trong ruộng, rút ra nhận xét.

- GV hướng dẫn HS quan sát đoạn thân cây rau dừa nước ở trên cạn được chuyển sang sống trong mt nước.

- HS Q/s tranh, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm.

Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm khác bổ sung và cùng đưa ra nhận xét:

+ Ruộng lúa bao gồm những cây lúa phát triển đồng đều (không có gì khác nhau nhiều)

+ Thường biến (sự khác nhau từ đời trước) không DT được.  

Hoạt động 6

Nhận xét về ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng số lượng và chất lượng

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Hướng dẫn HS Q/s tranh về 2 luống su hào của cùng một giống nhưng được chăm sóc khác nhau để rút ra kết luận về sự ảnh hưởng của mt đến tính trạng chất lượng và số lượng.

- GV nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm  và đưa ra kết luận.

- HS quan sát  tranh, thảo luận theo nhóm cử đại diện trình bày ý kiến của nhóm.

Đại diện một vài nhóm HS trình bày, các nhóm khác bổ sung và cùng đưa ra kết luận đúng.

* Kết luận :

 + Kích thước của các củ su hào ở luống được chăm sóc nhiều thì to hơn ở luống ít được chăm sóc. Điều đó chứng tỏ tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của ĐK ngoại cảnh.

+ Hình dạng các củ su hào ở 2 luống là giống nhau. Điều đó chứng tỏ tính trạng chất lượng ít chịu ảnh hưởng của ĐK mt. 

 

4/ Kiểm tra đánh giá :

-Phân biệt thường biến với đột biến.

5/ Dặn dò

- Đọc trước bài 28 .

 

Xem thêm
Giáo án Sinh học 9 Bài 26, 27: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến - Quan sát thường biến mới, chuẩn nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Sinh học 9 Bài 26, 27: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến - Quan sát thường biến mới, chuẩn nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Sinh học 9 Bài 26, 27: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến - Quan sát thường biến mới, chuẩn nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Sinh học 9 Bài 26, 27: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến - Quan sát thường biến mới, chuẩn nhất (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống