Giáo án Hóa học 9 chủ đề tính chất của muối và phân bón hóa học

Tải xuống 17 1.7 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hóa học 9 chủ đề tính chất của muối và phân bón hóa học theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Chủ đề: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI 
– PHÂN BÓN HÓA HỌC
( TIẾT  14, 15, 16)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức 
        + HS biết được những tính chất hóa học của muối: tác dụng với kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao).
    + Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.
    + HS biết muối NaCl có ở dạng hoà tan trong nước biển và dạng kết tinh trong mỏ muối.
    + Những ứng dụng của natri clorua trong đời sống và trong công nghiệp.
    + Một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng, công thức hóa học cho mỗi loại phân bón.
    + Phân bón vi lượng là gì? Và một số nguyên tố vi lượng cần cho thực vật.
    2. Kĩ năng: 
        + Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát, giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hoá học của muối.
    + Rèn luyện kỹ năng viết đúng phương trình hóa học cho mỗi tính chất.
    + Biết giải những bài tập có liên quan đến tính chất hóa học của muối.
    + Rèn luyện kỹ năng vận dụng những tính chất của NaCl trong thực hành và bài tập.
    + Bài tập tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
    + Rèn luyện kỹ năng biết tính toán để tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón và ngược lại.
    + Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống, rèn các kỹ năng khi sử dụng muối và phân bón hóa học trong đời sống.
3. Thái độ: 
    - Hứng thú học tâp môn hóa học.
    - Vận dụng những kiến thức đã học, giáo dục cho HS biết cách sử dụng NaCl và phân bón hóa học hợp lí và có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Các năng lực chính hướng tới:
    - Qua bài học sẽ giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống.
    - Ngoài ra, còn phát triển năng lực ngôn ngữ hóa học, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, công nghệ thông tin, nghiên cứu hóa học…
II. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Phương pháp dạy học chủ yếu:
    - Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm việc nhóm, hoạt động thực tiễn, giao bài tập về nhà.
2. Thiết bị dạy học và học liệu:
    - Các dụng dụ và hóa chất cần thiết cho các thí nghiệm về tính chất hóa học của muối.
    - Một số mẫu vật và muối ăn và phân bón hóa học, hình ảnh, phiếu học tập, bảng nhóm, bảng phụ, máy chiếu, điện thoại thông minh, Clip minh họa…
    - Một số thông tin về sinh học, công nghệ, địa lí…
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY:
Nội dung
kiến thức    Mức độ nhận biết
    Nhận biết    Thông hiểu    Vận dụng    Vận dụng cao


Chủ đề:
Tính chất hóa học của muối – Phân bón hóa học    - Nêu/nhận ra/chỉ ra được:
+ Muối phản ứng với axit và sinh ra sản phẩm gì;
+ Muối phản ứng với kim loại;
+ Muối phản ứng với bazơ;
+ Muối tan và không tan đều phản ứng được với axit.
+ Điều kiện xảy ra phản ứng hóa học của muối.
- Biết được tính chất của muối NaCl có trong tự nhiên.
- Biết được loại phân bón hóa học nào là phân đạm, phân bón kép. 
- Chỉ ra được chất nào tác dụng được với một muối không tan. 
- Chỉ ra được những muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt cao.
- Chỉ ra  được phân bón kép. 
- Nhận ra được phản ứng trung hòa cũng là phản ứng trao đổi.
- Biết được phản ứng của muối với axit là phản ứng trung hòa.    - Hiểu được hàm lượng đạm (N) trong phân bón.
- Tính chất hóa học muối tác dụng với kim loại, tác dụng với dung dịch kiềm.
- Phân biệt được 2 muối hoặc 2 mẩu phân bón bằng phương pháp hóa học.
- Dựa vào CTHH gọi được tên phân bón hóa học.
- Hiểu được cặp chất nào không tồn tại (có phản ứng), cặp chất nào tồn tại (không phản ứng) trong dung dịch.
- Từ TCHH của muối biết được TCHH của một số muối cụ thể.
- Hiểu được kim loại nào tác dụng được với muối, từ đó làm sạch được muối bằng kim loại hoặc bằng dung dịch muối khác.
- Từ hiện tượng hóa học, hiểu được muối nào tác dụng được với axit nào hoặc tác dụng được với muối nào.    - Tính được khối lượng kim loại tạo thành trong phản ứng của muối với kim loại.
- Tính được khối lượng axit tham gia trong phản ứng của muối với axit.
- Tính được nồng độ mol/lít của muối tạo thành trong phản ứng trung hòa.
- Tính được khối lượng muối tạo thành trong phản ứng của muối với axit.
    - Tính được khối lượng oxit bazơ tạo thành từ phản ứng muối + bazơ (bài toán qua 2 giai đoạn, toán lượng dư).
- Tính được khối lượng sản phẩm tạo thành từ phản ứng hỗn hợp muối + axit (bài toán qua 3 giai đoạn).
- Vận dụng tổng hợp kiến thức đã học HS giải quyết được các vấn đề thực tiễn liên quan đến phân bón hóa học.
- Tính thể tích dung dịch hỗn hợp muối tác dụng với axit.
- Tính được lượng đạm, lân, kali trong 5 tấn phân xanh dựa vào lượng đạm, lân, kali trong 10 Kg ure, 20Kg suppephotphat kép, 5Kg kaliclorua.
- Liên hệ - tích hợp môn Sinh học, địa lí, công nghệ.

IV. CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CẤP ĐỘ TƯ DUY:
1. Mức độ biết:
Câu 1. Cho dung dịch axit sunfuric (H2SO4) loãng tác dụng với muối natri sunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra?
    A. Khí hiđro (H2).        C. Khí lưu huỳnh đioxit (SO2).
    B. Khí oxi (O2).         D. Khí hiđro sunfua (H2S).
Câu 2. Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong
    A. nước biển.    B. nước mưa.    C. nước sông.    D. nước giếng.
Câu 3. Dãy công thức hoá học nào sau đây toàn là phân đạm?
A. CO(NH2)2, NH4NO3.     B. Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2.
C. (NH4)2SO4, KCl.        D. KNO3, (NH4)2¬HPO4. 
Câu 4. Chất tác dụng được với muối CaCO3 là
    A. NaCl.    B. KNO3.    C. NaOH.    D. H2SO4. 
Câu 5. Ở nhiệt độ cao, những muối nào dưới đây bị phân hủy?
A. MgCO3, Na2SO4.    B. CaCO3, KClO3.    C. NaCl, AgNO3.    D. KCl, KMnO4.
Câu 6. Tính chất hóa học chung của muối tan và muối không tan là gì?
A. Tác dụng với kim loại.    B. Tác dụng với dung dịch bazơ.
C. Tác dụng với axit mạnh.    D. Tác dụng với dung dịch muối.
Câu 7. Chất nào dưới đây là phân bón kép?
A. NH4NO3.     B. CO(NH2)2.    C. K2SO4.    D. (NH4)2HPO4.
Câu 8. Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch CuSO4?
    A. Al.     B. Ag.    C. Fe.    D. Mg.
Câu 9. Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào vừa là phản ứng trung hòa vừa là phản ứng trao đổi?
A. Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag.    B. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
C. Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl.    D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2.
Câu 10. Trong các chất sau, chất nào được dùng làm phân lân để bón cho cây?
    A. NH4Cl.     B. H3PO4.    C. K2SO4.    D. Ca(H2PO4)2.
Câu 11. Cặp chất nào sau đây có thể phản ứng với nhau tạo sản phẩm là muối mới và bazơ mới?
A. Ca(OH)2  +  CuCl2.    B. NaOH + HNO3.    
C. Na2O + H2O.        D. K2SO4 + NaOH.
Câu 12. Phản ứng  H2SO4+ BaCl2 → BaSO4 + 2HCl  là phản ứng 
A. trung hòa.    B. thế.    C. phân hủy.    D. trao đổi.
Câu 13. Phương trình hóa học nào đúng?
A. Fe + CuCl2 → FeCl2  + Cu.    B. Cu + FeCl3 → CuCl2 + Fe.
C. CaCO3 + NaOH → Na2CO3 + Ca(OH)2.    D. Cu + 2HCl → CuCl2 + 2H2.
Câu 14. Loại phân nào sau đây không phải là phân bón hóa học?
A. Phân lân.    B. Phân kali.    C. Phân đạm.     D. Phân vi sinh.
2. Mức độ hiểu:
Câu 15. Chất nào sau đây phản ứng được với axit sunfuric tạo thành kết tủa và khí thoát ra? 
A. Natri sunfit.    B. Bari cacbonat.    C. Bari clorua.    D. Natri hiđroxit.
Câu 16. Để làm sạch dung dịch đồng (II) nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại nào sau đây?
    A. Mg.    B. Cu.    C. Fe.    D. Au.
Câu 17. Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có hàm lượng đạm cao nhất?
    A. NH4NO3.    B. NH4Cl.    C. (NH4)2SO4.    D. (NH2)2CO.
Câu 18. Một loại phân bón hóa học (phân lân) có công thức là Ca(H2PO4)2. Tên gọi hóa học của phân bón đó là
A. canxi hiđrophotphat.       B. canxi photphat.
C. canxi đihiđrophotphat.    D. canxi photphoric.
Câu 19. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết 2 loại phân bón là NH4NO3 và NH4Cl?
    A. NaOH.    B. Ba(OH)2.    C. AgNO3.    D. BaCl2.
Câu 20. Chất tác dụng với dung dịch bạc nitrat tạo kết tủa trắng là
    A. canxi cacbonat    B. canxi clorua.    C. natri photphat.    D. natri hiđroxit.
Câu 21. Một trong các thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch Na2CO3?
    A. Dung dịch BaCl2.    B. Dung dịch HCl.    C. Dung dịch AgNO3.    D. Dung dịch NaOH.
Câu 22. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
    A. Ba(NO3)2 và CuCl2.    B. HCl và AgNO3.
    C. Ca(OH)2 và H2SO4.    D. K2CO3 và BaCl2.
Câu 23. Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không cùng tồn tại trong một dung dịch?
    A. KOH và NaCl.    B. HCl và BaCl2.    C. HCl và CuSO4.     D. FeCl3 và NaOH.
Câu 24. Dung dịch muối CuSO4 có tính chất hóa học nào sau đây?
A. Tác dụng với Mg và dung dịch HCl.
B. Tác dụng được với Fe và dung dịch Na2SO4.
C. Tác dụng với 2 dung dịch BaCl2 và NaOH.
D. Tác dụng với 2 dung dịch MgCl2 và HNO3.
Câu 25. Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2 và CuCl2 là
A. dung dịch NaOH.    B. dung dịch HCl.    C. dung dịch AgNO3.    D. dung dịch MgSO4.
Câu 26. Kim loại nào sau đây không thể phản ứng với dung dịch MgSO4 nhưng phản ứng được với dung dịch FeSO4?
A. Al.    B. Fe.    C. Cu.    D. Na.
Câu 27. Dung dịch nào sau đây, không phân biệt được 2 dung dịch CuSO4 và AgNO3?
A. NaOH.    B. K2SO4.    C. HCl.    D. BaCl2.
Câu 28. Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng kim loại nào trong các kim loại sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2?
A. Zn.    B. Mg.    C. K.    D. Fe.
Câu 29. Dung dịch Ba(NO3)2 tác dụng được với dãy chất nào sau đây?
A. H2SO4, NaOH, Al2(SO4)3.    B. HCl, K2CO3, Al2(SO4)3.
C. Na2CO3, Al2(SO4)3.    D. KOH, HCl.
Câu 30. Dãy gồm các kim loại đều phản ứng được với dung dịch CuCl2 tạo thành kim loại là: 
    A. Zn, Mg, Al.    B. Ag, Fe, Zn.    C. Fe, Zn, Na.    D. K, Ag, Na.
Câu 31. Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn dung dịch Na2SO4 ta dùng
    A. dung dịch AgNO3.        B. dung dịch HCl.
    C. dung dịch BaCl2.        D. dung dịch KCl.
Câu 32. Cặp dung dịch tác dụng với nhau tạo ra chất khí là
    A. NaOH và HCl.    B. K2SO4 và BaCl2.    C. Na2CO3 và HCl.    D. AgNO3 và HCl.
Câu 33. Dung dịch nào sau đây dùng để phân biệt các loại phân đạm sau: NaNO3, (NH4)2SO4, NH4NO3 ở ngay lần thử đầu tiên?
    A. NaOH.     B. Ba(OH)2.     C. BaCl2.      D. Quỳ tím.
3. Mức độ vận dụng:
Câu 34. Nhúng một thanh kim loại sắt vào 300 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau khi phản ứng kết thúc ta thu được 19,2 gam đồng. Khối lượng sắt phản ứng là bao nhiêu?
A. 16,8 gam.    B. 33,6 gam.    C. 11,2 gam.    D. 22,4 gam.
(Biết O = 16; S = 32; Fe = 56; Cu= 64)
Câu 35. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 8,8 gam khí CO2 (ở đktc). Khối lượng HCl đã phản ứng là bao nhiêu gam?
    A. 3,65 gam.    B. 7,30 gam.    C. 14,60 gam.    D. 91,25 gam. 
(Biết H = 1; C = 12 ; O = 16; Na = 23; Cl = 35,5)
Câu 36. Cho 5ml dung dịch HCl tác dụng hoàn toàn với 10ml dung dịch NaOH 1,5M. Nồng độ mol của dung dịch NaCl là 
    A. 1M.    B. 1,5M.    C. 0,5M.    D. 1M. 
Câu 37. Cho 224ml dung dịch axit sunfuric 2M tác dụng hoàn toàn với dung dịch bari clorua thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? 
    A. 208,768 gam.    B. 52,192 gam.    C. 24,304 gam.    D. 2,330 gam. 
(Biết H = 1; C = 12 ; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Ba = 137)
4. Mức độ vận dụng cao:
Câu 38. Trộn dung dịch có chứa 0,1 mol CuSO4 với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, lọc kết tủa, rửa sạch rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m (gam) chất rắn. Giá trị m là
    A. 8 gam.    B. 4 gam.    C. 9,8 gam.    D. 12 gam.
Câu 39. Trung hoà 100ml H2SO4 2M bằng V lít dung dịch A gồm hỗn hợp BaCl2 0,05M và Ba(NO3)2 0,075M. V tối thiểu phải dùng là
    A. 1,6 lít.    B. 0,4 lít.    C. 0,8 lít.    D. 3,2 lít.
Câu 40. Cho 0,1 mol hỗn hợp NaHCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl. Khí thoát ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, kết tủa thu được đem nung ở nhiệt độ cao. Khối lượng CaO và thể tích CO2 (ở đktc) lần lượt thu được là
A. 5,6 gam và 2,24 lít.     B. 11,2 gam và 4,48 lít. 
C. 2,8 gam và 1,12 lít.     D. 4,2 gam và 1,68 lít.
Câu 41. Lượng đạm, lân, kali trong một tấn phân xanh tương ứng với lượng đạm, lân, kali có trong 10 Kg urê, 20Kg suppephotphat kép, 5Kg kaliclorua. Hãy tính lượng đạm, lân kali trong 5 tấn phân xanh.
A. Đạm 23,350 kg; lân 60,7 kg; kali 15,75 kg.
B. Đạm 23,350  kg; lân 5,3 kg; kali 6,55 kg.            
C. Đạm 21,875 kg; lân 60,7 kg; kali 6,55 kg.
D. Đạm 21,875 kg; lân 5,3 kg; kali 15,75 kg.

Xem thêm
Giáo án Hóa học 9 chủ đề tính chất của muối và phân bón hóa học (trang 1)
Trang 1
Giáo án Hóa học 9 chủ đề tính chất của muối và phân bón hóa học (trang 2)
Trang 2
Giáo án Hóa học 9 chủ đề tính chất của muối và phân bón hóa học (trang 3)
Trang 3
Giáo án Hóa học 9 chủ đề tính chất của muối và phân bón hóa học (trang 4)
Trang 4
Giáo án Hóa học 9 chủ đề tính chất của muối và phân bón hóa học (trang 5)
Trang 5
Giáo án Hóa học 9 chủ đề tính chất của muối và phân bón hóa học (trang 6)
Trang 6
Giáo án Hóa học 9 chủ đề tính chất của muối và phân bón hóa học (trang 7)
Trang 7
Giáo án Hóa học 9 chủ đề tính chất của muối và phân bón hóa học (trang 8)
Trang 8
Giáo án Hóa học 9 chủ đề tính chất của muối và phân bón hóa học (trang 9)
Trang 9
Giáo án Hóa học 9 chủ đề tính chất của muối và phân bón hóa học (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 17 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống