Giáo án Hóa học 9 tập huấn cả năm mới nhất

Tải xuống 23 1.6 K 14

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Hóa học 9 tập huấn cả năm mới nhất theo mẫu Giáo án môn hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Hóa học lớp. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Tiết 1:                         ÔN TẬP ĐẦU NĂM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:     
1. Kiến thức:
- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8: oxit, axit, bazơ, muối.
- Giúp HS ôn lại các bài toán về tính theo công thức, tính theo phương trình hoá học và các khái niệm về dung dịch độ tan, nồng độ dung dịch.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho các em kĩ năng viết phương trình phản ứng kĩ năng lập công thức.
- Rèn luyện kĩ năng làm các bài toán về dung dịch.
3. Thái độ:
- Yêu thích bộ môn
4. Năng lực: 
Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án, SGK, chuẩn KTKN
- Đồ dùng thiết bị: Nội dung kiến thức cơ bản lớp 8
- Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên, sách bài tập, học tốt hóa học 9.
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi, thực hành - quan sát, trình bày 1 phút, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, hỏi và trả lời.
. Chuẩn bị của HS: 
- Ôn lại bài học lớp 8
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức ( 1 phút ) 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 0 phút )
3. Bài mới( 40 phút )
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu:   HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực:   Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV hỏi :Phương pháp học tập môn hoá học như thế nào là tốt ?HS trả lời . GV bổ sung và yêu cầu học sinh những việc cần chuẩn bị về dụng cụ học tập,sgk ,thái độ học tập ..để học tốt môn hoá học 

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu:  hệ thống hoá các chất đã học như ôxy ,không khí ,hyđrô ,nước .Qua đó ôn lại các khái niệm hoá học cơ bản như nguyên tử ,phân tử ,đơn chất, hợp chất , phản ứng hoá học, phương trình hoá học .
Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực:   Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Giáo viên    Học sinh    Nội dung bi ghi
-Giáo viên cho hs quan sát sơ  đồ(ghi ở bản phụ) và hỏi theo sơ đồ.
-Câu hỏi : nguyên tử , phân tử , đơn chất , hợp chất là gì ? Cho ví dụ .

-Giáo viên bổ sung và kết luận.
-Giáo viên yêu cầu hs cho biết các loại phản ứng hoá học đã học ở lớp 8 va cho ví dụ.
-Giáo viên bổ sung và kết luận    -Hs quan sát , trả lời câu hỏi và cho ví dụ.

-Nguyên tử (H,O); phân tử (H2,CO2);đơn chất (O-2,Fe);hợp chất   (H-2O,CO2¬)

-Hs trả lời (phản ứng phân huỷ , phản ứng thế,.....)
    NT                          ĐC 
    CHẤT         
PT                          HC 
-Phản ứng hoá hợp:
2H2 + O2     2H2O
-Phản ứng phân huỷ:
2KClO3     KCl+3O2   
-Phản ứng thế :
Zn+2HCl  ZnCl2+H2
-P/ứng oxi hoá khử:
CuO+H2    Cu+H2O
-Gv yêu cầu hs nêu công thức tính mol và sự chuyển đổi khối lượng, thể tích ,lượng chất 
-Gv bổ sung và kết luận 
-Gv yêu cầu hs vận dụng công thức đã học để giải một số bài tập (ghi ở bảng phụ )
Gv có thể yêu cầu các nhóm kiểm tra kết quả lẫn nhau của các bài tập 1,2, 3, 4. Riêng bài tập 5 gv có thể yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. Cứ qua kết quả của mỗi bài tập gv yêu cầu các nhóm nhận xét và gv kết luận  
    -Hs trả lời 

 

-Hs làm bài tập theo nhóm (bt 1,2,3,4)
    n = m/M => m= n . M
n = V/ 22,4 => V= n . 22,4l
HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực:   Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
-Tìm đáp số đúng 
1)số mol của 16g H2 là :a) 16 mol ; b) 8 mol ; c) 4 mol ; d) 32 mol 
2) 4 mol CO2 có khối lượng là :a) 44g ; b) 88g ; c) 176g ; d) 132g .
3) 32g O2 có thể tích là : a) 22,4l ; b) 44,8l ; c) 11,2l d) 67,2l .
4) tính nồng độ mol/l của850ml dung dịch có hoà tan 20g KNO3 kết quả sẽ là :
 a) 0,233M ; b) 23,3M ; c) 2,33M ; d) 233M .
5) Hoà tan hoàn toàn 13g kẽm vào dd HCl thì thu được kẽm clorua (ZnCl2) và khí hiđro
a. Viết pthh xảy ra 
b. Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành.
c. Tính thể tích hiđro thu được ở đktc 
d. Tính số mol HCl cần dùng.
Đáp án của bài tập:
1. b ;            2. c  ;               3. a ;                 4. a
5) a.Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
b. nZn = n ZnCl2 = 0,2 mol  m ZnCl2 = 0,2 x 136 = 27,2 g
c. nZn = n H2 = 0,2 mol   VH2 = 0,2 x 22,4 = 4,48 lit
c..2 nZn = n HCl = 0,2 x 2 = 0,4 mol    

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực:   Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Nhắc lại các công thức tính: Cm , C% , Vđktc , m , n và giải thích các đại lượng trong công thức.


HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực:   Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
- Ôn lại các dạng bài tập đã làm.
- Chuẩn bị bài sau.

                              CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Tiết 2 – Bài 1:          TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT
                                  KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠI OXIT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS hiểu Oxit bazơ tác dụng với dung dÞch axit, oxit axit, nước dẫn ra được những PTHH tương ứng. 
- Hiểu được cơ sở để phân loại oxit dựa vào tính chất hóa học của chúng
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm và rút ra t/c hóa học của oxit bazơ, oxit axit
- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học
- Phân biệt một số oxit cụ thể
- Tính thành phần trăm về khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc học tập tìm hiểu môn học về T/c của oxit thông qua làm thí nghiệm.
4. Năng lực: 
Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Giáo án, SGK, chuẩn KTKN
- Đồ dùng thiết bị: Chuẩn bị cho các nhóm HS làm thí nghiệm
+ Hoá chất: CuO, CaO, CO2¬, P¬, HCl, Quỳ tím
+ Dụng cụ: Cốc, ống nghiệm, thiết bị đựng chế CO2, P2O5 
- Tài liệu tham khảo: Sách giáo viên, sách bài tập, học tốt hóa học 9.
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học trực quan, vấn  đáp – tìm tòi, thực hành - quan sát, trình bày 1 phút, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình. 
2. Chuẩn bị của HS: 
- Nước rửa vệ sinh thí nghiệm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức ( 1 phút ) 
b . Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
- Nêu các bước giải bài tập tính theo công thức hóa học và tính theo phương trình hóa học ?
3. Bài mới: ( 33 phút )
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu:   HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực:   Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Đọc tên và phân loại các oxít sau :CuO,SO2,P2O5,ZnO,Fe2O3, NO2
Từ phần kiểm tra bài cũ gv nêu những hợp chất trên là oxít ,vậy oxít có những tính chất hoá học như thế nào ?Đó là nội dung của bài học hôm nay .

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu:  Oxit bazơ tác dụng với dung dÞch axit, oxit axit, nước dẫn ra được những PTHH tương ứng.
Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực:   Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Giáo viên    Học sinh    Nội dung ghi bài
-Gv nêu câu hỏi :Có phải tất cả các oxít bazơ đều tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hay không ?
-Gvbổ sung và kết luận 

-Gv hướng dẫn hs làm tn hoặc gv làm tn 1
-Gv giới thiệu phiếu học tập trong đó nêu rõ cách tiến hành t/n , phần hiện tượng ,PTHH đê trống ( nếu có) 
-Gv yêu cầu hs nêu hiện tượng quan sát được, nhận xét viết pthh  
-Gv bổ sung và kết luận 
-Gv nêu câu hỏi : hảy kể 3 oxít bazơ có thể tác dụng với oxít axít tạo thành muối và 3 oxít bazơ không tác dụng với oxít axít (p/ứ chậm nên không làm t/n )
-Gv có thể nêu ví dụ p/ứ vôi tôi (vôi sống đá vôi ) và yêu cầu hs viết ptpứ 
-Gv yêu cầu hs phát biểu kết luận chung về tính chất hoá học của oxít bazơ 
-Gv bổ sung vàkết luận     -Hs trả lời :Các oxít bazơ tác dụng với H2O:Na2O, K2O.
Các oxít bazơ không tác dụng với nước :CuO,FeO,..


-Hs làm tn hoặc chú ý quan sát gv làm tn thí nghiệm1 CuO t/d với HCl
-Cách tiến hành như sgk,hs thảo luận và trả lời câu hỏi 

-Hs trả lời câu hỏi 

-Hs trả lời :Na2O,K2O,BaO(t/d). CuO,ZnO,Fe2O3.(ko t/d)

-Hs viết ptpứ -Hs trả lời :(dựa vào mục a, b, c.)    1.oxít bazơ có những tính chất hoá học nào ?
aTác dụng với nước :.
-Một số oxít bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm )
-Na2O(r)+H2O(l) NaOH (dd)
 b.Tác dụng với axít :                     
Oxít bazơ t/d với axít tạo thành muối và nước 
CuO(r)+ 2HCl(l) CuCl2(dd) + H2O(l)

c.Tác dụng với oxít axít :
-Một số oxít bazơ t/d với oxít axít tạo thành muối 
CaO(r)+CO2(k) CaCO3(r)

 

Xem thêm
Giáo án Hóa học 9 tập huấn cả năm mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Hóa học 9 tập huấn cả năm mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Hóa học 9 tập huấn cả năm mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Hóa học 9 tập huấn cả năm mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Hóa học 9 tập huấn cả năm mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Hóa học 9 tập huấn cả năm mới nhất (trang 6)
Trang 6
Giáo án Hóa học 9 tập huấn cả năm mới nhất (trang 7)
Trang 7
Giáo án Hóa học 9 tập huấn cả năm mới nhất (trang 8)
Trang 8
Giáo án Hóa học 9 tập huấn cả năm mới nhất (trang 9)
Trang 9
Giáo án Hóa học 9 tập huấn cả năm mới nhất (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 23 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống