Với tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 9 Một số bazơ quan trọng hay, chi tiết cùng với 33 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học lớp 9.
Hóa học 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng
A. Lý thuyết Một số bazơ quan trọng
1. Tính chất vật lí
- Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
- Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải giấy và ăn mòn da. Khi sử dụng NaOH phải hết sức cẩn thận!
2. Tính chất hóa học
Natri hiđroxit có đầy đủ tính chất của một bazơ tan (kiềm).
a. Làm đổi màu chất chỉ thị.
Dung dịch NaOH làm đổi màu quỳ tím thành xanh, đổi màu dung dịch phenolphatalein không màu thành màu đỏ.
b. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)
Ví dụ:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
c. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
Ví dụ:
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
Chú ý: Nếu oxit axit dư, sản phẩm thu được còn có muối axit do:
CO2 dư + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3
SO2 dư + Na2SO3 + H2O → 2NaHSO3
d. Tác dụng với dung dịch muối.
Dung dịch NaOH có thể tác dụng được với nhiều dung dịch muối.
Ví dụ:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
3. Ứng dụng
Natri hiđroxit có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong công nghiệp. Nó được dùng trong:
- Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt.
- Sản xuất giấy, tơ nhân tạo, trong chế biến dầu mỏ.
- Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất).
- Chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hóa chất khác.
4. Sản xuất natri hiđroxit
Trong công nghiệp, NaOH được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa. Thùng điện phân có màng ngăn giữa cực âm và cực dương.
Dung dịch canxi hiđroxit có tên thông thường là nước vôi trong.
1. Tính chất hóa học Ca(OH)2
Dung dịch Ca(OH)2 có tính chất hóa học của một bazơ tan.
a) Làm đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch Ca(OH)2 làm đổi màu quỳ tím thành xanh, đổi màu dung dịch phenolphatalein không màu thành màu đỏ.
b) Tác dụng với axit
Ca(OH)2 tác dụng với axit, sản phẩm là muối và nước (phản ứng trung hòa)
Ví dụ:
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + H2O
c) Tác dụng với oxit axit
Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với oxit axit sản phẩm là muối và nước
Ví dụ:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O
Chú ý: Nếu oxit axit dư, sản phẩm thu được còn có muối axit do:
CO2 dư + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
SO2 dư + CaSO3 + H2O → Ca(HSO3)2
Ngoài ra dung dịch canxi hiđroxit còn tác dụng được với nhiều dung dịch muối.
2. Ứng dụng
Canxi hiđroxit có nhiều ứng dụng. Nó được dùng để:
- Làm vật liệu trong xây dựng.
- Khử chua đất trồng trọt.
- Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật…
Thang pH để biểu thị độ axit, độ bazơ của dung dịch:
- Nếu pH = 7: Dung dịch là trung tính.
Ví dụ: nước cất có pH = 7.
- Nếu pH < 7: Dung dịch có tính axit. pH càng nhỏ độ axit của dung dịch càng lớn.
- Nếu pH > 7: Dung dịch có tính bazơ, pH càng lớn độ bazơ của dung dịch càng lớn.
B. Trắc nghiệm Một số bazơ quan trọng
Bài 1: Để nhận biết dd KOH và dd Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là:
A. Phenolphtalein
B. Quỳ tím
C. dd H2SO4
D. dd HCl
Lời giải
KOH và Ba(OH)2 đều làm đổi màu phenolphtalein và quì tím
KOH và Ba(OH)2 tác dụng với HCl không có hiện tượng
KOH tác dụng với H2SO4 không có hiện tượng; Ba(OH)2 tác dụng với H2SO4 xuất hiện kết tủa trắng
KOH + HCl → KCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O
Ba(OH)2 + H2SO4→ BaSO4↓ + H2O
Đáp án: C
Bài 2: NaOH có tính chất vật lý nào sau đây ?
A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước.
B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh và không tỏa nhiệt.
D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước, không tỏa nhiệt.
Lời giải
NaOH có tính chất vật lí là: NaOH là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
Đáp án: B
Bài 3: Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là:
A. Ca(OH)2, Na2CO3
B. Ca(OH)2, NaCl
C. Ca(OH)2, NaNO3
D. NaOH, KNO3
Lời giải
Cặp chất không thể tồn tại trong một dung dịch (tác dụng được với nhau) là: Ca(OH)2, Na2CO3 vì xảy ra phản ứng:
Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 ↓ + 2NaOH
Đáp án: A
Bài 4: Để điều chế dung dịch KOH, người ta cho:
A. K2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2
B. K2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH
C. K2SO3 tác dụng với dung dịch CaCl2
D. K2CO3 tác dụng với dung dịch NaNO3
Lời giải
Để điều chế KOH ta cho muối của kali tác dụng với bazo nhưng sau phản ứng phải có kết tủa tạo thành
K2CO3 + Ca(OH)2 → 2KOH + CaCO3↓
Đáp án: A
Bài 5: Nếu rót 200 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 100 ml dung dịch H2SO4 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ:
A. Làm quỳ tím chuyển đỏ
B. Làm quỳ tím chuyển xanh
C. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ.
D. Không làm thay đổi màu quỳ tím.
Lời giải
Phương trình hóa học:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
Xét tỉ lệ:
=> NaOH và H2SO4 phản ứng vừa đủ với nhau
=> dung dịch thu được có môi trường trung tính => không làm thay đổi màu quỳ tím.
Đáp án: D
Bài 6: Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:
A. Na2CO3
B. KCl
C. NaOH
D. NaNO3
Lời giải
Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là Na2CO3 vì Na2CO3 tạo kết tủa trắng với Ca(OH)2
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CacO3 ↓ + 2NaOH
Đáp án: A
Bài 7: Có 2 dung dịch không màu là Ca(OH)2 và NaOH. Để phân biệt 2 dung dịch này bằng phương pháp hoá học dùng
A. HCl
B. CO2
C. phenolphtalein
D. nhiệt phân
Lời giải
Cho 2 dung dịch qua CO2, dd nào xuất hiện kết tủa trắng là Ca(OH)2, còn lại không có hiện tượng là NaOH
CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3↓ + H2O
CO2 + NaOH → NaOH + H2O (xảy ra phản ứng nhưng không quan sát được hiện tượng, vì không có gì đặc trưng của phản ứng)
Đáp án: B
Bài 8: Dung dịch có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau:
A. pH = 8
B. pH = 12
C. pH = 10
D. pH = 14
Lời giải
pH > 7: dung dịch có tính bazơ, pH càng lớn độ bazơ càng lớn
=> pH = 14 có độ bazơ mạnh nhất
Đáp án: D
Bài 9: Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:
A. HCl, NaOH
B. H2SO4, HNO3
C. NaOH, Ca(OH)2
D. BaCl2, NaNO3
Lời giải
Nhóm các dung dịch có pH > 7 là các dung dịch bazơ: NaOH, Ca(OH)2
Đáp án: C
Bài 10: Để phân biệt hai dung dịch NaOH và Ba(OH)2 đựng trong hai lọ mất nhãn ta dùng thuốc thử:
A. Quỳ tím
B. HCl
C. NaCl
D. H2SO4
Lời giải
Để phân biệt NaOH và Ba(OH)2 ta dùng dung dịch H2SO4
NaOH không có hiện tượng gì còn Ba(OH)2 tạo kết tủa màu trắng
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O
Đáp án: D
Bài 11: Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng:
A. Làm quỳ tím hoá xanh
B. Làm quỳ tím hoá đỏ
C. Phản ứng được với magiê giải phóng khí hidrô
D. Không làm đổi màu quỳ tím
Lời giải
nBa(OH)2 = VBa(OH)2 . CMBa(OH)2 = 0,1 . 0,1 = 0,01 mol
nHCl= VHCl. CM HCl = 0,1 . 0,1 = 0,01 mol
PTHH: Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O
1 2
0,01 0,01
Từ phương trình ta có tỉ lệ
=> Ba(OH)2 dư => dd có môi trường bazo
=> dd sau phản ứng làm quỳ hóa xanh
Đáp án: A
Bài 12: Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất nào sau đây?
A. Làm đổi màu quỳ tím và phenophtalein
B. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước
C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Lời giải
Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất : bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước.
Vì NaOH và KOH đều là bazơ tan.
Đáp án: B
Bài 13: Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây?
A. Làm quỳ tím hoá xanh
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước
Lời giải
KOH là bazo tan do đó không bị nhiệt phân
Đáp án: D
Bài 14: Cặp oxit phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ là:
A. K2O, Fe2O3
B. Al2O3, CuO
C. Na2O, K2O
D. ZnO, MgO.
Lời giải
Cặp oxit phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ là: Na2O, K2O.
Đáp án : C
Bài 15: Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao:
A. Ca(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3
B. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2
C. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2
D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH
Lời giải
Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao là: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2
Đáp án: C
Câu 16: Bazơ nào sau đây không bị phân hủy bởi nhiệt?
A. Mg(OH)2.
B. Cu(OH)2.
C. NaOH.
D. Fe(OH)2.
NaOH là bazơ tan nên không bị nhiệt phân hủy
Các bazo không tan còn lại bị nhiệt phân tạo thành oxit bazo và nước
Đáp án: C
Câu 17: Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy:
A. Fe(OH)3, BaCl2, CuO, HNO3
B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2
C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3
D. Al, MgO, H3PO4, BaCl2
Dung dịch NaOH phản ứng với : H2SO4, SO2, CO2, FeCl2
Phương trình hóa học:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2NaCl
Loại A vì CuO không phản ứng
Loại C vì KNO3 không phản ứng
Loại D vì MgO không phản ứng
Đáp án: B
Câu 18: Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit:
A. CO2; SO2; P2O5; Fe2O3
B. Fe2O3; SO2; SO3
C. P2O5; CO2; Al2O3; SO3
D. P2O5; CO2; CuO
Oxit axit và oxit lưỡng tính phản ứng được với dd bazo
CuO, Fe2O3 là oxit bazo
Đáp án: C
Câu 19: Dung dịch NaOH không tác dụng với dung dịch nào sau đây:
A. HCl
B. CuSO4
C. AlCl3
D. H2O
NaOH tác dụng với HCl, CuSO4 và AlCl3
NaOH không tác dụng với H2O
Đáp án: D
Câu 20: Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
A. NaCl, HCl, Na2CO3, KOH
B. H2SO4, NaCl, KNO3, CO2
C. KNO3, HCl, KOH, H2SO4
D. HCl, CO2, Na2CO3, H2SO4
Dung dịch Ca(OH)2 phản ứng được với : HCl, CO2, Na2CO3, H2SO4
Phương trình phản ứng:
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaOH
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O
Đáp án: D
Câu 21: Dung dịch KOH tác dụng với nhóm chất nào sau đây đều tạo thành muối và nước ?
A. Ca(OH)2,CO2, CuCl2
B. P2O5; H2SO4, SO3
C. CO2; Na2CO3, HNO3
D. Na2O; Fe(OH)3, FeCl3
Bazo tác dụng với oxit axit và axit tạo muối và nước
Bazo tác dụng với muối tạo thành muối mới và bazo mới
Đáp án: B
Câu 22: Trong nước thải của nhà máy có một số chất có công thức: H2SO3, HCl, KCl, NaNO3, MgSO4. Người ta cho nước thải trên chảy vào bể chứa dung dịch nước vôi trong. Số chất có trong nước thải tác dụng với nước vôi trong là:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Chất có trong nước thải tác dụng với nước vôi trong là H2SO3, HCl, MgSO4
Đáp án: C
Câu 23: Sau khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại: HCl, H2S, CO2, SO2. Dùng chất nào sau đây để loại bỏ chúng là tốt nhất?
A. Muối NaCl
B. Nước vôi trong
C. Dung dịch HCl
D. Dung dịch NaNO3
Dùng dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) để loại bỏ các khí trên vì đều xảy ra phản ứng
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Ca(OH)2 + H2S → CaS + 2H2O
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 + H2O
Đáp án: B
Câu 24: Cho từ từ đến dư khí CO2(đktc) vào 200 ml dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 2M. Hiện tượng quan sát được là:
A. Xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần dần đến hết, dung dịch thu được trong suốt.
B. Xuất hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa không tan, dung dịch thu được vẩn đục.
C. Xuất hiện kết tủa trắng tách ra khỏi dung dịch nằm ở đáy ống nghiệm.
D. Dung dịch thu được trong suốt.
Vì cho từ từ CO2 vào dd Ca(OH)2 sẽ xảy ra phản ứng:
CO2+ Ca(OH)2→ CaCO3↓( trắng) + H2O
Tiếp tục sục CO2 đến dư:
CO2+ H2O + CaCO3↓ → Ca(HCO3)2 (dung dịch trong suốt)
Đáp án: A
Câu 25: Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:
A. Quỳ tím và dung dịch HCl
B. Phenolphtalein và dung dịch BaCl2
C. Quỳ tím và dung dịch K2CO3
D. Quỳ tím và dung dịch NaCl
- Dùng quỳ tím: Dung dịch NaOH và Ba(OH)2 làm quỳ chuyển xanh, NaCl không làm đổi màu quỳ => nhận biết được NaCl
- Dùng dung dịch K2CO3 : dung dịch NaOH không hiện tượng, dung dịch Ba(OH)2 tạo kết tủa trắng
Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH
Đáp án: C
Câu 26: Thành phần phần trăm của Na và Ca trong hợp chất NaOH và Ca(OH)2 lần lượt là:
A. 50% và 54%
B. 52% và 56%
C. 54,1% và 57,5%
D. 57,5% và 54,1%
Công thức tính phần trăm khối lượng của nguyên tố trong hợp chất:
với n là số nguyên tử R có trong 1 phân tử hợp chất đó
Ta có:
Đáp án: D
Câu 27: NaOH rắn có khả năng hút nước rất mạnh nên có thể dùng làm khô một số chất. NaOH dùng để làm khô khí ẩm nào sau đây?
A. H2S.
B. H2.
C. CO2.
D. SO2.
NaOH dùng để làm khô chất không có khả năng phản ứng với nó => H2 không phản ứng được với NaOH
Đáp án: B
Câu 28: Cho 0,224 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 2 lít dung dịch Ca(OH)2 , chỉ thu được muối CaCO3. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là:
A. 0,5M
B. 0,005M
C. 0,1M
D. 0,05M
Đáp án: B
Câu 29: Dẫn 1,68 lít khí CO2 (đktc) vào x g dung dịch KOH 5,6%. Để thu được muối KHCO3 duy nhất thì x có giá trị là:
A. 75 g
B. 150 g
C. 225 g
D. 300 g
nCO2 = 0,075 mol
Để phản ứng chỉ thu được muối KHCO3 duy nhất thì chỉ có phản ứng dưới đây xảy ra
Đáp án: A
Câu 30: Cho 2,24 lít khí CO2 ( đktc) hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ca(OH)2 , chỉ thu được muối CaCO3. Nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 cần dùng là:
A. 0,5M
B. 0,25M
C. 0,1M
D. 0,05M
nCO2 = VCO2 : 22,4 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
Theo bài ra ta có sau phản ứng chỉ thu được muối CaCO3 do đó ta có phản ứng
Đáp án: A
Câu 31: Trung hòa 200 gam dung dịch NaOH 10% bằng dung dịch HCl 3,65%. Khối lượng dung dịch HCl cần dùng là
A. 200 gam
B. 300 gam
C. 400 gam
D. 500 gam
Đáp án: D
Câu 32: Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4 gam NaOH.
A. 5,88 gam.
B. 7,42 gam.
C. 8,48 gam.
D. 6,36 gam.
Khối lượng muối thu được: Trước tiên ta phải xem muối nào được tạo thành (NaHCO3 hay Na2CO3).
Đáp án: B
Câu 33: Cho dãy các chất sau: Al, P2O5, Na2O, Fe3O4, ZnO, MgO, CuO, Al2O3, BaO, FeO. Trong các chất trên, số chất tan được trong nước là a; số chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là b ; số chất vừa tan được trong dung dịch HCl, vừa tan được trong dung dịch NaOH là c. Giá trị 15a + 7b +8c bằng
A. 156.
B. 148.
C. 141.
D. 163.
Các chất tan được trong nước là: P2O5, Na2O, BaO → a = 3
Các chất tan được trong dd H2SO4 loãng là: Al, Na2O, Fe3O4, ZnO, MgO, CuO, Al2O3, BaO, FeO → b =9
Các chất vừa tan trong dung dịch HCl, vừa tan được trong dd NaOH là: Al, P2O5, Na2O, ZnO, Al2O3, BaO → c = 6
Vậy giá trị 15a + 7b + 8c = 15.3 + 7.9 + 8.6 = 156 → chọn A
Các phương trình hóa học minh họa
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Na2O + H2O → 2NaOH
BaO + H2O → Ba(OH)2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O
Al2O3 + NaOH → 2NaAlO2 + 3H2O
Đáp án: A