Giáo án Toán học 7: Ôn tập cuối năm (tt) hay nhất

Tải xuống 5 2.7 K 91

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Toán học 7: Ôn tập cuối năm (tt) hay nhất theo mẫu Giáo án môn Toán học chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Toán học lớp 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

ÔN TẬP CUỐI NĂM (TT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về chương thống kê và biểu thức đại số. Củng cố các khái niệm đơn thức, đơn thức đồng dạng, đa thức.
  2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết các khái niệm cơ bản của thống kê như dấu hiệu, tần số, số trung bình cộng và cách xác định chúng. Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân đơn thức; cộng trừ đa thức.
  3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, khoa học.
  4. Xác định nội dung trọng tâm của bài: Nắm vững kiến thức các kiến thức cơ bản về chương thống kê và biểu thức đại số, vận dụng vào giải toán về tìm dấu hiệu, tần số, số trung bình cộng và cộng, trừ, nhân đơn thức; cộng trừ đa thức.
  5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung:Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân, hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: Thu thập và xử lí thông tin toán học.    

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

  1. Giáo viên: Bảng phụ, com pa, phấn màu.
  2. Học sinh: Ôn tập các câu hỏi từ câu 1 đến câu 5 Sgk; Thước thẳng, bảng nhóm.
  3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá

Nội dung

Nhận biết

        (MĐ1)  

Thông hiểu

(MĐ2)

Vận dụng

(MĐ3)

Vận dụng cao

(MĐ4)

 

1. Thống kê. Biểu thức đại số.

 

Biết được thế nào là tần số, dấu hiệu. Biết nhận ra đơn thức, đa thức.

Hiểu cách lập bảng tần số. Thu gọn và sắp xếp đa thức, xác định được bậc của đơn thức, đa thức.

Vận dụng công thức tính số TBC. Cộng (trừ) hai đơn thức đồng dạng, hai đa thức. Tính giá trị và tìm nghiệm của đa thức.

 

III. TIẾN HÀNH TIẾT DẠY:

* Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong ôn tập.

A. KHỞI ĐỘNG

*Hoạt động 1. Tình huống xuất phát (mở đầu)  (1’)

(1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: không

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

     GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức cơ bản của chương III, IV sau đó hướng dẫn học sinh ôn tập.

HS: Trả lời và lắng nghe

 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của  HS

NL hình thành

*Hoạt động 2: Ôn tập thống kê.   (16’)

(1) Mục tiêu: Ôn tập kiến thức cơ bản về chương thống kê.

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp, thực hành.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh.

1. Ôn tập về thống kê

Công thức tính giá trị trung bình

Bài 8:

a) Dấu hiệu ở đây là sản lượng vụ mùa của một xã.

b. Bảng  “tần số”:

Giá trị (x)

Tần số (n)

31

10

34

20

35

30

36

15

38

10

40

10

42

5

44

20

c) M0 = 35

d)

         =

H: Muốn điều tra về một dấu hiệu nào đó, ta phải làm gì?

- Tần số của một giá trị là gì?

- Mốt của dấu hiệu?

- Công thức tính giá trị trung bình?

Bài 8 SGK (bảng phụ)

a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Hãy lập bảng ‘’tần số ‘’.

 

 

- Gọi 1 hs đứng tại chỗ trả lời dấu hiệu.

1Hs lên bảng lập bảng tần số

 

 

 

 

 

c) Tìm mốt của dấu hiệu.

d) Tính số TBC của dấu hiệu.

- Nhận xét và sửa sai

Hs: Trả lời

 

 

Hs: Trả lời

 

Hs: Đọc đề

Hs: Dấu hiệu ở đây là sản lượng vụ mùa của một xã.

Bảng “tần số “:

Giá trị (x)

Tần số (n)

31

10

34

20

35

30

36

15

38

10

40

10

42

5

44

20

Hs: M0 = 35

 

Hs: Dùng máy tính bỏ túi Casio để tính

 

 

 

Vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân, xử lí thông tin toán học.

 

 

 

 

 

 

 

Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng.

 

*Hoạt động 3: Ôn tập về biểu thức đại số.   (20’)

(1) Mục tiêu: Ôn tập kiến thức cơ bản về đơn thức, đa thức

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh

2. Ôn tập về biểu thức đại số:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dạng 1: Cộng trừ hai đa thức

Bài 10 SGK

A + B - C = x2 – 2x – y2 + 3y – 1 -2x2 + 3y2 – 5x + y + 3 - 3x2 + 2xy - 7y2+3 x + 5y + 6 = (x2 -2x2- 3x2) + (– 2x–5x+3 x)+(–y2+ 3y2- 7y2)+(3y+y+5y) +2xy+8

= -4x2 – 4 x – 5y2 + 9y + 2xy + 8

- A + B + C = -x2 + 2x + y2 - 3y + 1 -2x2 + 3y2 – 5x + y + 3 + 3x2 - 2xy + 7y2 -3 x - 5y – 6 = (- x2 -2x2+ 3x2) + (+ 2x– 5x - 3 x) + (y2+ 3y2+ 7y2) + (-3y+ y - 5y) - 2xy-2

= -6x + 11y2 -7y – 2xy – 2

Dạng 2: Tìm x

Bài 11 SGK tr 91

Tìm x, biết:

a) (2x – 3) – (x – 5) = (x + 2) – (x – 1)

2x-3 –x +5 = x + 2– x + 1

2x – x = 3 + 3 – 5

x =  1

b) 2(x –1)–5(x + 2) = - 10

(2x –2)– (5x + 10) = - 10

2x –2– 5x – 10  = - 10

-3 x = 2

x = 

Dạng 3: Nghiệm của đa thức

Bài 12:  Khilà nghiệm P(x) thì ta có: P() = 0

Hay a. + 5.  - 3 = 0

a  - = 0  => a = 2

Gv nêu câu hỏi:

1) Đơn thức là gì? Bậc của đơn thức?

2) Thế nào là hai đơn thức đồng dạng? Quy tắc cộng (trừ) đơn thức đồng dạng?

3) Đa thức là gì? Bậc của đa thức?

4) Đa thức một biến, bậc của đa thức một biến?

5) Số a gọi là nghiệm của đa thức P(x) khi nào?

Dạng 1: Cộng trừ hai đa thức

Bài 10 SGK (bảng phụ)

a) Tính A + B – C.

b) Tính - A + B + C.

Gv: Nhận xét và chốt lại kiến thức:  Cộng trừ đa thức

Lưu ý cho HS khi cộng các số nguyên

 

 

Dạng 2: Tìm x

Bài 11 SGK tr 91

Tìm x, biết:

a) (2x – 3) – (x – 5) = (x + 2) – (x – 1)

H: Nêu cách tìm x?

b) 2(x – 1) – 5(x + 2) = - 10

H: Nêu cách tìm x?

Gv: Gọi 2 HS lên bảng giải

Gv: Chốt lại cho hs kiến thức liên quan.

Dạng 3: Nghiệm của đa thức:

Bài 12 SGK (bảng phụ)

H: Khi là nghiệm P(x), ta có được gì?

H: Tìm hệ số a?

 

Hs trả lời các câu hỏi của Gv.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hs: Đọc đề và xung phong lên bảng giải.

A + B - C = -4x2 – 4 x – 5y2 + 9y + 2xy + 8.

 

 

- A + B + C = -6x + 11y2 -7y – 2xy – 2

 

 

 

Hs: Đọc đề

 

 

Hs: Thực hiện bỏ dấu ngoặc, áp dụng quy tắc chuyển vế để tìm x.

Hs: Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, bỏ ngoặc, chuyển vế

2 Hs lên bảng giải

Hs: Chú ý nội dung Gv chốt lại.

Hs:  là nghiệm P(x) thì ta có P() = 0

HS: Xung phong lên bảng tìm hệ số a.

 

Năng lực vận dụng, giao tiếp, làm chủ bản thân, hợp tác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           

C. LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ:

1) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức của tiết học

(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp.

(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Toàn lớp

(4) Phương tiện dạy học: Bảng phấn, SGK.

(5) Sản phẩm: Bài làm của học sinh

Gv: Treo bảng phụ có ghi bài tập sau lên bảng

Cho các đa thức: A = x2 – 2x – y2 + 3y – 1 và

B = -2x2 + 3y2 – 5x + y + 3

a) Tính giá trị của biểu thức A + B khi x = 2; y = -1

b) Tính giá trị của biểu thức A – B tại x = -2 ; y = 1

Gv: Yêu cầu Hs hoạt động nhóm làm bài.

 

HS: hoạt động nhóm.

Một nửa lớp làm câu a, nửa lớp còn lại làm câu b

HS: đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác cho nhận xét.

HS: Lắng nghe, ghi vào vở.

Năng lực hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, tự học.

D. HƯỚNG DẪN, DẶN DÒ  (2’)

-  Ôn lại 10 câu hỏi ôn tập và xem lại các bài tập đã giải ở phần ôn tập cuối năm.

-  Làm các bài tập 2, 3, 4, 5, 6, 7, 10 ở SBT.

 

Xem thêm
Giáo án Toán học 7: Ôn tập cuối năm (tt) hay nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Toán học 7: Ôn tập cuối năm (tt) hay nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Toán học 7: Ôn tập cuối năm (tt) hay nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Toán học 7: Ôn tập cuối năm (tt) hay nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Toán học 7: Ôn tập cuối năm (tt) hay nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống