A. LÝ THUYẾT CƠ BẢN
I. Quy tắc đếm :
+ Quy tắc cộng: Một công việc được hoàn thành bởi một trong hai hành động. Nếu hành động này có m cách thực hiện, hành động kia có n cách thực hiện không trùng với bất kì cách nào của hành động thứ nhất thì công việc đó có m + n cách thực hiện.
+ Nếu A và B là các tập hợp hữu hạn không giao nhau thì:
+ Quy tắc nhân: Một công việc được hoành thành bởi hai hành động liên tiếp. Nếu có m cách thực hiện hành động thứ nhất và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện hành động thứ hai thì có m.n cách hoàn hành công việc
II. Hoán vị, Chính hợp, tổ hợp.
1. Hoán vị :
+ Định nghĩa: Cho tập hợp A gồm n phần tử . Mỗi kết quả của sự sắp xếp thứ tự n phần tử của tập hợp A được gọi là một hoán vị của n phần tử đó.
+ Số các hoán vị
Kí hiệu Pn là số các hoán vị của n phần tử. Ta có:
2. Chỉnh hợp :
+ Định nghĩa: Cho tập hợp A gồm n phần tử . Kết quả của việc lấy k phần tử của tập hợp A và sắp xếp chúng theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử đã cho.
+Số các chỉnh hợp
Kí hiệu là số các chỉnh hợp chập k của n phần tử (1) . Ta có:
3. Tổ hợp :
+ Định nghĩa: Cho tập hợp A gồm n phần tử . Mỗi tập hợp con gồm k phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử đã cho.
+ Số các tổ hợp:
Kí hiệu là số các tổ hợp chập k của n phần tử . Ta có:
III. Tính xác xuất :
1. Tính xác suất bằng định nghĩa :
Công thức tính xác suất của biến cố A:
2. Tính xác suất bằng công thức :
+ Quy tắc cộng xác suất:
* Nếu hai biến cố A B, xung khắc nhau thì
* Nếu các biến cố A1, A2, A3, ...Ak xung khắc nhau thì
+ Công thức tính xác suất biến cố đối: Xác suất của biến cố của biến cố A là:
+ Quy tắc nhân xác suất:
* Nếu A và B là hai biến cố độc lập thì
* Một cách tổng quát, nếu k biến cố A1, A2, A3, ...Ak là độc lập thì
B. BÀI TẬP
Câu 1: Gieo 3 con súc sắc cân đối và đồng chất. Xác suất để số chấm xuất hiện trên 3 con súc sắc đó bằng nhau:
Câu 2: Có hai hộp đựng bi. Hộp I có 9 viên bi được đánh số 1, 2, 3....., 9. Lấy ngẫu nhiên mỗi hộp một viên bi. Biết rằng xác suất để lấy được viên bi mang số chẵn ở hộp II là 3/10. Xác suất để lấy được cả hai viên bi mang số chẵn là:
Câu 3: Một hộp chứa 5 viên bi màu trắng, 15 viên bi màu xanh và 35 viên bi màu đỏ. Lấy ngẫu nhiên từ hộp ra 7 viên bi. Xác suất để trong số 7 viên bi được lấy ra có ít nhất 1 viên bi màu đỏ là:
Câu 4: Một nhóm gồm 8 nam và 7 nữ. Chọn ngẫu nhiên 5 bạn. Xác suất để trong 5 bạn được chọn có cả nam lẫn nữ mà nam nhiều hơn nữ là:
Câu 5: Ba người cùng bắn vào 1 bia. Xác suất để người thứ nhất, thứ hai,thứ ba bắn trúng đích lần lượt là 0,8 ; 0,6; 0,5. Xác suất để có đúng 2 người bắn trúng đích bằng:
A. 0,24.
B. 0,96.
C. 0,46.
D. 0,92.
Câu 6: Một lô hàng có 100 sản phẩm, biết rằng trong đó có 8 sản phẩm hỏng. Người kiểm định lấy ra ngẫu nhiên từ đó 5 sản phẩm. Tính xác suất của biến cố A: “ Người đó lấy được đúng 2 sản phẩm hỏng” ?
Câu 7: Một con súc sắc không đồng chất sao cho mặt bốn chấm xuất hiện nhiều gấp 3 lần mặt khác, các mặt còn lại đồng khả năng. Tìm xác suất để xuất hiện một mặt chẵn
Câu 8: Gieo một con xúc sắc 4 lần. Tìm xác suất của biến cố
A: “ Mặt 4 chấm xuất hiện ít nhất một lần”
B: “ Mặt 3 chấm xuất hiện đúng một lần”
Câu 9: Cả hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Xác suất người thứ nhất bắn trúng bia là 0,8; người thứ hai bắn trúng bia là 0,7. Hãy tính xác suất để :
1. Cả hai người cùng bắn trúng ;
A. P(A)= 0,75
B. P(A) = 0,6
C. P(A) = 0,56
D. P(A)=0,326
2. Cả hai người cùng không bắn trúng;
A. P(B)=0,04
B.P(B) = 0,06
C. P(B)=0,08
D. P(B) = 0,05
3. Có ít nhất một người bắn trúng.
A. P(C) =0,95
B. P(C) = 0,97
C. P(C) = 0,94
D. P(C) = 0,96
Câu 10: Gieo hai con súc xắc cân đối và đồng chất. Xác suất để tổng số chấm trên mặt xuất hiện của hai con súc xắc bằng 7 là: