Phương pháp giải và bài tập về Cách xác định không gian mẫu, biến cố

Tải xuống 4 2.7 K 22

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập bộ bài tập trắc nghiệm Cách xác định không gian mẫu, biến cố Toán lớp 11, tài liệu bao gồm 4 trang, tuyển chọn bài tập trắc nghiệm Cách xác định không gian mẫu, biến cố có phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Tài liệu Cách xác định không gian mẫu, biến cố gồm các nội dung chính sau:

Phương pháp

-          Gồm phương pháp giải Cách xác định không gian mẫu, biến cố.

Các ví dụ

-          Gồm 2 ví dụ minh họa đa dạng của các dạng bài tập Cách xác định không gian mẫu, biến cố có đáp án và lời giải chi tiết.

Các bài toán luyện tập

-          Gồm 3 bài tập tự luyện có đáp án và lời giải chi tiết giúp học sinh tự rèn luyện cách giải các dạng bài tập Cách xác định không gian mẫu, biến cố.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Cách xác định không gian mẫu, biến cố (ảnh 1)

DẠNG 1. CÁCH XÁC ĐỊNH KHÔNG GIAN MẪU, BIẾN CỐ

Phương pháp: Để xác định không gian mẫu và biến cố ta thường sử dụng các cách sau

Cách 1: Liệt kê các phần tử của không gian mẫu và biến cố rồi chúng ta đếm.

Cách 2: Sử dụng các quy tắc đếm để xác định số phần tử của không gian mẫu và biến cố.

Các ví dụ

Ví dụ 1. Trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi. Tính số phần tử của:

1. Không gian mẫu

          A.10626                        B.14241                         C.14284                     D.31311

2. Các biến cố:

A: “ 4 viên bi lấy ra có đúng hai viên bi màu trắng”

          A. n(A)=4245             B. n(A)=4295             C. n(A)=4095         D. n(A)=3095

 

B: “ 4 viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi màu đỏ”

          A. n(B)=7366             B. n(B)=7563              C. n(B)=7566          D. n(B)=7568

 

C: “ 4 viên bi lấy ra có đủ 3 màu”

          A. n(C)=4859            B. n(C)=58552           C. n(C)=5859         D. n(C)=8859

 

Lời giải:

1. Ta có: n(Ω)=C244=10626

2. Số cách chọn 4 viên bi có đúng hai viên bị màu trắng là: C102.C142=4095

Suy ra: n(A)=4095.

Số cách lấy 4 viên bi mà không có viên bi màu đỏ được chọn là: C184

Suy ra : n(B)=C244C184=7566.

Số cách lấy 4 viên bi chỉ có một màu là: C64+C84+C104

Số cách lấy 4 viên bi có đúng hai màu là: C144+C184+C1442(C64+C84+C104)

Số cách lấy 4 viên bị có đủ ba màu là: C244(C144+C184+C144)+(C64+C84+C104)=5859

Suy ra  n(C)=5859.

Ví dụ 2. Một xạ thủ bắn liên tục 4 phát đạn vào bia. Gọi Ak là các biến cố “ xạ thủ bắn trúng lần thứ k” với k=1,2,3,4. Hãy biểu diễn các biến cố sau qua các biến cố A1,A2,A3,A4

A: “Lần thứ tư mới bắn trúng bia’’

          A. A=A1¯A2¯A3A4                                 B. A=A1A2¯A3¯A4

          C. A=A1¯A2A3¯A4                                 D. A=A1¯A2¯A3¯A4

 

B: “Bắn trúng bia ít nhất một lần’’

          A. B=A1A2A3A4                                 B. B=A1A2A3A4

          C. B=A1A2A3A4                                 D. B=A1A2A3A4

 

c: “ Chỉ bắn trúng bia hai lần’’

          A. C=AiAjAk¯Am¯i,j,k,m1,2,3,4 và đôi một khác nhau.       

          B. C=AiAjAk¯Am¯i,j,k,m1,2,3,4 và đôi một khác nhau.

          C. C=AiAjAk¯Am¯i,j,k,m1,2,3,4 và đôi một khác nhau.

          D. C=AiAjAk¯Am¯i,j,k,m1,2,3,4 và đôi một khác nhau.

 

Lời giải:

Ta có: Ak¯ là biến cố lần thứ k (k=1,2,3,4) bắn không trúng bia.

Do đó:

 A=A1¯A2¯A3¯A4

B=A1A2A3A4

C=AiAjAk¯Am¯ với i,j,k,m1,2,3,4 và đôi một khác nhau.

CÁC BÀI TOÁN LUYỆN TẬP

Bài 1 Xét phép thử tung con súc sắc 6 mặt hai lần. Tính số phần tử của:

1. Xác định không gian mẫu

          A.36                              B.40                               C.38                           D.35

2. Các biến cố:

       A:“ số chấm xuất hiện ở cả hai lần tung giống nhau”

          A. n(A)=12                 B. n(A)=8                   C. n(A)=16             D. n(A)=6

 

       B:“ Tổng số chấm xuất hiện ở hai lần tung chia hết cho 3”

          A. n(B)=14                 B. n(B)=13                  C. n(B)=15              D. n(B)=11

 

       C: “ Số chấm xuất hiện ở lần một lớn hơn số chấm xuất hiện ở lần hai”.

          A. n(C)=16                B. n(C)=17                 C. n(C)=18             D. n(C)=15

Lời giải:

1. Không gian mẫu gồm các bộ (i;j), trong đó i,j1,2,3,4,5,6

  nhận 6 giá trị, j cũng nhận 6 giá trị nên có 6.6=36 bộ (i;j)

Vậy Ω=(i,j)|i,j=1,2,3,4,5,6 và n(Ω)=36.

2. Ta có: A=(1,1);(2,2);(3,3),(4;4),(5;5),(6;6)n(A)=6

 Xét các cặp (i,j) với i,j1,2,3,4,5,6 mà i+j3

Ta có các cặp có tổng chia hết cho 3 là (1,2);(1,5);(2,4),(3,3),(3,6),(4,5)

Hơn nữa mỗi cặp (trừ cặp (3,3)) khi hoán vị ta được một cặp thỏa yêu cầu bài toán.

Vậy n(B)=11.

Số các cặp (i,j);i>j là (2,1);(3,1);(3,2);(4,1);(4,2);(4,3);(5,1)

(5,2);(5,3);(5,4),(6,1);(6,2);(6,3);(6,4);(6,5).

Vậy n(C)=15.

Xem thêm
Phương pháp giải và bài tập về Cách xác định không gian mẫu, biến cố (trang 1)
Trang 1
Phương pháp giải và bài tập về Cách xác định không gian mẫu, biến cố (trang 2)
Trang 2
Phương pháp giải và bài tập về Cách xác định không gian mẫu, biến cố (trang 3)
Trang 3
Phương pháp giải và bài tập về Cách xác định không gian mẫu, biến cố (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống