Lý thuyết Tứ giác (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán lớp 8

4.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 8 Bài 10: Tứ giác sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 8.

Lý thuyết Toán lớp 8 Bài 10: Tứ giác

A. Lý thuyết Tứ giác

1. Khái niệm 

Tứ giác ABCD là một hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD và DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.

Ví dụ:

  (ảnh 1)

Đặc điểm

+ Có 4 đỉnh

+ Có 4 cạnh

Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm về một phía của đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác đó.

Ví dụ: ABCD là tứ giác lồi, EFGH không phải là tứ giác lồi.

2. Tính chất

+ Hai cạnh kề nhau là hai cạnh chung đỉnh.

+ Hai cạnh kề nhau tạo thành góc của tứ giác.

+ Hai cạnh đối nhau không chung đỉnh.

+ Hai đỉnh đối nhau là hai đỉnh không cùng nằm trên một cạnh.

+ Đường chéo là đoạn thẳng nối hai đỉnh đối nhau.

3. Định lí tổng các góc của một tứ giác

Tổng số đo các góc của một tứ giác bằng 3600.

Tứ giác ABCD, A^+B^+C^+D^=3600

Ví dụ:

 (ảnh 2)

B^=36009301230750=690

Sơ đồ tư duy Tứ giác.

B. Bài tập Tứ giác

Bài 1. Tính góc chưa biết của các tứ giác trong hình sau:

Lý thuyết Toán 8 Kết nối tri thức Bài 10: Tứ giác

Hướng dẫn giải

+ Tứ giác ABCD có 3 góc vuông nên A^=B^=C^=90°. Theo định lí về tổng các góc trong một tứ giác ta có: A^+B^+C^+D^=360°

Suy ra D^=360°(A^+B^+C^)=360°(90°+90°+90°)=90°.

+ Vì MNx^+MNP^=180°(hai góc kề bù)MNP^=180°85°=95°.

NPy^+NPQ^=180°(hai góc kề bù) NPQ^=180°100°=80°.

Theo định lí về tổng các góc trong một tứ giác ta có:M^+MNP^+NPQ^+Q^=360°

Suy ra Q^=360°(M^+MNP^+NPQ^)=360°130°95°80°=55°.

Bài 2. Tính góc chưa biết của tứ giác trong hình dưới đây, biết I^+K^=180° .

Lý thuyết Toán 8 Kết nối tri thức Bài 10: Tứ giác

Hướng dẫn giải

 I^+K^=180°mà K^=60°I^=120°

Theo định lí về tổng các góc trong một tứ giác ta có:

I^+K^+M^+L^=360°M^=360°(I^+K^+L^)=360°(120°+60°+135°)=45°.

Bài 3. Tứ giác MNEF có MN = MF, NE = FE, được gọi là hình cái diều.

a) Chứng minh ME là đường trung trực của đoạn thẳng NF.

b) Tính các góc E, F biết M^=100°,N^=105°.

Hướng dẫn giải

Bài 10: Tứ giác

a) Xét ΔMNE và ΔMFE  có:

MN = MFNH=FH (giả thiết)

NE = FE (giả thiết)

ME chung

Do đó ΔMNE  = ΔMFE  (cạnh - cạnh - cạnh) FME^=NME^

Gọi H là giao điểm của ME và NF

Xét ΔMNHvà ΔMFH  có:

MN = MF ( giả thiết)

FME^=NME^ (chứng minh trên)

MH chung

Do đó ΔMNH = ΔMFH  (cạnh - góc - cạnh)

NH=FH(1)

 MHN^=MHF^  mà MHN^+MHF^=180°MHN^=MHF^=90°

MENF(2)

Từ (1) và (2) suy ra ME là đường trung trực của đoạn thẳng NF.

b) Vì ΔMNE=ΔMFEMNE^=MFE^=105°

Theo định lí về tổng các góc trong một tứ giác suy ra NEF^=50°.

Video bài giảng Toán 8 Bài 10: Tứ giác - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá