Lý thuyết Cấp số nhân (Kết nối tri thức 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11

2.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 11 Bài 7: Cấp số nhân sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập tự luyện chọn lọc giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 11.

Lý thuyết Toán lớp 11 Bài 7: Cấp số nhân

A. Lý thuyết Cấp số nhân

1. Định nghĩa

Cấp số nhân là một dãy số (hữu hạn hoặc vô hạn), trong đó kể từ số hạng thứ hai, mỗi số hạng đều là tích của số hạng ngay trước nó với một số không đổi q.

Số q được gọi là công bội của cấp số nhân.

Cấp số nhân (un)với công bội q được cho bởi hệ thức truy hồi

un=un1.q,nN

* Chú ý: Dãy (un) là cấp số nhân thì uk2=uk1.uk+1(k2).

2. Số hạng tổng quát

Nếu một cấp số nhân có số hạng đầu u1 và công bội q thì số hạng tổng quát uncủa nó được xác định bởi công thức

un=u1.qn1,n2

3. Tổng của n số hạng đầu của một cấp số nhân

Cho cấp số nhân (un)với công bội q1. Đặt Sn=u1+u2+u3+...+un. Khi đó

Sn=u1(1qn)1q

 

B. Bài tập Cấp số nhân

Bài 1: Xác định công bội, số hạng thứ 5, số hạng tổng quát và số hạng thứ 100 của mỗi cấp số nhân sau:

a) 1, 3, 9, ...;

b) 3, 13,127, ….

Hướng dẫn giải

a) Ta thấy: 3 : 1 = 3, 9 : 3 = 3

Suy ra công bội q = 3

Số hạng tổng quát của cấp số nhân là: un = 3n–1.

Số hạng thứ 5: u5 = 35–1 = 81.

Số hạng thứ 100: u100 = 3100–1 = 399.

b) Ta thấy:Lý thuyết Toán 11 Kết nối tri thức Bài 7: Cấp số nhân

Suy ra cấp số nhân có công bội q = -19.

Số hạng tổng quát của cấp số nhân là: un = 3.Lý thuyết Toán 11 Kết nối tri thức Bài 7: Cấp số nhân.

Số hạng thứ 5: u5 = 3.Lý thuyết Toán 11 Kết nối tri thức Bài 7: Cấp số nhân= 12187.

Số hạng thứ 100: u100 =3.Lý thuyết Toán 11 Kết nối tri thức Bài 7: Cấp số nhân

Bài 2: Viết năm số hạng đầu của dãy số (un) sau và xem nó có phải là cấp số nhân không. Nếu nó là cấp số nhân, hãy tìm công bội q và viết công thức số hạng tổng quát của nó dưới dạng un = u1 . qn–1.

a) un = 4n;

b) un = 3n;

c) u1 = 2, un = nun–1.

Hướng dẫn giải

a) Năm số hạng đầu của dãy là: 4, 8, 12, 16, 20

Ta có: 8 : 4 = 2 ≠ 12 : 8 = 32 nên (un) không phải là cấp số nhân.

b) Năm số hạng đầu của dãy là: 3; 9; 27; 81; 243

Ta có: unun1=3n3n1=3 với mọi n ≥ 2

Suy ra dãy số là cấp số nhân với u1 = 3 và công bội q = 3.

Số hạng tổng quát: un = 3 . 3n–1.

c) Năm số hạng đầu của dãy là: 2; 4; 12; 48; 240

Ta có: 4 : 2 = 2 ≠ 12 : 4 = 3 nên (un) không phải là cấp số nhân.

Bài 3: Một cấp số nhân có số hạng thứ 6 bằng 10 240 và số hạng thứ 3 bằng 160. Tìm số hạng thứ 50 của cấp số nhân này.

Hướng dẫn giải

Giả sử u1 là số hạng đầu và q là công bội của cấp số nhân đó. Ta có:

u6 = u1 . q5 = 10 240 (1)

u3 = u1 . q2 = 160 (2)

Lấy (1) chia vế theo vế (2) ta được: q3 = 64. Suy ra q = 4.

Với q = 4, ta tính được u­1 = 10.

Suy ra công thức số hạng tổng quát của cấp số nhân là: un = 10 . 4n–1

Vậy số hạng thứ 50 của cấp số nhân này là u50 = 10 . 450–1 = 10 . 449.

Bài 4: Một cấp số nhân có số hạng đầu bằng 4 và công bội bằng 2. Hỏi phải lấy tổng của bao nhiêu số hạng đầu của cấp số nhân này để có tổng bằng 131 068?

Hướng dẫn giải

Số hạng tổng quát của cấp số nhân là: un = 4 . 2n–1.

Gọi n là số các số hạng cần lấy tổng, ta có

131 068 = Sn = Lý thuyết Toán 11 Kết nối tri thức Bài 7: Cấp số nhân = 4 . 2n – 4

Suy ra: 2n = 32768 = 215, do đó n = 15.

Vậy ta phải lấy 15 số hạng đầu của cấp số nhân.

Video bài giảng Toán 11 Bài 7: Cấp số nhân - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Cấp số cộng

Lý thuyết Bài 7: Cấp số nhân

Lý thuyết Bài 8: Mẫu số liệu ghép nhóm

Lý thuyết Bài 9: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm

Lý thuyết Bài 10: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian

Lý thuyết Bài 11: Hai đường thẳng song song

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết chương Toán lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác

Lý thuyết Chương 1: Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác

Lý thuyết Chương 2: Dãy số. Cấp số cộng và cấp số nhân

Lý thuyết Chương 3: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu ghép nhóm

Lý thuyết Chương 4: Quan hệ song song trong không gian

Lý thuyết Chương 5: Giới hạn. Hàm số liên tục

Đánh giá

0

0 đánh giá