Nhận xét sự biến đổi màu sắc của dung dịch KMnO4 trong 2 thí nghiệm

1.5 K

Với giải Câu hỏi thảo luận 15 trang 82 Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 13: Hydrocarbon không no giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 13: Hydrocarbon không no

Câu hỏi thảo luận 15 trang 82 Hóa học 11: Nhận xét sự biến đổi màu sắc của dung dịch KMnO4 trong 2 thí nghiệm. Ống nghiệm nào thu được dung dịch trong suốt sau thí nghiệm? Giải thích.

Lời giải:

- Cả hai thí nghiệm dung dịch thuốc tím đều nhạt màu dần đến mất màu.

Phương trình hoá học:

3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C2H4(OH)2 + 2MnO2↓ + 2KOH

3C2H2 + 8KMnO4 → 3KOOC – COOK + 8MnO2↓ + 2KOH + 2H2O

- Cả hai ống nghiệm đều không thu được dung dịch trong suốt sau thí nghiệm vì đều sinh ra vẩn đục MnO2.

Lý thuyết Tính chất hóa học

Do chứa liên kết πkém bền trong phân tử, alkene và alkyne có phản ứng đặc trung là phản ứng cộng.

a) Phản ứng cộng

- Cộng hydrogen

  (ảnh 1)

- Cộng halogen

  (ảnh 2)

- Cộng hydrogen halide

  (ảnh 3)

-Cộng nước (hydrate hóa)

 (ảnh 4)

+ Alkyne khó tác dụng với nước hơn, cần xúc tác là muối Hg2+ trong môi trường acid và tạo thành aldehyde hoặc ketone.

- Quy tắc Markovnikov: Nguyên tử hydrogen ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon chưa no có nhiều hydrogen hơn, còn nguyên tử X ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon chưa no có ít hydrogen hơn.

b) Phản ứng trùng hợp

- Dưới áp suất, xúc tác và nhiệt độ thích hợp, các alkene tham gia phản ứng cộng liên tiếp các phân tử với nhau tạo phân tử polymer.

c) Phản ứng oxi hóa

- Các alkene, alkyne đều bị oxi hóa bởi dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường

3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O 3C2H4(OH)2 + 2KOH + 2MnO2

3C2H2 + 2KMnO4  KOOC-COOK + 2KOH + 8MnO2 + 2H2O

-Các alkene, alkyne cháy tỏa nhiều nhiệt

  (ảnh 5)

d) Phản ứng riêng alk-1-yne

HCCH+2(Ag(NH3)2)OHAgCCAg+4NH3+2H2O

- Các alk-1-yne như ethyne, propyne,… có phản ứng  tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong ammonia.

Đánh giá

0

0 đánh giá