Theo Ví dụ 5, nếu lấy cùng khối lượng methane và propane, chất nào toả ra nhiều nhiệt hơn

3.5 K

Với giải Luyện tập trang 71 Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 12: Alkane giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 12: Alkane

Luyện tập trang 71 Hóa học 11: Theo Ví dụ 5, nếu lấy cùng khối lượng methane và propane, chất nào toả ra nhiều nhiệt hơn?

Lời giải:

Giả sử khối lượng methane và propane được lấy bằng nhau và bằng 100 gam.

nCH4=10016=6,25(mol);nC3H8=10044=2511(mol)

Ta có:

CH4(g) + 2O2(g) t° CO2(g) + 2H2O(g)    rH2980=-890kJ

Dựa vào phương trình nhiệt học ta thấy:

Đốt cháy 1 mol CH4 giải phóng 890 kJ nhiệt lượng.

 Đốt cháy 6,25 mol CH4 giải phóng 6,25.890 = 5562,5 kJ nhiệt lượng.

C3H8(g) + 5O2(g) t° 3CO2(g) + 4H2O(g)    rH2980=-2219kJ

Dựa vào phương trình nhiệt học ta thấy:

Đốt cháy 1 mol C3H8 giải phóng 2219 kJ nhiệt lượng.

 Đốt cháy 2511 mol C3H8 giải phóng 2511.2219=5043,18 nhiệt lượng.

Vậy nếu lấy cùng một khối lượng, đốt cháy methane toả nhiều nhiệt lượng hơn.

Lý thuyết Tính chất hóa học

- Phản ứng thế halogen

  (ảnh 1)

=> Phản ứng đặc trưng của alkane, nguyên tử H liên kết với nguyên tử C bậc cao dễ bị thế hơn nguyên tử H liên kết với nguyên tử C bậc thấp hơn.

- Phản ứng cracking: quá trình “bẻ gãy” các phân tử alkane mạch dài thành các phân tử hydrocarbon mạch ngắn hơn.

  (ảnh 2)

- Phản ứng reforming: quá trình biển đổi cấu trúc phân tử các alkane mạch không phân nhánh, mạch hở, không thơm thành các hydrocarbon có mạch nhánh hoặc mạch vòng.

- Phản ứng oxi hóa

+ Oxi hóa hoàn toàn: các alkane thường dễ cháy và tỏa nhiều nhiệt.

  (ảnh 3)

+ Oxi hóa không hoàn toàn: trong trường hợp thiếu oxygen, phản ứng cháy xảy ra không hoàn toàn, tạo CO và có thể có C.

Đánh giá

0

0 đánh giá