Hoạt động 1 trang 110 Toán 11 Tập 1 Cánh diều | Giải bài tập Toán lớp 11

265

Với giải Hoạt động 1 trang 110 Toán 11 Tập 1 Cánh diều chi tiết trong Bài 5: Hình lăng trụ và hình hộp giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán lớp 11 Bài 5: Hình lăng trụ và hình hộp

Hoạt động 1 trang 110 Toán 11 Tập 1: Cho hai mặt phẳng song song (P) và (P’). Trong mặt phẳng (P), cho đa giác A1A2….An. Qua các đỉnh A1, A2, ..., An vẽ các đường thẳng song song với nhau và cắt mặt phẳng (P’) lần lượt tại A1’, A2­’, ..., An’ (Hình 70 minh hoạ cho trường hợp n = 5).

Hoạt động 1 trang 110 Toán 11 Tập 1 | Cánh diều Giải Toán 11

a) Các tứ giác A1A2A2’A1’, A2A3A3’A2’, …, AnA1A1’An’ là những hình gì?

b) Các cạnh tương ứng của hai đa giác A1A2…An và A1’A2’…An’ có đặc điểm gì?

Lời giải:

a) Ta có: (P) // (P’);

               (A1A2A2’A1’) ∩ (P) = A1A2;

               (A1A2A2’A1’) ∩ (P’) = A1’A2’.

Do đó A1A2 // A1’A2’.

Trong mp (A1A2A2’A1’), tứ giác A1A2A2’A1’ có A1A1’ // A2A2’ và A1A2 // A1’A2

Do đó A1A2A2’A1’ là hình bình hành.

Chứng minh tương tự ta có: các tứ giác A2A3A3’A2’, …, AnA1A1’An’ cũng là những hình bình hành.

Vậy các tứ giác A1A2A2’A1’, A2A3A3’A2’, …, AnA1A1’An’ là những hình bình hành.

b) Theo câu a, A1A2A2’A1’ là hình bình hành nên A1A2 = A1’A2

Tương tự như vậy, ta kết luận các cạnh tương ứng của hai đa giác A1A2…An và A1’A2’…An’ có độ dài bằng nhau.

Lý thuyết Hình lăng trụ

1. Định nghĩa

- Hình gồm hai đa giác A1A2...AnA1A2...An và các tứ giác A1A1A2A2,A2A2A3A3,…,AnAnA1A1 được gọi là hình lăng trụ và kí hiệu là A1A2...An.A1A2...An.

 (ảnh 1) 

- Trong hình lăng trụ A1A2...An.A1A2...An

+ Các điểm A1,A2,...,An và A1,A2,...,An được gọi là các đỉnh.

+ Các đoạn thẳng A1A1,A2A2,...,AnAn được gọi là các cạnh bên, các đoạn thẳng.A1A2,A2A3,...,AnA1và A1A2,A2A3,...,AnA1 gọi là cạnh  đáy của hình trụ.

+ Hai đa giác A1A2...Anvà A1A2...An được gọi là hai mặt đáy của hình lăng trụ.

+ Các tứ giác A1A1A2A2,A2A2A3A3,…,AnAnA1A1 gọi là các mặt bên của hình trụ.

* Chú ý: Nếu đáy của lăng trụ là một tam giác, tứ giác, ngũ giác,… thì lăng trụ tương ứng gọi là hình lăng trụ tam giác, hình lăng trụ tứ giác, hình lăng trụ ngũ giác.

2. Tính chất

- Các cạnh bên của hình lăng trụ song song và bằng nhau.

- Các mặt bên của hình lăng trụ là các hình bình hành.

- Hai mặt đáy của hình lăng trụ là hai đa giác có các cạnh tương ứng song song và bằng nhau.

Từ khóa :
Toán 11
Đánh giá

0

0 đánh giá