Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Ôn tập phần di truyền và biến dị lớp 9.
Giải bài tập Sinh Học lớp 9 Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 116 SGK Sinh học 9: Hãy điền vào nội dung phù hợp vào bảng 40.1
Trả lời:
Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 116 SGK Sinh học 9: Hãy điền vào nội dung phù hợp vào bảng 40.2
Bảng 40.2 : Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân
Trả lời:
Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 116 SGK Sinh học 9: Hãy điền vào nội dung phù hợp vào bảng 40.3
Bảng 40.3: Bản chất và ý nghĩa của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
Trả lời:
Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 117 SGK Sinh học 9: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 40.4
Bảng 40.4. Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và protein
Trả lời:Trả lời câu hỏi thảo luận số 5 trang 117 SGK Sinh học 9: Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 40.5
Bảng 40.5: Các dạng đột biến
Trả lời:
Trả lời câu hỏi và bài tập (trang 117 SGK Sinh học lớp 9)
Câu 1 trang 117 SGK Sinh học 9: Hãy giải thích sơ đồ: ADN (gen) → mARN → Prôtêin → Tính trạng
Trả lời:
ADN (gen) => mARN => Prôtêin => Tính trạng
Trong sơ đồ trên thể hiện mối quan hệ giữa ADN (gen), mARN, prôtêin, tính trạng.
Nội dung sơ đồ: Trình tự các nuclêôtit trên ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN, thông qua đó ADN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Như vậy, thông qua prôtêin, giữa gen và tính trạng có mối quan hệ mật thiết với nhau hay gen quy định tính trạng.
Câu 2 trang 117 SGK Sinh học 9: Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta ứng dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào?
Trả lời:
- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Bố mẹ không truyền cho con cái những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà mà chỉ truyền cho con một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường.
- Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
- Các tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
Ứng dụng: Người ta đã vận dụng những hiểu biết về những ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện tính trạng số lượng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để kiểu hình phát triển tối đa nhằm tăng năng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu làm giảm năng suất.
Câu 3 trang 117 SGK Sinh học 9: Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp? Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp nghiên cứu đó?
Phương pháp giải:
Trả lời:
- Nghiên cứu di truyền người phải có phương pháp thích hợp vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. Thông dụng và đơn giản hơn cả là phương pháp nghiên cứu phả hệ và trẻ đồng sinh.
- Đặc điểm cơ bản của phương pháp nghiên cứu phả hệ là: theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó (trội, lặn, do một hay nhiều gen kiểm soát, gen nằm trên NST thường hay giới tính).
- Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh là có thể xác định được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội.
Câu 4 trang 117 SGK Sinh học 9: Sự hiểu biết về di truyền học tư vấn có tác dụng gì?
Trả lời:
Di truyền y học tư vấn chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho ta lời khuyên về khả năng mắc bệnh di truyền ở đời con của các gia đình có người mắc bệnh di truyền, có nên kết hôn hoặc tiếp tục sinh con nữa hay không.
Câu 5 trang 117 SGK Sinh học 9: Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào.
Trả lời:
Ưu thế của công nghệ tế bào :
+ Tạo số lượng lớn giống cây trồng, vật nuôi trong thời gian ngắn mang kiểu gen giống với cây ban đầu
+ Nhân nhanh nguồn gen động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
+ Chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng.
Câu 6 trang 117 SGK Sinh học 9: Vì sao nói kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong sinh học hiện đại?
Trả lời:
Nói kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong sinh học hiện đại vì kĩ thuật gen được ứng dụng trong các lĩnh vực chính như:
- Tạo ra các chủng vi sinh vật mới sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học (axit amin, prôtêin, vitamin, enzim, hoocmôn, kháng sinh) với số lượng lớn, giá thành rẻ.
- Tạo giống cây trồng biến đổi gen có nhiều đặc điểm quý như: năng suất cao, hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ dại và chịu được các điều kiện bất lợi, tăng thời hạn bảo quản, khó bị dập nát khi vận chuyển,...
- Tạo động vật biến đổi gen chủ yếu dùng trong nghiên cứu sự biểu hiện của một số gen và sản xuất thử nghiệm một số prôtêin có giá trị cao.
Câu 7 trang 117 SGK Sinh học 9: Vì sao gây đột biến nhân tạo thường là khâu đầu tiên của chọn giống?
Trả lời:
Gây đột biến nhân tạo thường là khâu đầu tiên của chọn giống để tăng nguồn biến dị di truyền là nguyên liệu đầu tiên cho quá trình chọn lọc.
Câu 8 trang 117 SGK Sinh học 9: Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hóa giống nhưng chúng vẫn được dùng trong chọn giống?
Trả lời:
Câu 9 trang 117 SGK Sinh học 9: Vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?
Trả lời:
Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ vì:
+ Con lai F1 là cơ thể dị hợp, ở có thể dị hợp các gen lặn (mang tính trạng xấu) không được biểu hiện ra bên ngoài do đó chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ra bên ngoài
+ Con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu sử dụng con lai F1 làm giống → đem các con lai F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng, các gen lặn sẽ được tổ hợp lại với nhau tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra bên ngoài kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo
Câu 10 trang 117 SGK Sinh học 9: Nêu những điểm khác nhau của hai phương pháp chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt
Trả lời:
Những điểm khác nhau của chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt là:
Chọn lọc cá thể |
Chọn lọc hàng loạt |
Dựa trên kiểu hình và kiểm tra kiểu gen |
Dựa trên kiểu hình |
Chọn lọc một số ít cá thể ưu tú |
Chọn lọc một nhóm cá thể ưu tú |
Hạt của các cây ưu tú được thu hoạch riêng, gieo riêng theo từng dòng |
Hạt của các cây ưu tú được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau |
Có hiệu quả đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp. |
Có hiệu quả đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao. |
Đòi hỏi công phu, theo dõi chặt chẽ, khó áp dụng rộng rãi. | Đơn giản, dễ làm, có thể áp dụng rộng rãi. |