Bộ 10 Đề thi Sinh học lớp 9 Giữa kì 2 năm 2023 tải nhiều nhất

6.8 K

Tài liệu Bộ 10 Đề thi Sinh học lớp 9 Giữa kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất tổng hợp từ đề thi môn Sinh học 9 của các trường THCS trên cả nước đã được biên soạn chi tiết giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Sinh học lớp 9. Mời các bạn cùng đón xem:

Bộ 10 Đề thi Sinh học lớp 9 Giữa kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 1

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)

Câu 1: Để duy trì ưu thế lai người ta dùng phương pháp nào sau đây?

A. Lai khác dòng

B. Lai khác thứ

C. Nhân giống vô tính

D. Lai kinh tế

Câu 2: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật?

A. Bê non có cột sống ngắn

B. Gà con có đầu dị dạng, chân ngắn

C. Vịt con sinh trưởng và phát triển yếu

D. Cả A, B và C

Câu 3:  Địa y sống  trên thân cây gỗ, là mối quan hệ gì?

A. Cộng sinh

B. Kí sinh

C. Hội sinh

D. Hỗ trợ

Câu 4: Nhóm sinh vật nào sau đây thuộc sinh vật hằng nhiệt?

A. Cá voi, hổ, mèo rừng, chuột đồng

B. Nấm, lúa, chim sẻ, cá lóc, kỳ nhông

C. Nấm, ngô, thằn lằn, giun đất, cá chép

D. Cá chép, cóc, bồ câu, thằn lằn

Câu 5: Hệ sinh thái bao gồm:

A. cá thể sinh vật và khu vực sống

B. quần xã sinh vật và khu vực sống

C. quần thể sinh vật và khu vực sống

D. sinh vật và môi trường sống

Câu 6: Dựa vào nhân tố ánh sáng và độ ẩm ta xếp cây lúa vào nhóm thực vật nào?

A. Ưa bóng, chịu hạn

B. Ưa sáng, chịu hạn   

C. Ưa bóng, ưa ẩm

D. Ưa sáng, ưa ẩm 

II. Tự luận (7. 0 điểm)

Câu 1: (1.5 điểm) Thoái hóa là gì? Cho biết nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa?

Câu 2: (2.5 điểm) Sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào? Cho một số ví dụ về mối quan hệ bất kì mà em biết?

Câu 3: (3.0 điểm) Có một quần xã sinh vật gồm các loài sau: vi sinh vật phân giải, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ.

a. Cho biết thành phần sinh vật của hệ sinh thái trên.

b.Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã trên.

c. Loại trừ quần thể nào ra khỏi lưới thức ăn thì gây biến động lớn nhất? Vì sao?

Bộ 10 Đề thi Sinh học lớp 9 Giữa kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 2

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Trắc nghiệm.

Câu 1:Thế hệ P có 100% Aa sau 5 lần tự thụ liên tiếp thì tỉ lệ Aa là bao nhiêu? 

Bộ 10 Đề thi Sinh học lớp 9 Giữa kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất

Câu 2: Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ khoảng bao nhiêu? 

A. 0 – 50°C

B. 10 – 50°C

C. 5 – 50°C

D. -5 – 50°C

Câu 3: Hiện tượng cá thể tách rời khỏi nhóm đưa tới kết quả gì?

A. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.

B. Làm giảm mức độ sinh sản.

C. Làm nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.

D. Làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt thức ăn trong vùng.

Câu 4: Tháp tuổi không có dạng nào sau đây?

A. Dạng phát triển

B. Dạng cân bằng

C. Dạng ổn định

D. Dạng giảm sút

Câu 5: Đâu là mối quan hệ cộng sinh?

A. Sợi Nấm và tảo đơn bào 

B. Địa y sống bám trên cành cây 

C. Lúa và cỏ dại trên một cánh đồng

D. Hươu với hổ

Câu 6: Đâu là quần thể sinh vật?

A. Những con cá trong một ao

B. Những con ong mật trên vườn hoa

C. Những con cá mè trong một ao

D. Tất cả những con chim trong rừng

II. Tự luận

Câu 7: (2 điểm)

Loài xương rồng có giới hạn nhiệt độ từ 0 – 56°C. điểm cực thuận là 32°C. Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn nhiệt độ của xương rồng?

Câu 8: (3 điểm)

Thế nào là chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, Vẽ sơ đồ một lưới thức ăn.

Câu 9: (2 điểm)

Hoa nhìn thấy những cây sống trong bóng râm bao giờ thấy lá cũng to. “ Vì sao lại như vậy?” Hãy giúp Hoa giải thích hiện tượng trên

Bộ 10 Đề thi Sinh học lớp 9 Giữa kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Câu 1: Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái nào?

A. Vô sinh

B.  Hữu sinh

C. Hữu cơ

D. Vô cơ.

Câu 2: Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã được gọi là gì?

A. Loài đặc trưng

B. Loài phổ biến

C.  Loài ưu thế

D. Loài quý hiếm.

Câu 3: Ở thực vật muốn duy trì ưu thế lai, con người đã sử dụng biện pháp nào?

A. Lai ngược giữa F1 với dạng làm bố mẹ

B. Cho F1 lai phân tích

C. Cho F1 sinh sản sinh dưỡng

D. Cả A và C

Câu 4: Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?

A. Làm tăng thêm sức thổi của gió.

B. Làm tăng thêm sự xói mòn của đất.

C. Làm cho tốc độ gió thổi dừng lại, cây không bị đổ.

D. Giảm bớt sức thổi của gió, hạn chế sự đổ của cây.

Câu 5: Chọn phát biểu đúng về quần thể người.

A. Quần thể người khác so với quần thể sinh vật khác về tỉ lệ giởi tính.

B. Quần thể người khác so với quần thể sinh vật khác về đặc trưng kinh tế - xã hội.

C. Quần thể người không có các dạng tháp tuổi là dạng phát triển, dạng ổn định và dạng giảm sút.

D. Quần thể người chi có nhóm tuổi trưởc sinh sản và nhóm tuổi sinh sản.

Câu 6: Cây tầm gửi sống kí sinh trên thân cây chủ, đồng thời có khả năng quang hợp tổng hợp dược chất hữu cơ. Quan hệ sinh thái trên được gọi là gì?

A. Hợp tác

B. Kí sinh hoàn toàn

C. Hội sinh

D. Bán kí sinh

Câu 7: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6°C dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42°C, trên nhiệt độ này cá chết, các chức năng sống được biểu hiện tốt nhất từ 20 – 35°C. Khoảng nhiệt độ 20 – 35°C được gọi là gì?

A. Khoảng thuận lợi

B. Khoảng gây chết trên

C. Khoảng gây chết dưới

D. Giới hạn chịu đựng

Câu 8: Vì sao giao phối gần ở chim bồ câu không gây ra hiện tượng thoái hóa?

A. Tạo ra các cặp gen dị hợp 

B. Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại

C. Chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại

D. Cả 3 ý trên

Câu 9: Hiện tượng ăn thịt đồng loại là mối quan hệ gì?

A. Cạnh tranh cùng loài

B. Vật ăn thịt - con mồi

C. Ký sinh - vật chủ

D. Cạnh tranh khác loài

Câu 10: Trong các nhóm thực vật sau, nhóm nào gồm toàn cây ưa ẩm?

A. Cây xương rồng, cây thông, cây xoài, cây cam.

B. Cây cói, cây thài lài, cây rau muống.

C. Cây phi lao, cây cói, cây xoài, cây thài lài.

D. Cây bạch đàn, cây thài lài, cây cói, cây rau muống. 

Câu 11: Trong chuỗi thức ăn sau:

Cây cỏ → Bọ rùa → Ếch → Rắn →Vi sinh vật

Thì rắn đóng vai trò gì?

A. Sinh vật sản xuất

B. Sinh vật tiêu thụ cấp 1

C. Sinh vật tiêu thụ cấp 2

D. Sinh vật tiêu thụ cấp 3

Câu 12: Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi:

A. nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi.

B. dịch bệnh tràn lan.

C. xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống.

D. xảy ra cạnh tranh gay gắt trong quần thể.

Câu 13: Hiện tượng giao phối gần không dẫn đến kết quả nào dưới đây?

A. Tạo ra dòng thuần

B. Tỉ lệ gen đồng hợp giảm ,dị hợp tăng

C. Hiện tượng thoái hoá

D. Các gen lặn đột biến có hại ở trạng thái đồng hợp

Câu 14: Quan hệ hội sinh là trường hợp nào sau đây?

A. Hai loài sống chung, đôi bên cùng có lợi, nhưng không nhất thiết phải xảy ra.

B. Hai loài sống chung, đôi bên cùng có lợi và bắt buộc phải xảy ra.

C. Hai loài sống chung một bên có lợi, một bên có hại.

D. Hai loài sống chung, trong đó chi có một loài có lợi, loài kia không có lợi cũng không có hại.

Câu 15: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ gì?

A. Hội sinh.

B. Cộng sinh.

C. Kí sinh.

D. Nửa kí sinh.

Câu 16: Nhóm cây nào sau đây đều thuộc nhóm cây ưa sáng?

A. Bạch đàn, lúa, lá lốt

B. Trầu không, ngô, lạc

C. Ớt, phượng, hồ tiêu

D. Tre, dừa, thông

Câu 17: Với các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì?

A. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.

B. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ cây.

C. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.

D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh.

Câu 18: Chuỗi thức ăn hoàn chỉnh gồm các thành phần nào?

A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.

B. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân hủy. sinh vật tiêu thụ.

C. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân hủy.

D. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.

Câu 19: Khi nào số lượng cá thể trong quần thể tăng cao?

A. Dịch bệnh tràn lan

B. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống

C. Nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi

D. Xảy ra cạnh tranh gay gắt trong quần thể

Câu 20: Ưu thế lai cao nhất biểu hiện ở kiểu gen nào?

A. AaBbdd.

B. aaBBDD.

C. AaBbDd.

D. aabbdd.

Bộ 10 Đề thi Sinh học lớp 9 Giữa kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 4

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những sinh vật sống trong môi trường sinh vật thường là những sinh vật có lối sống

A. cạnh tranh hoặc kí sinh.

B. cộng sinh hoặc kí sinh.

C. hội sinh hoặc cộng sinh.

D. kí sinh hoặc hội sinh.

Câu 2: Hiện tượng tỉa cành tụ nhiên có liên quan mật thiết với ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào đến đời sống sinh vật?

A. Con người

B. Độ ẩm

C. Nhiệt độ

D. Ánh sáng

Câu 3: Cây nào dưới đây là cây ưa bóng?

A. Thanh long

B. Rau mác

C. Lúa nước

D. Vạn niên thanh

Câu 4: Tập tính ngủ đông ở một số loài sinh vật cho thấy ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào đến đời sống của chúng?

A. Nhiệt độ

B. Ánh sáng

C. Độ ẩm

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 5: Động vật nào dưới đây không được xếp vào nhóm động vật ưa ẩm?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Thằn lằn

C. Lạc đà

D. Rắn hoang mạc

Câu 6: Hiện tượng cá ép sống bám trên rùa biển phản ánh mối quan hệ

A. cạnh tranh.

B. kí sinh.

C. hội sinh.

D. cộng sinh.

Câu 7: Tập hợp nào dưới đây không phải là một quần thể sinh vật?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Những con ốc sống dưới đáy bùn của một ao

C. Những cây cỏ mọc ven một bờ hồ

D. Những con tê giác một sừng sống ở hai quốc gia cách xa nhau

Câu 8: Sự khác nhau giữa quần thể người và quần thể các sinh vật khác chủ yếu là do con người có

A. tay được giải phóng khỏi chức năng di chuyển.

B. lao động và tư duy.

C. tư thế đứng thẳng.

D. bộ não phát triển vượt bậc.

Câu 9: Khi nói về quần xã, điều nào sau đây là sai?

A. Có cấu trúc tương đối ổn định

B. Bao gồm những cá thể cùng loài

C. Gồm những cá thể cùng sống trong một sinh cảnh

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ … giữa các loài sinh vật trong quần xã.

A. dinh dưỡng

B. sinh sản

C. hỗ trợ

D. đối địch

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Dựa vào sự thích nghi với các điều kiện độ ẩm khác nhau, thực vật được phân chia thành mấy nhóm chính? Hãy cho biết sự khác nhau cơ bản giữa các nhóm này. (4 điểm)

Câu 2: Trình bày những thành phần cơ bản có trong một hệ sinh thái. (1 điểm)

Bộ 10 Đề thi Sinh học lớp 9 Giữa kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Câu 1: Động vật nào dưới đây không sống trong môi trường nước?

A. Sán dây

B. Mực ống

C. Cá trôi

D. Sứa lược

Câu 2: Nhân tố sinh thái nào dưới đây là nhân tố hữu sinh?

A. Ánh sáng

B. Độ dốc

C. Thành phần cơ giới đất

D. Con người

Câu 3: Nếu điều kiện sinh thái của môi trường nằm ngoài giới hạn sinh thái của sinh vật thì

A. sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh.

B. sinh vật sẽ yếu dần và chết đi.

C. sinh vật sẽ ngừng tăng trưởng chiều cao, chỉ tăng trọng lượng.

D. sinh vật vẫn phát triển bình thường.

Câu 4: Hiện tượng cây mọc vống lên cao khi sống chen chúc nhau cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với đời sống sinh vật?

A. Độ pH

B. Ánh sáng

C. Nhiệt độ

D. Độ ẩm

Câu 5: Cây nào dưới đây thường sống ở nơi quang đãng?

A. Dọc mùng

B. Ráy

C. Rau bợ

D. Bạch đàn

Câu 6: Loài động vật nào dưới đây thường hoạt động về đêm?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Thằn lằn

C. Mèo rừng

D. Chim ưng

Câu 7: Đa số các sinh vật trên Trái Đất sống trong phạm vi nhiệt độ là

A. 20 – 30°C.

B. 0 – 50°C.

C. 10 – 45°C.

D. 10 – 50°C.

Câu 8: Hiện tượng lá phủ cutin dày ở những cây sống trong vùng xích đạo cho thấy rõ nhất ảnh hưởng của nhân tố nào sau đây đối với đời sống sinh vật?

A. Nhiệt độ

B. Ánh sáng

C. Độ pH

D. Tốc độ gió

Câu 9: Động vật nào dưới đây có tập tính ngủ đông?

A. Tất cả các phương án còn lại

B.  Ếch đồng

C. Gấu trắng

D. Rùa tai đỏ

Câu 10: Loài nào dưới đây là sinh vật hằng nhiệt?

A. Cá mập đầu búa

B. Cá voi xanh

C. Cá đuối điện

D. Cá cóc Tam Đảo

Câu 11: Sinh vật nào dưới đây là sinh vật sản xuất?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Thanh long

C. Vi khuẩn lam

D. Tảo

Câu 12: Động vật nào dưới đây có thể đứng liền sau sâu ăn lá trong một chuỗi thức ăn?

A. Bọ ngựa 

B. Cầy

C. Chuột

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 13: Thành phần vô sinh của hệ sinh thái không bao gồm

A. đất.

B. cành cây mục.

C. địa y.

D. nước.

Câu 14: Độ đa dạng của quần xã thể hiện ở điều gì?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

C. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

D. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã

Câu 15: Trong các quần xã dưới đây, quần xã nào có thành phần loài đa dạng nhất?

A. Quần xã rừng mưa nhiệt đới

B. Quần xã rừng ngập mặn ven biển

C. Quần xã rừng lá kim phương Bắc

D. Quần xã thảo nguyên

Câu 16: Đâu không phải là một trong những dấu hiệu điển hình của quần xã?

A. Độ nhiều

B. Tỉ lệ giới tính

C. Loài ưu thế

D. Độ đa dạng

Câu 17: Dựa vào hình và cho biết quốc gia nào dưới đây hiện có tháp dân số dạng ổn định?

Bộ 10 Đề thi Sinh học lớp 9 Giữa kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất

A. Thuỵ Điển

B. Việt Nam

C. Ấn Độ

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở quần thể người?

A. Mật độ

B. Giới tính

C. Lứa tuổi

D. Hôn nhân

Câu 19: Trong các quần thể dưới đây, quần thể nào có số lượng cá thể lớn nhất?

A. Linh dương

B. Kiến

C. Thỏ

D. Cheo cheo

Câu 20: Sự diệt vong của cặp nhóm tuổi nào dưới đây tất yếu sẽ dẫn đến sự diệt vong của quần thể trong tương lai?

A. Nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi trước sinh sản

B. Nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản

C. Nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản

D. Tất cả các phương án còn lại

Bộ 10 Đề thi Sinh học lớp 9 Giữa kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 6

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

Câu 1: Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng nào quan trọng nhất?

A. Tỉ lệ đực cái

B. Sức sinh sản

C. Thành phần nhóm tuổi

D. Mật độ.

Câu 2: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây?

A. P:  AaBBDD × Aabbdd

B. P:  AAbbDD × aaBBdd

C. P:  AABbDD × AABbDD

D. P:  aabbdd  × aabbdd 

Câu 3: Cây ưa sáng thường sống nơi nào?

A. Nơi quang đãng

B. Nơi nhiều ánh sáng tán xạ.

C. Nơi có cường độ chiếu sáng trung bình

D. Nơi khô hạn.

Câu 4: Biểu hiện của thoái hoá giống là

A. con lai có sức sống kém dần.

B. con lai có sức sống cao hơn bố mẹ chúng.

C. con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ.

D. năng suất thu hoạch luôn được tăng lên.

Câu 5: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2°C đến 44°C, điểm cực thuận là 28°C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 5°Cđến 42°C, điểm cực thuận là 30°C. Nhận định nào sau đây là đủng?

A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.

B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.

C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.

Câu 6: Năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây?

A. Cỏ → châu chấu → trăn → gà rừng → vi khuẩn   

B. Cỏ → trăn → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng

C. Cỏ → châu chấu → gà rừng → trăn → vi khuẩn

D. Cỏ → châu chấu → vi khuẩn → gà rừng → trăn

Câu 7: Tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống vì

A. các gen dị hợp dần đi vào trạng thái đồng hợp.

B. tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại.

C. các cặp gen đồng hợp trội tăng, các cặp gen dị hợp giảm.

D. các gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.

Câu 8: Dựa vào đặc trưng cơ bản của quần thể người, cấu trúc tuổi ở quần thể người được chia thành các nhóm nào?

A. Tuổi trước sinh sản chưa lao động, tuổi sinh sản,lao động và tuổi thôi lao động        

B. Tuổi sơ sinh, tuổi vị thành niên, thuổi thành niên, tuổi già

C. Tuổi trẻ, tuổi già

D. tuổi lao động, tuổi thôi lao động

Câu 9: Quá trình quang hợp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường nào?

A. 0°C - 40°C

B. 10°C- 40°C

C. 20°C- 30°C

D. 25°C-35°C.

Câu 10: Trong các quan hệ dưới đây quan hệ nào không thuộc quan hệ đối địch khác loài?

1. Kí sinh vật chủ

2. Sinh vật ăn sinh vật khác

3. ức chế cảm nhiễm

4. Cạnh tranh giữa cây trồng với cỏ dại

5. Hội sinh giữa cá ép với đồi mồi

6. Địa y.

Phương án đúng là:

A. 3, 5, 6

B. 5, 6.

C. 4, 5, 6

D. 1, 2, 3.

Câu 11: Điều nào sau đây sai khi nói về mối quan hệ cạnh tranh?

A. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, trong đó có loài yếu thế, có loài thắng thế.

B. Cạnh tranh là động lực thúc đấy các loài tồn tại trong thtiên nhiên một cách ổn định.

C. Chỉ những cá thể khác loài mới có cạnh tranh gay gắt với nhau còn những cá thế cùng loài sẽ rất ít hoặc không cạnh tranh nhau.

D. Trong quần xã các loài có cùng nguồn thức ăn, chỗ ở, thường có quan hệ cạnh tranh với nhau.

Câu 12: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là gì?

A. Tác động sinh thái.

B. Khả năng của cơ thể.

C. Giới hạn sinh thái 

D. Sức bền của cơ thể

Câu 13: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con /ha

- Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ha

- Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.

B. Dạng phát triển.

C. Dạng giảm sút

D. Dạng ổn định.

Câu 14: Xác định một quần xã ổn định, ta căn cứ vào đặc điểm nào?

A. Độ đa dạng

B. Tỉ lệ sinh tử

C. Thời gian tồn tại

D. Phạm vi phân bố

Câu 15: Con hổ và con thỏ trong rừng có thể có mối quan hệ trực tiếp nào sau đây?

A. Cạnh tranh về thức ăn và nơi ở.

B. Cộng sinh.

C. Vật ăn thịt và con mồi.

D. Kí sinh.

Câu 16: Lưới thức ăn là:

A. một chuỗi thức ăn.

B. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

C. các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

D. ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên.

Câu 17: Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là:

A. có chi dài hơn.

B. cơ thể có lông dày và dài hơn (ở thú có lông).

C. chân có móng rộng.

D. đệm thịt dưới chân dày.

Câu 18: Cơ sở khoa học (di truyền) của hiện tượng ưu thế lai là gì?

A. Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1

B. Là phép lai giữa 2 dòng thoái hoá để khôi phục các tính trạng tốt vốn có.

C. Là phép lai các kiểu gen dị hợp với nhau.

D. Là phép lai tập trung được nhiều gen trội có lợi dùng để làm giống.

Câu 19: Trong quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật thì

A. không loài nào có lợi.

B. không loài nào bị hại.

C. có ít nhất 1 loài bị hại.

D. cả hai loài đều bị hại.

Câu 20: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ?

A. Ký sinh.

B. Cạnh tranh.

C. Hội sinh.

D. Cộng sinh.

Bộ 10 Đề thi Sinh học lớp 9 Giữa kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 7

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Câu 1: Nơi nào sao đây không phải là một hệ sinh thái?

A. Một con suối

B. Một cây gỗ mục

C. Một cái ao

D. Biển thái Bình Dương

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quần xã?

A. Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định.

B. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

C. Các sinh vật trong quần xã đều thích nghi với môi trường sống của chúng.

D. Tập hợp những cá thể loài, cùng sống trong một không gian xác định.

Câu 3: Số lượng hươu, nai sống trong rừng bị khống chế bởi số lượng hổ thông qua mối quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ hội sinh

B. Quan hệ cạnh tranh

C. Sinh vật ăn sinh vật khác

D. Quan hệ đối địch

Câu 4: Ở người, nhóm tuổi nào không có khả năng lao động nặng?

A. Lớn hơn 55 tuổi

C. Lớn hơn 65 tuổi

B. Lớn hơn 60 tuổi

D. Lớn hơn 70 tuổi

Câu 5: Mối quan hệ một bên có lợi bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ nào?

A. Hội sinh

C. Cộng sinh

B. Hợp tác

D. Hỗ trợ

Câu 6: Môi trường sống của sinh vật bao gồm những gì?

A. Tất cả những gì có trong tự nhiên

B. Tất cả các yếu tố tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật

C. Tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật

D. Tất cả các tác động gián tiếp lên cơ thể sinh vật

Câu 7: Các nhân tố sinh thái của môi trường bao gồm những gì?

A. Vật hữu sinh và vật vô sinh

B. Nhân tố con người và nhân tố sinh vật khác

C. Chế độ khí hậu, gió, ánh sáng, nhiệt độ

D. Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh 

Câu 8: Mối quan hệ giữa nấm và tảo tạo thành Địa y là mối quan nào sau đây?

A. Dinh dưỡng

C. Hội sinh

B. Cộng sinh

D. Hợp tác

Câu 9: Đặc trưng quan trọng nhất của quần thể là:

A. tỉ lệ giới tính

C. thành phần nhóm tuổi    

B. mật độ

D. tỉ lệ giới tính, mật độ

Câu 10: Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác về đặc trưng nào sau đây?

A. Văn hóa, giáo dục

C.Tỉ lệ giới tính

B. Thành phần nhóm tuổi

D. Mật độ quần thể

Câu 11: Nhóm sinh vật nào sản xuất ra lượng chất hữu cơ lớn nhất?

A. Tảo

C.Vi khuẩn

B.Thực vật

D. Động vật nguyên sinh

Câu 12: Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?

A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.

D. Nhiệt độ cơ thể tăng hay giảm theo nhiệt độ môi trường.    

Sử dụng hình bên trả lời câu 13, 14 sau đây:

Bộ 10 Đề thi Sinh học lớp 9 Giữa kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất 

Câu 13: Sinh vật sản xuất là

A. ếch.

C. kiến.

B. cây cỏ.

D. châu chấu.

Câu 14: Thức ăn của chuột là

A. rắn, kiến.

C. diều hâu, rắn.

B. châu chấu, diều hâu.

D. châu chấu, kiến.

Câu 15: Quần thể người và quần thể sinh vật khác có những đặc điểm nào giống nhau?

A. Giới tính, sinh sản, tử vong, mật độ, lứa tuổi.

B. Giới tính, sinh sản, mật độ, giáo dục, văn hóa.

C. Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, văn hóa.

D. Giới tính, sinh sản, tử vong, giáo dục, lứa tuổi.

Câu 16: Quần thể người có những đặc trưng khác quần thể sinh vật khác vì sao?

A. Bộ não phát triển mạnh.

B. Tay chân khéo léo.

C. Văn hóa và giáo dục

D. Lao động và tư duy.

Câu 17: Những chỉ số nào sau đây thể hiện độ phong phú về số lượng các loài trong quần xã?   

(1) Độ đa dạng

(2) độ tập trung

(3) độ nhiều

(4) độ thường gặp

A. (1), (2) và (3)

C. (2), (3) và (4)

B. (1), (2) và (4)

D. (1), (3), và (4)

Câu 18: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?

A.  Ếch, ốc sên, lạc đà.

B. Lạc đà, thằn lằn, kỳ nhông.

C. Giun đất, ếch, ốc sên.

D. Ốc sên, giun đất, thằn lằn.

Câu 19: Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào?

A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định.

B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời.

C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể.

D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời.

Câu 20: Cho các sinh vật sau: 

(1): gà 

(2): hổ

(3): cáo

(4): cỏ

(5): châu chấu

(6): vi khuẩn

Chuỗi thức ăn nào dưới đây được thiết lập từ các sinh vật trên là đúng?

A. (4) → (5) → (1) → (3) → (2) → (6).

B. (4) → (5) → (1) → (6) → (2) → (3).

C. (4) → (5) → (1) → (2) → (3) → (6).

D. (4) → (5) → (2) → (3) → (1) → (6).

Bộ 10 Đề thi Sinh học lớp 9 Giữa kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 8

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái a, b, c hoặc d đứng trước câu trả lời đúng nhất: (mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu có mối quan hệ nào với nhau?

A. Kí sinh

B. Cạnh tranh

C. Hội sinh

D. Cộng sinh

Câu 2: Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa khô?

A. Thằn lằn, lạc đà, ốc sên

B. Ốc sên, ếch, giun đất

C. Thằn lằn, lạc đà, chuột nhảy

D. Ếch, lạc đà, giun đất

Câu 3: Tập hợp những sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật?

A. Đàn trâu ăn cỏ trên cánh đồng

B. Các cây hoa hồng, hoa huệ trong công viên 

C. Các cá thể ong, bướm … trong rừng

D. Các cá thể chuột sống ở hai cánh đồng

Câu 4: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào?

A. Nhóm tuổi trước sinh sản

B. Nhóm tuổi sau sinh sản

C. Nhóm tuổi sinh sản

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 5: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là:

A. Từ 5°C đến 40°C

B. Từ 5°C đến 39°C

C. Từ 5°C đến 42°C

D. Từ 5°C đến 45°C

Câu 6: Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào thể hiện mối quan hệ cùng loài?

A. Nhạn biển và cò làm tổ tập đoàn

B. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông

C. Cáo ăn thỏ

D. Chim ăn sâu

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: Thoái hóa là gì? Cho biết nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa? (1.5 điểm)

Câu 2: Nhân tố sinh thái là gì? Kể tên các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. (1.5 điểm)

Câu 3: Hãy giải thích vì sao các cành cây phía dưới của cây ưa sáng sống trong rừng rậm lại sớm bị rụng? (1,0 điểm)

Câu 4: (3.0 điểm): Có một quần xã sinh vật gồm các loài sau: vi sinh vật phân giải, dê, gà, cáo, hổ, mèo rừng, cỏ, thỏ.

a. Cho biết thành phần sinh vật của hệ sinh thái trên.

b. Viết 5 chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên.

c. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã trên.

Bộ 10 Đề thi Sinh học lớp 9 Giữa kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 9

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

Câu 1: Khi chuyển sinh vật ra khỏi nơi sống quen thuộc thì khả năng sống của sinh vật sẽ như thế nào?

A. Khả năng sống của sinh vật giảm

B. Nhiều khi sinh vật không thể sống được

C. Sinh vật có thể sống ở nơi mới

D. Khả năng sống của sinh vật giảm, nhiều khi không thể sống được

Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là quan hệ cộng sinh?

A. Ấu trùng trai bám trên da cá

B. Vi khuẩn trong nốt sần cây họ đậu

C. Địa y bám trên cành cây

D. Cây Tầm gửi sống trên cây hồng

Câu 3: Loài nào dưới đây là sinh vật ăn thịt?

A. Con bò

B. Con cừu

C. Con thỏ

D. Cây nắp ấm

Câu 4: Trong chăn nuôi người ta thường đem lợn ỉ Mỏng Cái lai với lợn Đại Bạch để tạo ra thế hệ con tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao. Phép lai trên được gọi là gì?

A. Tạo ưu thế lai ở vật nuôi

B. Lai khác thứ

C. Lai khác dòng

D. Lai kinh tể

Câu 5: Câu nào sai trong các câu sau?

A. khi gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió và cây không bị đổ.

B. trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có tác dụng tìm kiếm thức ăn tốt hơn chống lại kẻ thù tốt hơn.

C. gặp điều kiện bất lợi, hiện tượng cá thể tách khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

D. trong tự nhiên các sinh vật sống không phụ thuộc vào nhau.

Câu 6: Nhóm nhân tố nào dưới đây đều thuộc nhóm nhân tố hữu sinh?

A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm

B. Con người và các sinh vật khác

C. Khí hậu, nước, đất

D. Các sinh vật khác và ánh sáng

Câu 7: Điều nào sau đây sai khi nói đến quan hệ kí sinh?

A. Sinh vật kí sinh không giết chết ngay sinh vật chủ mà chỉ làm yếu dần

B. Một số trường hợp đặc biệt, vật kí sinh sống tự do mà không sống bám vào cơ thể vật chủ.

C. Có hai trường hợp kí sinh gồm kí sinh hoàn toàn và bán kí sinh.

D. Loài sống nhờ gọi là vật kí sinh, loài kia là sinh vật chủ.

Câu 8: Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh ?

A. Động vật ăn thịt

B. Động vật ăn thực vật

C. Vi sinh vật phân giải

D. Thực vật

Câu 9: Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi là:

A. lai khác dòng.

B. lai khác thứ.

C. lai kinh tế.

D. Cả A, B và C

Câu 10: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?

A. Hạn chế ảnh hưởng có hại của tia cực tím với các tế bào lá.

B. Hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.

C. Tạo ra lớp cách nhiệt bảo vệ lá cây.

D. Tăng sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí lên cao.

Câu 11: Hiện tượng cây đậu trồng trong chậu đặt bên cạnh của sổ có xu hướng vươn cong thân ra phía bên ngoài là do tác động của nhân tố nào?

A. Ánh sáng

B. Nhiệt độ

C. Độ ẩm

D. không khí

Câu 12: Đặc trưng kinh tế - xã hội chỉ có ở quần thế người mà không có ở quần thể sinh vật khác là vì những lí do nào sau đây?

A. Con người có tư duy

B. Con người có lao động có mục đích

C. Con người có khả năng cải tạo thiên nhiên

D. Cả A, B và C

Câu 13: Ở động vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?

A. Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

B. Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

C. Nhiệt độ cơ thể thay đổi không theo sự tăng hay giảm nhiệt độ môi trường.

D. Nhiệt độ cơ thể thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường.

Câu 14: Sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái gọi là gì? 

A. Lai phân tích

B. Lai phân tính

C. Giao phối gần 

D. Giao phối xa

Câu 15: Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ khác loài nào sau đây?

A. Cộng sinh.

B. Sinh vật ăn sinh vật khác.

C. Cạnh tranh.

D. Kí sinh.

Câu 16: Trong các ví dụ sau ví dụ nào là quần thể sinh vật?

A. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa.

B. Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.

C. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống trong một ao.

D. Tác cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau.

Câu 17: Biểu hiện quan hệ sinh thái nào sau đây là quan hệ hội sinh?

A. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu.

B. Sáo ăn ve, bét dưới lớp lông của trâu, bò.

C. Cá ép Sống bám vào cá mập, cá voi đế được mang đi kiếm mồi và hô hấp thuận lợi.

D. Dây tơ hồng sống bám trên các cây chu và hút chất hữu cơ của cây chủ.

Câu 18: Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống là:

A. giao phấn xảy ra ở thực vật.

B. giao phối ngẫu nhiên xảy ra ở động vật.

C. tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật.

D. lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau.

Câu 19: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện ở đặc điểm nào?

A. Độ đa dạng

B. Độ nhiều

C. Độ thường gặp

D. CẢ A, B và C

Câu 20: Tháp tuổi không có dạng nào sau đây?

A. Dạng phát triển

B. Dạng ổn định

C. Dạng giảm sút

D. Dạng cân bằng

Bộ 10 Đề thi Sinh học lớp 9 Giữa kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất - Đề 10

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Sinh học lớp 9

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20˚C đến 44˚C. điểm cực thuận là 28˚C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50˚C đến 42˚C. điểm cực thuận là 30˚C. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.

B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.

C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

D. Cá chép có vùng phàn bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.

Câu 2: Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng?

A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão.

B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng tự vệ khỏi con người phá hoại.

C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô hạn của sa mạc.

D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cây hạn chế tác động của ánh sáng.

Câu 3: Để tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cho cây sống ở vùng ôn đới chịu đựng được cái rét của mùa đông lạnh giá, cây có đặc điểm cấu tạo như thế nào?

A. Tăng cường mạch dẫn trong thân nhiều hơn.

B. Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có lớp bần dày.

C. Giảm bớt lượng khí khổng của lá.

D. Hệ thống rễ của cây lan rộng hơn bình thường.

Câu 4: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?

A. Tiềm năng sinh sản của loài.

B. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn.

C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn.

D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn.

Câu 5: Yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm dân số ở quần thể người là:

A. mật độ dân số trên một khu vực nào đó.

B. tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong.

C. tỉ lệ giới tính.

D. mật độ và lứa tuổi trong quần thể người.

Câu 6: Nếu một nước có số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm trên 30% dân số, số lượng người già chiếm dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp thì được xếp vào loại nước có:

A. Tháp dân số tương đối ổn định.

B. Tháp dân số giảm sút.

C. Tháp dân số ổn định.

D. Tháp dân số phát triển.

Câu 7: Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ?

A. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

B. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

C. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

D. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ Fb sau đó tăng dần qua các thế hệ.

II. TỰ LUẬN

Câu 1: (2.0 điểm) Giải thích vì sao không dùng con lai F1 (lai kinh tế) để làm giống?

Câu 2: (3.0 điểm) Thế nào là quần thể; quần xã?

Câu 3: (1.0 điểm) Giải thích cây trồng gần cửa sổ trong nhà thì cây sẽ vươn ra ngoài cửa.

Đánh giá

0

0 đánh giá