Cho các dung dịch: HCl, NaOH, Na2CO3. a) Viết phương trình điện li của các chất trên

701

Với giải Hoạt động trang 19 Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước

Hoạt động trang 19 Hóa học 11: Cho các dung dịch: HCl, NaOH, Na2CO3.

a) Viết phương trình điện li của các chất trên.

b) Sử dụng máy đo pH (hoặc giấy pH) xác định pH, môi trường (acid/base) của các dung dịch trên.

c) Theo khái niệm acid – base trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 8, trong những chất cho ở trên: Chất nào là acid? Chất nào là base?

Lời giải:

a) Phương trình điện li của các chất:

HCl → H+ + Cl-

NaOH → Na+ + OH-

Na2CO3 → 2Na+ +  

b) Học sinh sử dụng máy đo xác định pH, tham khảo kết quả sau:

Dung dịch

HCl (0,01 M)

NaOH (0,01 M)

Na2CO3 (0,01 M)

pH

2

12

11,17

Môi trường

acid

base

base

c) Trong môn Khoa học tự nhiên 8:

- Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

- Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.

⇒ Theo khái niệm acid – base trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 8, HCl là acid; NaOH là base.

Lý thuyết Thuyết ACID-BASE của BRONSTED — LOWRY 

a. Khái niệm acid và base theo thuyết Bronsted – Lowry 

Thuyết Bronsted – Lowry cho rằng acid là chất cho proton (H+) và base là chất nhận proton.

a. Ưu điểm của thuyết Bronsted – Lowry 

Thuyết Bronsted – Lowry có nhiều ưu điểm hơn thuyết Arrhenius:

+ Thuyết Arrhenius chỉ đúng trong trường hợp dung môi là nước.

+ Thuyết Bronsted – Lowry có cái nhìn tổng quát hơn về axit và bazo, giúp ta giải thích được 1 số muối lại hoạt động như 1 bazo.

Từ khóa :
Hóa Học 11
Đánh giá

0

0 đánh giá