Với giải Câu hỏi 5 trang 142 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
Câu hỏi 5 trang 142 KHTN lớp 8: Nêu tên, nguyên nhân và biện pháp phòng một số bệnh về tiêu hóa.
Trả lời:
Tên, nguyên nhân và biện pháp phòng một số bệnh về tiêu hóa:
Tên bệnh |
Nguyên nhân |
Biện pháp phòng |
Ngộ độc thực phẩm |
- Do sử dụng thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm hóa học, các thực phẩm biến chất, ôi iu hoặc có sẵn độc tố,… |
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí. - Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. - Vệ sinh răng miệng đúng cách. - Uống đủ nước, bổ sung chất xơ, lợi khuẩn. - Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. - Tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn. - Hạn chế sử dụng chất kích thích. - Vệ sinh răng miệng đúng cách. - Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp. |
Tiêu chảy |
- Do ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn vi sinh đường ruột,… |
|
Giun sán |
- Do môi trường sống ô nhiễm; thói quen ăn thực phẩm sống, rửa chưa sạch; nhiễm ấu trùng giun sán từ thú cưng,… |
|
Sâu răng |
- Do vi khuẩn tấn công, vệ sinh răng miệng không đúng cách, thường xuyên ăn vặt, sử dụng thực phẩm nhiều đường,… |
|
Táo bón |
- Do chế độ ăn uống không hợp lí (uống ít nước, thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo,…); do mắc các bệnh lí; sử dụng một số loại thuốc;… |
|
Viêm dạ dày |
- Do nhiễm vi khuẩn HP, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, tâm lí căng thẳng,… |
LÝ THUYẾT BẢO VỆ HỆ TIÊU HÓA
1. An toàn vệ sinh thực phẩm
- Nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm:
+ Sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm: Thực phẩm bị ô nhiễm là thực phẩm chứa kim loại nặng (arsenic, chì, thủy ngân,…) vượt ngưỡng cho phép, thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia và chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng; thực phẩm ôi thiu; thực phẩm bị nấm mốc;…
+ Sử dụng thực phẩm chứa độc tố: Thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên như cá nóc, củ khoai tây mọc mầm, nấm độc, lá ngón,…
Miếng bánh mì bị mốc và củ khoai tây mọc mầm
- Vai trò: An toàn vệ sinh thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại đến sức khỏe của con người.
- Biện pháp: Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cần được áp dụng từ khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản và chế biến thực phẩm.
+ Trong sản xuất: Tuân theo tiêu chuẩn kĩ thuật nghiêm ngặt như không lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học hoặc thức ăn tăng trọng, vệ sinh chuồng trại đúng quy trình,… Quá trình sản xuất không gây ô nhiễm đến môi trường.
+ Vận chuyển và bảo quản: Phân loại, đóng gói thực phẩm; lựa chọn các phương pháp vận chuyển và bảo quản thực phẩm phù hợp. Các phương pháp bảo quản như phơi khô, bảo quản lạnh, lên men,…
+ Sử dụng và chế biến: Chọn thực phẩm tươi và an toàn. Chế biến thực phẩm cần đảm bảo hợp vệ sinh như ngâm rửa kĩ, nấu chín,…
Một số biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
2. Phòng bệnh về tiêu hóa
- Một số bệnh về tiêu hóa thường gặp: ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, giun sán, sâu răng, táo bón, viêm dạ dày,…
Bệnh sâu răng |
Viêm loét dạ dày – tá tràng |
Một số triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm
- Một số biện pháp phòng bệnh về tiêu hóa:
+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lí.
+ Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.
+ Uống đủ nước, bổ sung chất xơ, lợi khuẩn.
+ Tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn.
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách.
+ Hạn chế sử dụng chất kích thích.
+ Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp.
Một số biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 138 KHTN lớp 8: Quan sát hình 29.2:....
Luyện tập 3 trang 139 KHTN lớp 8: Quan sát bảng 29.2 và 29.3, cho biết:.....
Câu hỏi 4 trang 141 KHTN lớp 8: Nêu một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm....
Câu hỏi 5 trang 142 KHTN lớp 8: Nêu tên, nguyên nhân và biện pháp phòng một số bệnh về tiêu hóa.....
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người