Ở cơ quan nào, thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa tiêu hóa hóa học

577

Với giải Luyện tập 4 trang 141 Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều chi tiết trong Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Luyện tập 4 trang 141 KHTN lớp 8: Ở cơ quan nào, thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa tiêu hóa hóa học?

Trả lời:

Thức ăn vừa được tiêu hóa cơ học, vừa được tiêu hóa hóa học trong các cơ quan là: miệng, dạ dày.

- Trong khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học nhờ hoạt động nhai nghiền và một phần tinh bột được tiêu hóa hóa học nhờ enzyme amylase trong nước bọt.

- Trong dạ dày, thức ăn được tiêu hóa cơ học nhờ hoạt động nghiền, đảo trộn và protein được tiêu hóa hóa học nhờ enzyme pepsin trong dịch vị.

LÝ THUYẾT CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TIÊU HÓA

- Cấu tạo: Hệ tiêu hóa ở người gồm ống tiêu hóa (miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn) và tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến tụy, gan, mật, tuyến ruột).

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Sơ đồ cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa ở người

- Quá trình tiêu hóa ở người:

+ Thức ăn di chuyển qua ống tiêu hóa, trải qua quá trình tiêu hóa cơ học (thức ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn) và tiêu hóa hóa học (thức ăn được biến đổi nhờ sự xúc tác của enzyme) thành các chất đơn giản.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

Enzyme amylase giúp biến đổi một phần tinh bột chín thành đường maltose

+ Các chất đơn giản đi qua niêm mạc ruột non vào mao mạch máu và mao mạch bạch huyết lông ruột, theo hệ tuần hoàn đi nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể. Những chất không được tiêu hóa và hấp thu được thải ra ngoài qua hậu môn.

→ Hệ tiêu hóa có chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

Đánh giá

0

0 đánh giá