Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
Đang cập nhật ...
Phần 2: Lý thuyết KHTN 8 Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
I. DINH DƯỠNG VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÍ
1. Dinh dưỡng và chất dinh dưỡng
- Vai trò của thức ăn: Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng giúp cơ thể tồn tại và duy trì hoạt động sống.
Các nhóm chất dinh dưỡng có trong thực phẩm
- Khái niệm chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng là những chất hay hợp chất trong thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của cơ thể.
- Khái niệm dinh dưỡng: Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng.
Chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh và dinh dưỡng
- Ở những loại thực phẩm được đóng gói, trên bao bì thường có bảng thông tin dinh dưỡng (Nutrition Facts hoặc Nutritional Information). Dựa vào các thông tin đó, chúng ta có thể lựa chọn sử dụng những thực phẩm phù hợp.
Bảng thông tin dinh dưỡng của một chiếc bánh chocopie
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lí
- Khái niệm: Chế độ dinh dưỡng hợp lí là số lượng, thành phần các loại thực phẩm một người sử dụng giúp cung cấp đầy đủ, cân bằng về năng lượng và các nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu của cơ thể.
- Vai trò: Một chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp cơ thể phát triển cân đối, phòng ngừa bệnh tật và nâng cao sức đề kháng. Chế độ dinh dưỡng không hợp lí có thể dẫn đến thừa cân béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
Minh họa người bị suy dinh dưỡng và béo phì
- Biện pháp xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí dựa vào bảng khuyến nghị mức tiêu thụ thực phẩm trung bình và hướng dẫn quy đổi đơn vị thực phẩm sau:
Khuyến nghị mức tiêu thụ thực phẩm trung bình cho người Việt Nam
Bảng quy đổi đơn vị thực phẩm
- Nguyên tắc xây dựng khẩu phần (lượng thực phẩm tiêu chuẩn cho một người trong một ngày) hợp lí:
+ Đủ về năng lượng, đủ và cân bằng về các nhóm chất dinh dưỡng.
+ Phù hợp với nhu cầu cơ thể (tùy theo độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động của cơ thể, tình trạng bệnh tật).
+ Đa dạng các loại thực phẩm, phù hợp theo mùa và theo từng địa phương.
+ Phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của hộ gia đình.
Nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi và trạng thái hoạt động
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TIÊU HÓA
- Cấu tạo: Hệ tiêu hóa ở người gồm ống tiêu hóa (miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn) và tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến tụy, gan, mật, tuyến ruột).
Sơ đồ cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa ở người
- Quá trình tiêu hóa ở người:
+ Thức ăn di chuyển qua ống tiêu hóa, trải qua quá trình tiêu hóa cơ học (thức ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn) và tiêu hóa hóa học (thức ăn được biến đổi nhờ sự xúc tác của enzyme) thành các chất đơn giản.
Enzyme amylase giúp biến đổi một phần tinh bột chín thành đường maltose
+ Các chất đơn giản đi qua niêm mạc ruột non vào mao mạch máu và mao mạch bạch huyết lông ruột, theo hệ tuần hoàn đi nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể. Những chất không được tiêu hóa và hấp thu được thải ra ngoài qua hậu môn.
→ Hệ tiêu hóa có chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
III. BẢO VỆ HỆ TIÊU HÓA
1. An toàn vệ sinh thực phẩm
- Nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm:
+ Sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm: Thực phẩm bị ô nhiễm là thực phẩm chứa kim loại nặng (arsenic, chì, thủy ngân,…) vượt ngưỡng cho phép, thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia và chất bảo quản thực phẩm không được phép sử dụng; thực phẩm ôi thiu; thực phẩm bị nấm mốc;…
+ Sử dụng thực phẩm chứa độc tố: Thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên như cá nóc, củ khoai tây mọc mầm, nấm độc, lá ngón,…
Miếng bánh mì bị mốc và củ khoai tây mọc mầm
- Vai trò: An toàn vệ sinh thực phẩm là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại đến sức khỏe của con người.
- Biện pháp: Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cần được áp dụng từ khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản và chế biến thực phẩm.
+ Trong sản xuất: Tuân theo tiêu chuẩn kĩ thuật nghiêm ngặt như không lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học hoặc thức ăn tăng trọng, vệ sinh chuồng trại đúng quy trình,… Quá trình sản xuất không gây ô nhiễm đến môi trường.
+ Vận chuyển và bảo quản: Phân loại, đóng gói thực phẩm; lựa chọn các phương pháp vận chuyển và bảo quản thực phẩm phù hợp. Các phương pháp bảo quản như phơi khô, bảo quản lạnh, lên men,…
+ Sử dụng và chế biến: Chọn thực phẩm tươi và an toàn. Chế biến thực phẩm cần đảm bảo hợp vệ sinh như ngâm rửa kĩ, nấu chín,…
Một số biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
2. Phòng bệnh về tiêu hóa
- Một số bệnh về tiêu hóa thường gặp: ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, giun sán, sâu răng, táo bón, viêm dạ dày,…
Bệnh sâu răng |
Viêm loét dạ dày – tá tràng |
Một số triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm
- Một số biện pháp phòng bệnh về tiêu hóa:
+ Có chế độ dinh dưỡng hợp lí.
+ Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.
+ Uống đủ nước, bổ sung chất xơ, lợi khuẩn.
+ Tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn.
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách.
+ Hạn chế sử dụng chất kích thích.
+ Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp.
Một số biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 28: Hệ vận động ở người
Trắc nghiệm Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
Trắc nghiệm Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người
Trắc nghiệm Bài 32: Hệ hô hấp ở người
Trắc nghiệm Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người
Trắc nghiệm Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người