Sách bài tập Hoá học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Ôn tập chương 4

2.2 K

Với giải sách bài tập Hoá học 10 Bài 16: Ôn tập chương 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hoá học lớp 10 Bài 16: Ôn tập chương 4

Nhận biết

Bài 16.1 trang 42 SBT Hóa học 10: Trong quá trình oxi hóa – khử, chất nhường electron được gọi là

A. chất khử

B. chất oxi hóa

C. acid

D. base

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Trong quá trình oxi hóa – khử, chất nhường electron được gọi là chất khử.

Chất nhận electron được gọi là chất oxi hóa.

Bài 16.2 trang 42 SBT Hóa học 10: Iron có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

A. Fe(OH)3

B. FeCl3

C. FeSO4

D. Fe2O3

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Fe+3OH3;  Fe+3Cl3;  Fe+2SO4;   Fe+32O3

Bài 16.3 trang 42 SBT Hóa học 10: Chromium(VI) oxide, CrO3, là chất rắn, màu đỏ thẫm, vừa là acidic oxide, vừa là chất oxi hóa mạnh. Số oxi hóa của chlomium trong oxide trên là

A. 0

B. +6

C. +2

D. +3

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Số oxi hóa của O thường là -2. Đặt x là số oxi hóa của Cr trong CrO3 ta có:

x.1 + (-2).3 = 0  x = +6

Bài 16.4 trang 43 SBT Hóa học 10: Phản ứng kèm theo sự cho và nhận electron được gọi là phản ứng

A. đốt cháy

B. phân hủy

C. trao đổi

D. oxi hóa – khử

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Phản ứng kèm theo sự cho và nhận electron được gọi là phản ứng oxi hóa – khử.

Bài 16.5 trang 43 SBT Hóa học 10: Xét phản ứng điều chế H2 trong phòng thí nghiệm:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Chất đóng vai trò chất khử trong phản ứng là

A. H2

B. ZnCl2

C. HCl

D. Zn

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Zn0 + 2H+1ClZn+2Cl2+ H02

Zn nhường 2 electron (số oxi hóa tăng từ 0 lên +2)  Zn là chất khử.

Thông hiểu

Bài 16.6 trang 43 SBT Hóa học 10: Cho các hợp chất sau: NH3, NH4Cl, HNO3, NO2.

Số hợp chất chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hóa -3 là

A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Lời giải

Đáp án đúng là: C

N3H3, N3H4Cl, HN+5O3, N+4O2

Có 2 hợp chất chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hóa -3 là NH3, NH4Cl.

Bài 16.7 trang 43 SBT Hóa học 10: Nguyên tử sulfur chỉ thể hiện tính khử trong hợp chất nào sau đây?

A. S

B. SO2

C. H2SO4

D. H2S

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Nguyên tử sulfur chỉ thể hiện tính khử trong hợp chất H2S vì hợp chất H2S có số oxi hóa thấp nhất của S là -2. Trong các phản ứng oxi hóa khử, số oxi hóa -2 chỉ có thể tăng, không thể giảm.

Bài 16.8 trang 43 SBT Hóa học 10: Nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hóa, vừa có khả năng thể hiện tính khử trong chất nào sau đây?

A. C

B. CO2

C. CaCO3

D. CH4

Lời giải

Đáp án đúng là: A

C0,  C+4O2,  CaC+4O3,  C4H4

C đơn chất có số oxi hóa bằng 0, là số oxi hóa trung gian của C, số oxi hóa này có thể tăng hoặc giảm trong phản ứng oxi hóa khử.

 Nguyên tử carbon vừa có khả năng thể hiện tính oxi hóa, vừa có khả năng thể hiện tính khử trong C đơn chất.

Bài 16.9 trang 43 SBT Hóa học 10: Hợp chất nào sau đây chứa hai loại nguyên tử iron với số oxi hóa +2 và +3?

A. FeO

B. Fe3O4

C. Fe(OH)3

D. Fe2O3

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Hợp chất Fe3O(có thể viết FeO.Fe2O3), chứa hai loại nguyên tử iron với số oxi hóa +2 và +3.

Bài 16.10 trang 43 SBT Hóa học 10: Cho các phân tử sau: H2S, SO3, CaSO4, Na2S, H2SO4.

Số oxi hóa của nguyên tử S trong các phân tử trên lần lượt là

A. 0; +6; +4; +4; +6

B. 0; +6; +4; +2; +6

C. +2; +6; +6; -2; +6

D. -2; +6; +6; -2; +6

Lời giải

Đáp án đúng là: D

H2S2, S+6O3, CaS+6O4, Na2S2H2S+6O4

Vận dụng

Bài 16.11 trang 43 SBT Hóa học 10: Trong công nghiệp, một lượng zinc được sản xuất theo phương pháp nhiệt luyện ở khoảng 1 200oC theo phản ứng:

ZnO + C t° Zn + CO

a) Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa. Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử.

b) Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

Lời giải

a) Zn+2O + C0  t°  Zn0 + C+2O

C là chất khử, ZnO là chất oxi hóa

Quá trình oxi hóa: C0C+2   +   2e

Quá trình khử: Zn+2   +   2e   Zn0

b)

1×1×  C0C+2   +   2eZn+2   +   2e   Zn0

Xác định được hệ số của tất cả các chất đều bằng 1

ZnO + C t° Zn + CO

Bài 16.12 trang 44 SBT Hóa học 10: Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02M đến khi dung dịch vừa mất màu tím.

Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

SO2 + KMnO+ H2O → H2SO4 + K2SO+ MnSO4

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

b) Xác định thể tích khí SO2 đã tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn.

Lời giải

a) Sách bài tập Hóa học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Ôn tập chương 4  (ảnh 1)

5×2×  S+4S+6   +   2eMn+7   +   5e   Mn+2

Xác định được hệ số của SO2 là 5, KMnOvà MnSO4 là 2, sau đó cân bằng nguyên tố S và H tìm được hệ số của H2SO4 là 2, của H2O là 2.

5SO2 + 2KMnO+ 2H2O → 2H2SO4 + K2SO+ 2MnSO4

b) Theo phương trình hóa học ta có:

nSO2=52nKMnO4=52.0,02.0,1=0,005  (mol)

VSO2= 24,79.0,005 = 0,12395 L = 123,95 (mL)

Bài 16.13 trang 44 SBT Hóa học 10: Thực hiện các phản ứng sau:

(a) C + O2 t° CO2

(b) Al + C  t° Al4C3

(c) C + CO2 t° CO

(d) CaO + C t° CaC2 + CO

Xác định phản ứng trong đó carbon vừa đóng vai trò là chất oxi hóa, vừa đóng vai trò khử. Lập phương trình hóa học của phản ứng đó theo phương pháp thăng bằng electron.

Lời giải

Carbon vừa đóng vai trò là chất oxi hóa, vừa đóng vai trò khử trong phản ứng (d):

CaO + C0 t°   CaC12  + C+2O

Quá trình oxi hóa: C0C+2  +  2e

Quá trình khử: C0  +   1e      C1

1×1×C0C+2  +  2e2C0  +   2e   2   C1

Xác định được hệ số của C trong cả hai vai trò chất oxi hóa và chất khử là 3, hệ số của CO là 1:

CaO + 3C t° CaC2 + CO

Bài 16.14 trang 44 SBT Hóa học 10: Đốt cháy hoàn toàn 2,52 g hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 2,479 L hỗn hợp khí X gồm Ovà Cl2 ở điều kiện chuẩn, thu được 8,84 g chất rắn.

a) Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong X.

b) Xác định số mol electron các chất khử cho và số mol các chất oxi hóa nhận trong quá trình phản ứng.

Lời giải

Các phản ứng hóa học:

2Mg + O2 t° 2MgO

Mg + Cl2 t° MgCl2

4Al + 3O2 t° 2Al2O3

2Al + 3Cl2 t° 2AlCl3

a) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có: mX = 8,84 – 2,52 = 6,32 (g)

XO2:   x  molCl2:  y  mol       x+y=2,47924,79=0,132x+71y=6,32    x=0,02y=0,08

Phần trăm thể tích khí O2 và Cltrong hỗn hợp lần lượt là 20% và 80%

b) Số mol electron chất oxi hóa nhận bằng số mol các chất khử đã cho:

ne=4nO2+2nCl2=0,24  (mol)

Bài 16.15 trang 44 SBT Hóa học 10: Quặng pyrite có thành phần chính là FeS2 được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sulfuric acid.

Xét phản ứng đốt cháy:

FeS2 + O2 t° Fe2O3 + SO2

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron

b) Tính thể tích không khí (chứa 21% thể tích oxygen, ở điều kiện chuẩn) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2,4 tấn FeS2 trong quặng pyrite.

Lời giải

a) Fe+2S12  + O2 t°  Fe+32O3+ S+4O2

4×11×Fe+2S12Fe+3  +  2S+4   +11eO02  +   4e   2   O2

Xác định được hệ số của FeS2 là 4, Fe2O3 là 2, O2 là 11 và SO2 là 8:

4FeS2 + 11O2 t° 2Fe2O3 + 8SO2

b) nFeS2=2,4.106120=2.104  (mol)

nO2=114nFeS2=114.2.104=5,5.104  (mol)

VO2=24,79.5,5.104=1363450   L

 Vkk=10021VO2=6492619  (L)

Xem thêm các bài giải SBT Hoá học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 15: Phản ứng oxi hóa - khử

Bài 16: Ôn tập chương 4

Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Bài 18: Ôn tập chương 5

Bài 19: Tốc độ phản ứng

Lý thuyết Hóa học Chương 4: Phản ứng oxi hóa – khử

I. Một số khái niệm

Chất khử là chất nhường electron, chất oxi hóa là chất nhận electron.

Quá trình oxi hóa là quá trình chất khử nhường electron, quá trình khử là quá trình chất oxi hóa nhận electron.

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình quá trình nhường electron và quá trình nhận electron.

Chú ý: Dấu hiệu để nhận biết phản ứng oxi hóa – khử là có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.

II. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử

Nguyên tắc: “Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận”.

Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử:

Ví dụ: Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron: Cu + HNO3  Cu(NO3)2 + NO­ + H2O.

Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử:

Cu0 + HN+5O3 Cu+2(NO3)2N+2O­ + H2O.

Cu: chất khử; HNO3: chất oxi hóa.

Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử:

Cu0Cu+2+2eN+5+3eN+2

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.

3×2×Cu0Cu+2+2eN+5+3eN+2

Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số của các chất khác có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.

3Cu + 8HNO3  3Cu(NO3)2 + 2NO­ + 4H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá