Sách bài tập Hoá học 10 Bài 15 (Kết nối tri thức): Phản ứng oxi hóa – khử

2.8 K

Với giải sách bài tập Hoá học 10  Bài 15: Phản ứng oxi hóa – khử sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hoá học lớp 10 Bài 15: Phản ứng oxi hóa – khử

Nhận biết

Bài 15.1 trang 39 SBT Hóa học 10: Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử?

A. Hóa trị

B. Điện tích

C. Khối lượng

D. Số hiệu

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Số oxi hóa là điện tích quy ước của nguyên tử trong phân tử khi coi tất cả các electron liên kết đều chuyển hoàn toàn về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Bài 15.2 trang 39 SBT Hóa học 10: Trong hợp chất SO3, số oxi hóa của sulfur (lưu huỳnh) là

A. +2

B. +3

C. +5

D. +6

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Số oxi hóa của O thường là -2

Đặt x là số oxi hóa của S

 x.1 + (-2).3 = 0  x = +6

Vậy số oxi hóa của S là +6

Bài 15.3 trang 39 SBT Hóa học 10: Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematite đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hóa của iron (sắt) trong Fe2O3 là:

A. + 3

B. 3+

C. 3

D. -3

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Số oxi hóa được viết ở dạng đại số, dấu viết trước, số viết sau  B sai.

Đặt x là số oxi hóa của Fe. O thường có số oxi hóa là -2

 Ta có: x.2 + (-2).3 = 0

 x = +3

Bài 15.4 trang 39 SBT Hóa học 10: Ammonia (NH3) là nguyên liệu để sản xuất nitric acid và nhiều loại phân bón. Số oxi hóa của nitrogen trong ammonia là

A. 3

B. 0

C. +3

D. -3

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Đặt x là số oxi hóa của N. H thường có số oxi hóa là +1

 Ta có: x.1 + (+1).3 = 0

 x = -3

Bài 15.5 trang 39 SBT Hóa học 10: Chromium có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

A. Cr(OH)3

B. Na2CrO4

C. CrCl2

D. Cr2O3

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Cr+3(OH)3Na2Cr+6O4Cr+2Cl2Cr+32O3

Bài 15.6 trang 39 SBT Hóa học 10: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận

A. electron

B. neutron

C. proton

D. cation

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận electron.

Bài 15.7 trang 39 SBT Hóa học 10: Dấu hiệu để nhận ra một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?

A. Số khối

B. Số oxi hóa

C. Số hiệu

D. Số mol

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Dấu hiệu để nhận ra một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.

Bài 15.8 trang 39 SBT Hóa học 10: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất

A. nhường electron

B. nhận electron

C. nhận proton

D. nhường proton

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron.

Bài 15.9 trang 39 SBT Hóa học 10: Dẫn khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng để thực hiện phản ứng hóa học sau:

CuO + H2 t° Cu + H2O

Trong phản ứng trên, chất đóng vai trò chất khử là

A. CuO

B. Cu

C. H2

D. H2O

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Cu+2O2  +  H02t°  Cu0  +H+12O2

Chất khử là chất nhường electron (số oxi hóa tăng).

Chất oxi hóa là chất nhận electron (số oxi hóa giảm).

 H2 là chất khử, CuO là chất oxi hóa.

Bài 15.10 trang 40 SBT Hóa học 10: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. 2Ca + O2 t° 2CaO

B. CaCO3 t° CaO CO2

C. CaO + H2O → Ca(OH)2

D. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Lời giải

Đáp án đúng là: A

Phản ứng: 2Ca   0+O02  t°  2Ca+2O2

Là phản ứng oxi hóa khử vì có xảy ra quá trình nhường, nhận electron (có sự thay đổi số oxi hóa của các chất trong phản ứng).

Thông hiểu

Bài 15.11 trang 40 SBT Hóa học 10: Cho các chất sau: Cl2, HCl, NaCl, KClO3, HClO4

Số oxi hóa của nguyên tử Cl trong phân tử các chất trên lần lượt là

A. 0; +1; +1; +5; +7

B. 0; -1; -1; +5; +7

C. 1; -1; -1; -5; -7

D. 0; 1; 1; 5; 7

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Cl02, HCl1, NaCl1, KCl+5O3, HCl+7O4

Bài 15.12 trang 40 SBT Hóa học 10: Thuốc tím chứa ion penmanganate (MnO4-) có tính oxi hóa mạnh, được dùng để sát trùng, diệt khuẩn trong y học, đời sống và nuôi trồng thủy sản. Số oxi hóa của manganse trong ion permanganate là

A. +2

B. +3

C. +7

D. +6

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Đặt số oxi hóa của manganse trong ion permanganate là x

Số oxi hóa của O thường là -2. Ta có:

x.1 + (-2).4 = -1  x = +7

Bài 15.13 trang 40 SBT Hóa học 10: Cho các phân tử có công thức cấu tạo sau:

Sách bài tập Hóa học 10 Bài 15 (Kết nối tri thức): Phản ứng oxi hóa – khử  (ảnh 1) 

Số oxi hóa của nguyên tử N trong các phân tử trên lần lượt là

A. 0; -3; -4

B. 0; +3; +5

C. -3; -3; +4

D. 0; -3; +5

Lời giải

Đáp án đúng là: D

N02,    N3H3,  HNO+53

Bài 15.14 trang 40 SBT Hóa học 10: Carbon đóng vai trò chất oxi hóa ở phản ứng nào sau đây?

A. C + O2 t° CO2

B. C + CO2 t° 2CO

C. C + H2t° CO + H2

D. C + 2H2 t° CH4

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Số oxi hóa của C giảm từ 0 xuống -4 trong phản ứng

C + 2H2 t° CH4

 C là chất oxi hóa.

Bài 15.15 trang 40 SBT Hóa học 10: Thực hiện các phản ứng hóa học sau:

(a) S + Ot°SO2

(b) Hg + S → HgS

(c) H2 + S t°H2S

(d) S + 3F2 t°SF6

Số phản ứng sulfur đóng vai trò chất oxi hóa là

A. 4

B. 2

C. 3

D. 1

Lời giải

Đáp án đúng là: B

a S0 + O2t°  S+4O2b Hg + S0HgS2c H2+ S0t°H2S2d S0 + 3F2t°   S+6F6

Sulfur đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng (b) và (c) vì có số oxi hóa giảm từ 0 xuống -2.

Bài 15.16 trang 40 SBT Hóa học 10: Khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là

A. chất khử

B. acid

C. chất oxi hóa.

D. base

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Các phản ứng đốt cháy nhiên liệu oxygen dạng O2 tạo thành H2O và CO2.

Số oxi hóa giảm từ 0 xuống -2  Oxygen đóng vai trò là chất oxi hóa.

Bài 15.17 trang 41 SBT Hóa học 10: Chlorine vừa đóng vai trò là chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử trong phản ứng nào sau đây?

A. 2Na + Cl2 → 2NaCl

B. H2 + Cl2 → 2HCl

C. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

D. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Số oxi hóa của chlorine vừa tăng, vừa giảm sau phản ứng:

2NaOH + Cl02NaCl1 + NaCl+1O + H2O

Bài 15.18 trang 41 SBT Hóa học 10: Cho các phản ứng hóa học sau:

(a) CaCO3 t° CaO + CO2

(b) CHt° C + 2H2

(c) 2Al(OH)3  t° Al2O+ 3H2O

(d) 2NaHCOt° Na2CO3 + CO2 + H2O

Số phản ứng có kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử là

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Chỉ có phản ứng (b) có kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.

C4H+14 t°C0 + 2H02

Bài 15.19 trang 41 SBT Hóa học 10: Khí thiên nhiên nén (CNG – Compressed Natural Gas) có thành phần chính là methane (CH4), là nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường.

Xét phản ứng đốt cháy methane trong buồng động cơ xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG:

CH4 + O2 t° CO2 + H2O

a) Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa. Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử.

b) Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

Lời giải

a) C4H4   +  O02  t°  C+4O22  +  H2O2

Chất khử: CH4

Chất oxi hóa: O2

Quá trình oxi hóa: C4         C+4  +  8e

Quá trình khử: O20    +4e     2O2

b)

1×2×  C4         C+4  +  8e  O20    +4e     2O2

Xác định được hệ số của CH4 và CO2 đều là 1, hệ số của Olà 2, sau đó cân bằng nguyên tố H tìm được hệ số của H2O là 2

CH4 + 2O2 t° CO2 + 2H2O

Bài 15.20 trang 41 SBT Hóa học 10: Xét phản ứng sản xuất Cl2 trong công nghiệp:

NaCl + H2mnxdpdd  NaOH + Cl2 + H2

 a) Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa. Chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử.

b) Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

Lời giải

a) NaCl1 + H+12O  mnxdpddNaOH + Cl02+ H02

NaCl là chất khử, H2O là chất oxi hóa.

Quá trình oxi hóa: 2Cl1     Cl02  +  2e

Quá trình khử: 2H+1  +  2e      H02

b)

1×2×  2Cl1     Cl02  +  2e  2H+1  +  2e      H02

Xác định được hệ số của NaCl và NaOH đều là 2, hệ số của Clvà Hđều là 1, sau đó cân bằng nguyên tố H tìm được hệ số của H2O là 2:

2NaCl + 2H2mnxdpdd  2NaOH + Cl2 + H2

Vận dụng

Bài 15.21 trang 41 SBT Hóa học 10: Trên thế giới, zinc (kẽm) được sản xuất chủ yếu từ quặng zinc blende có thành phần chính là ZnS. Ở giai đoạn đầu của quá trình sản xuất, quặng zinc blende được nung trong không khí để thực hiện phản ứng:

ZnS + Ot°ZnO + SO2

a) Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa. Viết các quá trình oxi hóa, quá trình khử.

b) Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

Lời giải

a) ZnS2 + O02t°  ZnO2 + S+4O2

Quá trình oxi hóa: S2S+4   +  6e

Quá trình khử: O02  +  4e  2O2

b) Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron:

2×3×  S2S+4   +  6e  O02  +  4e  2O2

Xác định được hệ số của ZnS, ZnO và SO2 đều là 2, hệ số của O2 là 3:

2ZnS + 3O2  t° 2ZnO + 2SO2

Bài 15.22 trang 42 SBT Hóa học 10: Khí đốt hóa lỏng thường gọi là gas, có thành phần gồm propane (C3H8) và butane (C4H10). Xét phản ứng đốt cháy butane khi đun bếp gas:

C4H10 + O2 t° CO2 + H2O

a) Xác định các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa. Chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử.

b) Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron.

Lời giải

C5/24H10+ O02 t°  C+4O22+ H2O2

C4H10 là chất khử, O2 là chất oxi hóa

Quá trình oxi hóa: C5/2C+4   +  132

Quá trình khử: O02+4e2O2

b)

2×13×  4C5/24C+4   +  26e  O02  +  4e  2O2

Xác định được hệ số của C4H10 là 2, hệ số của COlà 8, hệ số của O2 là 13, hệ số của H2O là 10:

2C4H10 + 13O2 t° 8CO2 + 10H2O

Bài 15.23 trang 42 SBT Hóa học 10: Hàm lượng iron(II) sulfate được xác định qua phản ứng oxi hóa – khử với potassium permanganate:

FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O

a) Lập phương trình hóa học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử.

b) Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,02M để phản ứng vừa đủ với 20 mL dung dịch FeSO0,10M.

Lời giải

a) Fe+2SO4+ KMn+7O4+ H2SO4Fe+32SO43+ K2SO4+ Mn+2SO4+ H2O

FeSOlà chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa

Quá trình oxi hóa: Fe+2Fe+3   +1e

Quá trình khử: Mn+7   +   5e      Mn+2

5×2×  Fe+2Fe+3   +1e  Mn+7   +   5e      Mn+2

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

Bài 15.24 trang 42 SBT Hóa học 10: Cho 2,34 g kim loại M (hóa trị n) tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư) thu được 3,2227 L khí SO2 (điều kiện chuẩn). Xác định kim loại M.

Lời giải

Lưu ý: 1 mol khí ở điều kiện chuẩn có thể tích là 24,79 L

Sơ đồ phản ứng: M0 + H2S+6O4M+n2(SO4)n+ S+4O2+ H2O

1×n×  2M02M+n   +2ne  S+6   +   2e      S+4

Phương trình phản ứng: 2M + 2nH2SO4 → M2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O

nSO2=3,222724,79=0,13  mol

Theo phương trình phản ứng ta có:

nM=2.nSO2n=2.0,13n=0,26n   mol

 MM=mn=2,340,26n=9n

Với n = 1  M= 9 loại

Với n = 2  MM = 18 loại

Với n = 3  M= 27 (Al)

Vậy kim loại M là Al (Aluminium)

Xem thêm các bài giải SBT Hoá học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 14: Ôn tập chương 3

Bài 15: Phản ứng oxi hóa - khử

Bài 16: Ôn tập chương 4

Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Bài 18: Ôn tập chương 5

Lý thuyết Phản ứng oxi hóa - khử

I. Số oxi hóa

1. Khái niệm

Số oxi hóa là điện tích quy ước của nguyên tử trong phân tử khi coi tất cả các electron liên kết đều chuyển hoàn toàn về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Số oxi hóa được viết ở dạng số đại số, dấu viết trước, số viết sau.

Ví dụ 1: Xét phân tử NaCl.

Nguyên tử Na nhường 1 electron cho nguyên tử Cl, khi đó nguyên tử Na trở thành ion dương mang điện tích 1+ (số oxi hóa của Na là +1) và nguyên tử Cl nhận 1 electron của nguyên tử Na trở thành ion âm mang điện tích 1–  (số oxi hóa của Cl là –1): Na+1Cl1.

Ví dụ 2: Xét phân tử H2O.

Độ âm điện của nguyên tử O lớn hơn độ âm điện của nguyên tử H, nếu các cặp electron liên kết chuyển hoàn toàn về nguyên tử O thì nguyên tử O có thêm 2 electron và trở thành ion âm có điện tích 2– (số oxi hóa của O là –2); mỗi nguyên tử H mất đi 1 electron và trở thành ion dương có điện tích 1+ (số oxi hóa của H là +1): H+12O2.

Ví dụ 3: Xét phân tử H2.

H

Do hai nguyên tử H giống nhau nên cặp electron liên kết không lệch về nguyên tử nào. Do vậy, mỗi nguyên tử H đều trung hòa điện, có điện tích bằng 0 và số oxi hóa là 0: H02 .

2. Quy tắc xác định số oxi hóa

Thông thường, số oxi hóa của nguyên tử được xác định trực tiếp từ công thức phân tử theo các quy tắc sau:

Quy tắc 1: Trong đơn chất, số oxi hóa của nguyên tử bằng 0.

Ví dụ: Na0;  O02.

Quy tắc 2: Trong phân tử các hợp chất, thông thường số oxi hóa của hydrogen là +1, của oxygen là – 2, các kim loại điển hình có số oxi hóa dương và có giá trị bằng số electron hóa trị.

Quy tắc 3: Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0.

Quy tắc 4: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích ion; trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích ion.

Ví dụ 1: Xác định số oxi hóa của S trong phân tử Na2SO4.

Hướng dẫn:

Trong hợp chất, số oxi hóa của Na là +1, số oxi hóa của O là –2.

Số oxi hóa của từng nguyên tử: Na+12SxO24.

Áp dụng quy tắc 3, ta có: (+1)×2 + x + (–2)×4 = 0 ® x = +6.

Ví dụ 2: Xác định số oxi hóa của C trong ion CO32.

Hướng dẫn:

Số oxi hóa của O là – 2.

Gọi số oxi hóa của C trong ion đa nguyên tử CO32 là x.

Áp dụng quy tắc 4, ta có: x + (–2)×3 = –2  x = +4.

II. Chất oxi hóa, chất khử, phản ứng oxi hóa – khử

1. Chất oxi hóa, chất khử

Chất khử là chất nhường electron, chất oxi hóa là chất nhận electron.

Quá trình oxi hóa là quá trình chất khử nhường electron, quá trình khử là quá trình chất oxi hóa nhận electron.

Ví dụ: Đưa mẩu than gỗ nóng đỏ vào bình đựng khí O2, mẩu than cháy sáng.

C0+O02toC+4O22

Trong phản ứng trên, nguyên tử C nhường 4 electron, là chất khử; phân tử O2 nhận 4 electron, là chất oxi hóa.

C0C+4+4e (quá trình oxi hóa)

O02+4e2O2 (quá trình khử)

2. Phản ứng oxi hóa – khử

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình quá trình nhường electron và quá trình nhận electron.

Dấu hiệu để nhận biết phản ứng oxi hóa – khử là có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.

Ví dụ: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

(a) CaCO3 to CaO + CO2.

(b) BaCl2 + Na2SO4  BaSO4¯ + 2NaCl.

(c) 4Al + 3O2 to 2Al2O3.

Hướng dẫn giải:

(a) Ca+2C+4O32 toCa+2O2+C+4O22  Không phải là phản ứng oxi hóa – khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

(b) Ba+2Cl21+Na2+1S+6O42Ba+2S+6O42+ 2Na+1Cl1  Không phải là phản ứng oxi hóa – khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

(c) 4Al0+3O20 to2Al2+3O32: có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố Al, O  Đây là phản ứng oxi hóa – khử.

III. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử

Phương pháp thăng bằng electron đường dùng để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo nguyên tắc: “Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận”.

Ví dụ: Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron: NH3 + O2to,xt,pNO + H2O.

Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử:

N3H3+ O02to,xt,pN+2O2 + H2O2

NH3: chất khử; O2: chất oxi hóa.

Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử:

N3N+2+5eO02+4e2O2

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.

4×5×N3N+2+5eO02+4e2O2

Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số của các chất khác có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.

4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O

IV. Phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn

1. Sự cháy

Phản ứng cháy là phản ứng oxi hóa – khử xảy ra ở nhiệt độ cao giữa chất cháy và chất oxi hóa. Chất cháy thường là nhiên liệu (than đá, khí thiên nhiên, xăng dầu, …), còn chất oxi hóa thường là oxygen.

Ví dụ: Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra khi đốt cháy carbon trong than đá và butane trong khí gas:

C + O2 to CO2

2C4H10 + 13O2 to 8CO2 + 10H2O

2. Sự han gỉ kim loại

Sau một thời gian sử dụng, nhiều thiết bị, máy móc, vật dụng bằng kim loại thường bị han gỉ, do sự oxi hóa bởi oxygen trong không khí.

Ví dụ: Trong không khí ẩm, các vật dụng bằng thép bị oxi hóa tạo gỉ sắt.

4Fe + 3O2 + xH2 2Fe2O3.xH2O

3. Sản xuất hóa chất

Trong công nghiệp, phần lớn các phản ứng hóa học xảy ra trong các quy trình sản xuất là phản ứng oxi hóa – khử.

Ví dụ: Sulfuric acid là hóa chất quan trọng trong công nghiệp, được sản xuất chủ yếu từ sulfur hoặc quặng pyrite.

Sơ đồ phản ứng;

4. Chuyển hóa các chất trong tự nhiên

Trong tự nhiên cũng xảy ra rất nhiều quá trình kèm theo phản ứng oxi hóa – khử.  

Ví dụ: Tia sét tạo tia lửa điện, là điều kiện cho nitrogen phản ứng với oxygen:

N2 + O2 tialuadien 2NO

Khí NO sinh ra nhanh chóng chuyển hóa thành NO2, sau đó tiếp tục bị oxi hóa thành HNO3:

2NO + O2  2NO2

4NO2 + O2 + 2H2 4HNO3

Nitric acid tan vào nước mưa và chuyển hóa thành gốc nitrate (NO3) , cung cấp chất đạm cho cấy lúa. Nhờ quá trình trên, hàng năm một lượng lớn phân đạm tự nhiên được bổ sung cho đất.

5. Xác định nồng độ của một chất dựa vào phản ứng oxi hóa – khử

- Trong thực tế, dung dịch thuốc tím (KMnO4) được sử dụng phổ biến như một tác nhân oxi hóa mạnh để xác định hàm lượng các chất khử như iron(II); hydrogen peroxide, oxalic acid, …

Ví dụ: Trong quá trình bảo quản, một mẫu iron (II) sulfate bị oxi hóa một phần thành hợp chất iron (III). Hàm lượng iron (II) sulfate còn lại trong mẫu được xác định thông qua phản ứng với dung dịch thuốc tím có nồng độ đã biết:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá