Với giải Mở đầu trang 71 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 15: Phản ứng oxi hóa - khử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 15: Phản ứng oxi hóa - khử
Mở đầu trang 71 Hóa học 10: Trong lò luyện gang, xảy ra phản ứng oxi hóa – khử theo sơ đồ sau:
Fe2O3+ CO Fe + CO2
Về bản chất, phản ứng oxi hóa - khử là gì, dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra loại phản ứng đó?
Làm thế nào để lập phương trình hóa học của phản ứng trên.
Phương pháp giải:
- Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra đồng thời quá trình nhường và nhận.
- Trong phản ứng oxi hóa khử, có sự thay đổi số oxi hóa.
- Nguyên tắc lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử là tổng số electron nhường bằng tổng số electron nhận.
Lời giải:
- Về bản chất, phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng xảy ra đồng thời quá trình nhường và quá trình nhận electron.
- Dấu hiệu để nhận ra loại phản ứng oxi hóa – khử là có sự thay đổi số oxi của các nguyên tử.
- Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử:
Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử
Nguyên tử Fe và C có sự thay đổi số oxi hóa, Fe là chất oxi hóa, C là chất khử
Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử
Fe+3 + 3e → Fe0
C+2 → C+4 + 2e
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa dựa trên nguyên tắc tổng electron nhường bằng tổng electron nhận.
2x /Fe+3 + 3e → Fe0
3x /C+2 → C+4 + 2e
Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng.
Fe2O3+ 3CO 2Fe + 3CO2
Câu 1 trang 73 Hóa học 10: Xác định số oxi hóa của nguyên tử Fe và S trong các chất sau:...
Câu 3 trang 75 Hóa học 10: Xét các phản ứng hóa học xảy ra trong công nghiệp:...
Câu 4 trang 76 Hóa học 10: Nêu một số phản ứng oxi hóa – khử có lợi và có hại tron thực tế...
Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 15: Phản ứng oxi hóa - khử
Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học