Với giải Bài tập 9.18 trang 88 SGK Toán 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài tập cuối chương 9 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SGK Toán 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Toán lớp 10 Bài tập cuối chương 9
Bài tập 9.18 trang 88 Toán 10 Tập 2: Có hộp I và hộp II, mỗi hộp chứa 5 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 5. Từ mỗi hộp, rút ngẫu nhiên ra một tấm thẻ. Tính xác suất để thẻ rút ra từ hộp II mang số lớn hơn số trên thẻ rút ra từ hộp I.
Lời giải:
Gọi 1, 2, 3, 4, 5 lần lượt là tấm thẻ có đánh số tương ứng.
Từ mỗi hộp rút ngẫu nhiên ra một tấm thẻ, khi đó ta có bảng các kết quả có thể sau:
Hộp 2 Hộp 1 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
(1,1) |
(1;2) |
(1;3) |
(1;4) |
(1;5) |
2 |
(2,1) |
(2;2) |
(2;3) |
(2;4) |
(2;5) |
3 |
(3,1) |
(3;2) |
(3;3) |
(3;4) |
(3;5) |
4 |
(4,1) |
(4;2) |
(4;3) |
(4;4) |
(4;5) |
5 |
(5,1) |
(5;2) |
(5;3) |
(5;4) |
(5;5) |
Trong bản có 25 ô tương ứng với 25 kết quả có thể. Do đó n(Ω) = 25.
Gọi biến cố A: “Thẻ rút ra từ hộp II mang số lớn hơn số trên thẻ rút ra từ hộp I”.
⇒ A = {(1;2), (1;3), (1;4), (1;5); (2;3); (2;4); (2;5); (3;4); (3;5); (4;5)}.
⇒ n(A) = 10
⇒ .
Vậy xác suất để thẻ rút ra từ hộp II mang số lớn hơn số trên thẻ rút ra từ hộp I là .
Xem thêm lời giải sách giáo khoa Toán 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài tập 9.19 trang 88 Toán 10 Tập 2: Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối. Tính xác suất để:...
Bài tập 9.21 trang 89 Toán 10 Tập 2: Gieo một đồng xu cân đối liên tiếp bốn lần...
Xem thêm các bài giải SGK Toán 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 26: Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất