Giải SGK Hóa học 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

5.7 K

Lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì sách Kết nối tri thức ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Hóa học 10 Bài 7 từ đó học tốt môn Hóa 10.

Giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

Video giải Hóa học 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì - Kết nối tri thức

Giải hóa học 10 trang 40 Kết nối tri thức

Mở đầu trang 40 Hóa học 10Trong một chu kì của bảng tuần hoàn, tính chất của các oxide và hydroxide biến đổi theo xu hướng nào?

Phương pháp giải:

Khi đi từ trái sang phải, đầu chu kì là một kim loại mạnh, kết thúc chu kì là một phi kim mạnh

=> Các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxide và hydroxide biến đổi tuần hoàn. Tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần và tính acid của chúng tăng dần.

Lời giải:

- Đầu chu kì là một kim loại mạnh => tạo oxide có tính base và hydroxide mạnh.

- Kết thúc chu kì là một phi kim mạnh => tạo oxide có tính acid và acid mạnh ( hydroxide yếu)

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần và tính acid của chúng tăng dần.

I. Thành phần của các Oxide và Hydroxide

Câu 1 trang 40 Hóa học 10Nguyên tố gallium thuộc nhóm IIIA và nguyên tố selenium thuộc nhóm VIA của bảng tuần hoàn. Viết công thức hóa học của oxide, hydroxide ( ứng với hóa trị cao nhất) của hai nguyên tố trên.

Phương pháp giải:

- Công thức tổng quát của 1 nguyên tố ( có hóa trị cao nhất) trong hợp chất oxide có dạng: M2On – với n là hóa trị cao nhất của nguyên tố M.

- Công thức tổng quát của 1 nguyên tố ( có hóa trị cao nhất) trong hợp chất oxide có dạng: M(OH)– với n là hóa trị cao nhất của nguyên tố M.

Lời giải:

- Công thức tổng quát của oxide M2O - với n là hóa trị cao nhất của nguyên tố M.

- Công thức tổng quát của oxide M(OH) - với n là hóa trị cao nhất của nguyên tố M.

- Gallium thuộc thuộc nhóm IIIA => Ga có hóa trị III

=> Công thức hóa học của oxide là Ga2O3

- Công thức hóa học của hydroxide là Ga(OH)3

- Selenium thuộc thuộc nhóm VIA => Se có hóa trị VI

=> Công thức hóa học của oxide là SeO3

- Công thức hóa học của hydroxide là H2SeO4

Giải hóa học 10 trang 42 Kết nối tri thức

II. Tính chất của Oxide và Hydroxide

Câu 2 trang 42 Hóa học 10Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất

A. H2SO4                                           

B. HClO4

C. H3PO4                                           

D. H2SiO3

Phương pháp giải:

Các nguyên tố trong các hợp chất acid đã cho thuộc cùng 1 chu kì. Trong 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính acid tăng dần.

Lời giải:

Tên nguyên tố

Si

P

S

Cl

Z

14

15

16

17

Trong một chu kì, tính acid của các hydroxide tăng dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

=> Đáp án B

Câu 3 trang 42 Hóa học 10Dãy gồm các chất có tính base tăng dần là

A. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH

B. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3

C. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH

D. Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2

Phương pháp giải:

Các nguyên tố trong các hợp chất base đã cho thuộc cùng 1 chu kì. Trong 1 chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính base giảm dần.

Lời giải:

Tên nguyên tố

Na

Mg

Al

Z

11

12

13

Trong một chu kì, tính base của các hydroxide giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

=> Đáp án A

Câu 4 trang 42 Hóa học 10Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới dây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?

A. Tính kim loại và phi kim

B. Tính acid – base của các hydroxide

C. Khối lượng nguyên tử.

D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

Phương pháp giải:

Những đại lượng và tính chất của nguyên tố hóa học biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

   + Tính kim loại và phi kim

   + Tính acid – base của các hydroxide

   + Cấu hình electron lớp ngoài cùng

Lời giải:

Các đại lượng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

   + Tính kim loại và phi kim

   + Tính acid – base của các hydroxide

   + Cấu hình electron lớp ngoài cùng

=> Đáp án C

Lý thuyết Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

I. Thành phần của các oxide và hydroxide

Hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm A trong hợp chất với oxygen tăng từ I đến VII khi đi từ trái qua phải trong một chu kì (trừ chu kì 1 và nguyên tố fluorine ở chu kì 2), do đó thành phần của các oxide và hydroxide có sự lặp lại theo chu kì.

Ví dụ: Nguyên tố calcium thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Viết công thức hóa học của oxide, hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của nguyên tố trên.

Hướng dẫn giải:

Nguyên tố calcium (Ca) thuộc nhóm IIA.

 Hóa trị cao nhất của Ca là II.

Công thức hóa học của oxide là CaO, của hydroxide là Ca(OH)2.

II. Tính chất của oxide và hydroxide

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.

Nhận xét:

Hydroxide của các nguyên tố nhóm IA thể hiện tính base mạnh, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA (trừ fluorine) thể hiện tính acid mạnh.

Ví dụ: Cho các nguyên tố P (Z = 15), S (Z = 16), Cl (Z = 17). So sánh tính acid của hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) của các nguyên tố trên.

Hướng dẫn giải:

P (Z = 15): [Ne]3s23p3  P thuộc chu kì 3, nhóm VA.

Hóa trị cao nhất của P là V Công thức hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) là H3PO4.

S (Z = 16): [Ne]3s23p4 S thuộc chu kì 3, nhóm VIA.

Hóa trị cao nhất của S là VI  Công thức hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) là H2SO4.

Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5 Cl thuộc chu kì 3, nhóm VA.

Hóa trị cao nhất của Cl là VII  Công thức hydroxide (ứng với hóa trị cao nhất) là HClO4.

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, đồng thời tính acid của chúng tăng dần.

 So sánh tính acid: H3PO4 < H2SO4 < HClO4.

Bài giảng Hóa học 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài giải SGK Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm

Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 

Bài 9: Ôn tập chương 2 

Bài 10: Quy tắc Octet 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá