Với Giải toán lớp 6 trang 34 Tập 2 Chân trời sáng tạo tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 6. Mời các bạn đón xem:
Giải Toán 6 trang 34 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Thực hành 2 trang 34 Toán lớp 6 Tập 2: Thực hiện các phép tính sau:
a) 20,24 . 0,125;
b) 6,24 : 0,125;
c) 2,40 . 0,875;
d) 12,75 : 2,125.
Lời giải:
a) Phép tính 20,24 . 0,125 là phép nhân hai số thập phân dương, ta làm như sau:
- Bỏ dấu phẩy ở các số thập phân rồi thực hiện phép nhân hai số tự nhiên.
Ta tính được: 2024 . 125 = 253 000.
- Phần thập phân ở cả hai thừa số có tất cả 5 chữ số.
- Dùng dấu phẩy tách ở tích ra 5 chữ số từ phải sang trái, ta được 2,53.
Vậy 20,24 . 0,125 = 2,53.
b) Phép tính 6,24 : 0,125 là phép chia hai số thập phân dương, ta làm như sau:
- Phần thập phân của số chia và số bị chia lần lượt có 3 chữ số và 2 chữ số.
- Chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải 3 chữ số (ở đây số bị chia còn thiếu 1 chữ số để chuyển nên ta thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số bị chia), ta được số bị chia mới là 6240.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia, ta được số chia mới là: 125.
- Ta thực hiện phép chia: 6240 : 125 = 49,92.
Vậy 6,24 : 0,125 = 6240 : 125 = 49,92.
c) Ta có: 2,40 . 0,875 = 2,4 . 0,875.
Phép tính 2,4 . 0,875 là phép nhân hai số thập phân dương, ta làm như sau:
- Bỏ dấu phẩy ở các số thập phân rồi thực hiện phép nhân hai số tự nhiên.
Ta tính được: 24 . 875 = 21 000.
- Phần thập phân ở cả hai thừa số có tất cả 4 chữ số.
- Dùng dấu phẩy tách ở tích ra 4 chữ số từ phải sang trái, ta được 2,1.
Vậy 2,40. 0,875 = 2,1.
d) Phép tính 12,75 : 2,125 là phép chia hai số thập phân dương, ta làm như sau:
- Phần thập phân của số chia và số bị chia lần lượt có 3 chữ số và 2 chữ số.
- Chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải 3 chữ số (ở đây số bị chia còn thiếu 1 chữ số để chuyển nên ta thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số bị chia), ta được số bị chia mới là 12 750.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia, ta được số chia mới là: 2 125.
- Ta thực hiện phép chia: 12 750 : 2 125 = 6.
Vậy 12,75 : 2,125 = 12 750 : 2 125 = 6.
Vận dụng 2 trang 34 Toán lớp 6 Tập 2: Cho biết một quả chuối nặng 100 g có chứa:
- Đường: 12,1 g;
- Protein: 1,1 g.
Em hãy cho biết trong quả chuối đó, khối lượng đường nhiều gấp mấy lần khối lượng protein?
Lời giải:
Khối lượng đường nhiều gấp số lần khối lượng protein là:
12,1 : 1,1 = 11 (lần).
Vậy trong quả chuối nặng 100 g, khối lượng đường gấp 11 lần khối lượng protein.
Hoạt động khám phá 3 trang 34 Toán lớp 6 Tập 2: a) Cho hai số thập phân x = 14,3 và y = 2,5.
Hãy tính x . y và x : y.
b) Hãy dùng quy tắc dấu của tích và thương hai số nguyên để tìm kết quả của các phép tính sau:
(−14,3) . (−2,5) = ?
(−14,3) : (−2,5) = ?
(−14,3) . (2,5) = ?
(−14,3) : (2,5) = ?
(14,3) . (−2,5) = ?
(14,3) : (−2,5) = ?
Lời giải:
a) Thay x = 14,3 và y = 2,5 vào các phép tính x . y và x : y.
* Phép tính 14,3 . 2,5 là phép nhân hai số thập phân dương, ta làm như sau:
- Bỏ dấu phẩy ở các số thập phân rồi thực hiện phép nhân hai số tự nhiên.
Ta tính được: 143 . 25 = 3575.
- Phần thập phân ở cả hai thừa số có tất cả 2 chữ số.
- Dùng dấu phẩy tách ở tích ra 2 chữ số từ phải sang trái, ta được 35,75.
Do đó x . y = 14,3. 2,5 = 35,75.
* Phép tính 14,3 : 2,5 là phép chia hai số thập phân dương, ta làm như sau:
- Phần thập phân của số chia và số bị chia đều có 1 chữ số.
- Chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải 1 chữ số, ta được số bị chia mới là 143.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia, ta được số chia mới là: 25.
- Ta thực hiện phép chia: 143 : 25 = 5,72.
Do đó x : y = 14,3 : 2,5 = 143 : 25 = 5,72.
Vậy x . y = 35,75 và x : y = 5,72.
b) Dùng quy tắc dấu của tích và thương hai số nguyên vào các phép tính, ta được:
* Phép tính (−14,3) . (−2,5) là phép nhân hai số âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Ta thực hiện: (−14,3) . (−2,5) = |−14,3| . |−2,5| = 14,3 . 2,5 = 35,75.
* Phép tính (−14,3) : (−2,5) là phép chia hai số âm, ta chia hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Ta thực hiện: (−14,3) : (−2,5) = |−14,3| : |−2,5| = 14,3 : 2,5 = 5,72.
* Phép tính (−14,3) . (2,5) là phép nhân số âm với số dương, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi thêm dấu trừ vào trước kết quả.
Ta thực hiện: (−14,3) . (2,5) = −(|−14,3| . |2,5|) = −(14,3 . 2,5) = −35,75.
* Phép tính (−14,3) : (2,5) là phép chia số âm cho số dương, ta chia hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi thêm dấu trừ vào trước kết quả.
Ta thực hiện: (−14,3) : (2,5) = −(|−14,3| : |2,5 |) = −(14,3 : 2,5) = −5,72.
* Phép tính (14,3) . (−2,5) là phép nhân số dương với số âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi thêm dấu trừ vào trước kết quả.
Ta thực hiện: (14,3) . (−2,5) = −(|14,3| . |−2,5|) = −(14,3 . 2,5) = −35,75.
* Phép tính (14,3) : (−2,5) là phép chia số dương cho số âm, ta chia hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi thêm dấu trừ vào trước kết quả.
Ta thực hiện: (14,3) : (−2,5) = −(|14,3| : |2,5 |) = −(14,3 : 2,5) = −5,72.
Vậy (−14,3) . (−2,5) = 35,75; (−14,3) : (−2,5) = 5,72;
(−14,3) . (2,5) = −35,75; (−14,3) : (2,5) = −5,72;
(14,3) . (−2,5) = −35,75; (14,3) : (−2,5) = −5,72.
Thực hành 3 trang 35 Toán lớp 6 Tập 2: Thực hiện các phép tính sau:
a) (−45,5) . 0,4;
b) (−32,2) . (−0,5);
c) (−9,66) : 3,22;
d) (−88,24) : (−0,2).
Lời giải:
a) Phép tính (−45,5) . 0,4 là phép nhân hai số thập phân khác dấu.
Ta lấy số đối của số thập phân âm là 45,5 nhân với số thập phân dương là 0,4 rồi thêm dấu trừ trước kết quả, ta được:
(−45,5) . 0,4 = −(45,5 . 0,4) = −18,2.
Vậy (−45,5) . 0,4 = −18,2.
b) Phép tính (−32,2) . (−0,5) là phép nhân hai số thập phân cùng âm, ta nhân hai số đối của chúng, ta được:
(−32,2) . (−0,5) = 32,2 . 0,5 = 16,1.
Vậy (−32,2) . (−0,5) = 16,1.
c) Phép tính (−9,66) : 3,22 là phép chia hai số thập phân khác dấu.
Ta lấy số đối của số thập phân âm là 9,66 chia cho số thập phân dương là 3,22 rồi thêm dấu trừ trước kết quả, ta được:
(−9,66) : 3,22 = −(9,66 : 3,22) = −3.
Vậy (−9,66) : 3,22 = −3.
d) Phép tính (−88,24) : (−0,2) là phép chia hai số thập phân cùng âm, ta chia hai số đối của chúng, ta được:
(−88,24) : (−0,2) = 88,24 : 0,2 = 441,2.
Vậy (−88,24) : (−0,2) = 441,2.
Xem thêm các bài giải Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: