Với giải Hoạt động trang 16 Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 2: Nguyên tử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 2: Nguyên tử
Hoạt động trang 16 KHTN 7: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
1. Các đường tròn bằng giấy màu vàng biểu diễn gì?
2. Em hãy cho biết số electron có trong lớp electron thứ nhất và thứ hai của nguyên tử carbon và chỉ ra lớp electron đã chứa tối đa electron
Phương pháp giải:
1. Nguyên tử gồm 2 phần: lớp vỏ và hạt nhân
2.
- Nguyên tử carbon có 6 electron.
- Lớp thứ nhất chứa tối đa 2 electron và bị hạt nhân hút mạnh nhất
- Lớp thứ 2 chứa tối đa 8 electron
Trả lời:
1.
Các đường tròn bằng giấy màu vàng biểu diễn lớp electron của nguyên tử
2.
- Quan sát mô hình nguyên tử carbon, nhận thấy:
+ Lớp thứ nhất: chứa 2 electron
+ Lớp thứ hai: chứa 4 electron
=> Lớp thứ nhất đã chứa tối đa electron (2 electron)
Lý thuyết Mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho – Bo
- Rơ-dơ-pho (E.Rutherford) (1871 – 1937), nhà vật lí người Niu-di-lân (New ZeaLand) đã đề xuất mô hình nguyên tử như sau:
+ Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
+ Nguyên tử gồm: Hạt nhân ở tâm mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm.
+ Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.
- Bo (N. Bohr) (1885 – 1962), nhà vật lí người Đan Mạch, đã hoàn thiện mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho như sau:
+ Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau.
+ Lớp electron trong cùng chứa tối đa 2 electron và bị hạt nhân hút mạnh nhất.
+ Các lớp electron khác chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn và bị hạt nhân hút yếu hơn.
Ví dụ:
Theo mô hình nguyên tử của Bo
- Nguyên tử carbon gồm:
+ Hạt nhân ở tâm mang điện tích dương.
+ Có 6 electron chuyển động xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành hai lớp:
Lớp thứ nhất (lớp trong cùng gần hạt nhân nhất) có 2 electron.
Lớp thứ hai có 4 electron.
Mở rộng: Lịch sử tìm ra các hạt tạo nên nguyên tử
- Bằng các thí nghiệm vật lí, Tôm-xơn (J.J.Thomson) (1856-1940), nhà vật lí người Anh, đã xác định được electron, kí hiệu là e, là một thành phần tạo nên nguyên tử và mang điện tích âm.
- Qua thí nghiệm bắn phá lá vàng, Rơ-dơ-pho đã xác định được nguyên tử có cấu tạo rỗng và có hạt nhân ở tâm.
- Bằng cách bắn phá các hạt nhân nguyên tử, Rơ-dơ-pho đã tìm ra hạt proton mang điện tích dương và Chat-uých (J.Chadwick) đã tìm ra hạt neutron không mang điện, đó là các hạt tạo nên hạt nhân nguyên tử.
Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 14 KHTN lớp 7: Theo Đê – mô – crit và Đan – tơn, nguyên tử được quan niệm như thế nào?...
Câu hỏi 1 trang 16 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 2.1 và cho biết các thành phần cấu tạo nên nguyên tử....
Câu hỏi trang 16 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 2.4 và cho biết...
Câu hỏi trang 18 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 2.6 và cho biết:...
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất