Với giải sách bài tập Khoa học tự nhên 7 Bài 2: Nguyên tử sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 2: Nguyên tử
A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử.
B. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.
C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành lớp electron.
D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
B không mô tả đúng vì nguyên tử có cấu tạo rỗng.
A. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau tạo thành các lớp electron.
B. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 2 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn.
C. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 8 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa nhiều hơn 8 electron.
D. Các electron sắp xếp vào từng lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết.
Lời giải:
Đáp án đúng là C.
C không mô tả đúng vì: Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 2 electron, các lớp electron khác có chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn. Ví dụ:
+ Lớp thứ nhất có tối đa 2 electron.
+ Lớp thứ 2 có tối đa 8 electron.
+ Lớp thứ 3 có tối đa 18 electron.
A. electron và proton.
B. electron, proton và neutron.
C. neutron và electron.
D. proton và neutron.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Trừ hạt nhân của nguyên tử hydrogen, hạt nhân của các nguyên tử còn lại được tạo thành từ hạt proton và neutron.
Bài 2.4 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cho các phát biểu:
(1) Nguyên tử trung hòa về điện.
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân.
(3) Trong nguyên tử, số hạt mang điện tích dương bằng số hạt mang điện tích âm nên số hạt electron bằng số hạt neutron.
(4) Vỏ nguyên tử, gồm các lớp electron có khoảng cách khác nhau đối với hạt nhân.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Các phát biểu đúng là: (1); (2); (4).
Phát biểu (3) sai vì số hạt proton bằng số hạt electron.
Lời giải:
Bảng tên, điện tích và khối lượng các hạt tạo nên nguyên tử:
Lời giải:
Quan sát Hình 2.1 xác định được, nguyên tử carbon có 6 electron, 6 proton và 6 neutron.
Dựa vào hình vẽ trên hãy cho biết:
a) Mỗi vòng tròn xung quanh hạt nhân được gọi là gì?
A. Một liên kết.
B. Một electron.
C. Một lớp vỏ electron.
D. Một proton.
b) Có bao nhiêu electron trong lớp vỏ của nguyên tử H, He? Có bao nhiêu proton trong hạt nhân của nguyên tử H, He?
Lời giải:
a) Đáp án đúng là: C
Dựa vào hình vẽ, mỗi vòng tròn quanh hạt nhân biểu thị một lớp vỏ eclectron.
b) Nguyên tử H có 1 electron, 1 proton; nguyên tử He có 2 electron, 2 proton.
Lời giải:
Nguyên tử được tạo thành từ 3 loại hạt là proton, electron và neutron. Khối lượng nguyên tử là tổng khối lượng các hạt có trong nguyên tử. Tuy nhiên, do khối lượng của electron nhỏ hơn khối lượng của proton và neutron rất nhiều nên có thể coi khối lượng của electron là không đáng kể so với khối lượng của nguyên tử. Hay nói các khác, có thể coi khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân.
Ví dụ: Nguyên tử carbon có 6 electron, 6 proton và 6 electron.
Khối lượng của nguyên tử là: 6.0,00055 + 6.1 + 6.1 = 12,0033 (amu), xấp xỉ khối lượng hạt nhân là 12 amu.
Bài 2.9 trang 9 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nguyên tử lithium có 3 proton.
a) Có bao nhiêu electron trong nguyên tử lithium?
b) Biết hạt nhân nguyên tử lithium có 4 neutron, tính khối lượng nguyên tử của lithium theo đơn vị amu.
Lời giải:
a) Số electron = số proton ⇒ Nguyên tử lithium có 3 electron.
b) Một cách gần đúng, coi khối lượng nguyên tử là xấp xỉ bằng khối lượng hạt nhân.
Khối lượng nguyên tử lithium là: 4 + 3 = 7 (amu).
Lời giải:
Một nguyên tử hydrogen có 1 electron ở vỏ nguyên tử và 1 proton ở hạt nhân nguyên tử.
Nguyên tử helium có 2 electron ở vỏ nguyên tử, hạt nhân nguyên tử gồm 2 proton và 2 neutron.
Lời giải:
Mô hình mô tả cấu tạo một nguyên tử oxygen:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Ta có: số electron = số proton = 10.
Nguyên tử có 10 electron được phân bố vào 2 lớp (lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ hai có 8 electron)
A. 1, 8, 2.
B. 2, 8, 1.
C. 2, 3.
D. 3, 2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử có số proton = 5 ⇒ Số electron = 5.
Lớp electron bên trong, gần hạt nhân có 2 electron, lớp bên ngoài có 5 – 2 = 3 electron.
A. 7.
B. 2, 5.
C. 2, 2, 3.
D. 2, 4, 1.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử nitrogen có số electron = số proton = 7.
Lớp electron bên trong, gần hạt nhân có 2 electron, lớp bên ngoài có 7 – 2 = 5 electron.
A. 2.
B. 5.
C. 7.
D. 8.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử fluorine có số electron = số proton = 9.
Lớp electron bên trong gần hạt nhân có 2 electron, lớp bên ngoài có 9 -2 = 7 electron.
A. 2.
B. 10.
C. 18.
D. 20.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Calcium có số proton = số electron = 20.
A. 2.
B. 8.
C. 10.
D. 18.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Số electron ở lớp trong cùng của nguyên tử nhôm (aluminium) là 2.
A. 1 và 7.
B. 3 và 9.
C. 9 và 15.
D. 3 và 7.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
- Nguyên tử natri có số electron = số proton = 11.
Lớp electron bên trong gần hạt nhân có 2 electron, lớp tiếp theo có 8 electron.
Lớp ngoài cùng có: 11 – 8 – 2 = 1 electron.
- Nguyên tử chlorine có số electron = số proton = 17.
Lớp electron bên trong, gần hạt nhân có 2 electron, lớp tiếp theo có 8 electron.
Lớp ngoài cùng có: 17 – 8 – 2 = 7 electron.
A. 2, 10, 6.
B. 2, 6, 8.
C. 2, 8, 6.
D. 2, 9, 5.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Nguyên tử lưu huỳnh (sulfur) có số electron = số proton = 16.
Lớp electron trong cùng, gần hạt nhân có 2 electron, lớp tiếp theo có 8 electron.
Lớp ngoài cùng có: 16 – 8 – 2 = 6 electron.
Lời giải:
Mô tả cấu tạo của một nguyên tử silicon:
A. 9 amu.
B. 10 amu.
C. 19 amu.
D. 28amu.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Một cách gần đúng, coi khối lượng nguyên tử xấp xỉ bằng khối lượng của hạt nhân.
Khối lượng của nguyên tử fluorine = 9.1 + 10.1 = 19 (amu).
A. 2, 9 và 2, 10, 5.
B. 2, 9 và 2, 8, 7.
C. 2, 8, 1 và 2, 8, 7.
D. 2, 8, 1 và 2, 8, 5.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Nguyên tử natri có số electron = số proton = 11.
Lớp electron bên trong gần hạt nhân có 2 electron, lớp tiếp theo có 8 electron.
Lớp ngoài cùng có: 11 – 8 – 2 = 1 electron.
- Nguyên tử chlorine có số electron = số proton = 17.
Lớp electron bên trong, gần hạt nhân có 2 electron, lớp tiếp theo có 8 electron.
Lớp ngoài cùng có: 17 – 8 – 2 = 7 electron.
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 5: Phân tử - đơn chất - hợp chất
Lý thuyết KHTN 7 Bài 2: Nguyên tử
I. Quan niệm ban đầu về nguyên tử
- Theo Đê – mô – crit: sự tồn tại của một loại hạt vô cùng nhỏ (được gọi là nguyên tử) tạo nên sự đa dạng của vạn vật. Khởi nguồn của quan niệm nguyên tử là sự chia nhỏ một vật sẽ đến một giới hạn “không thể phân chia được”.
- Theo Đan – tơn: Có các đơn vị chất tối thiểu (được gọi là nguyên tử) để các chất tác dụng vừa đủ với nhau theo các lượng xác định.
II. Mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho – Bo
- Rơ-dơ-pho (E.Rutherford) (1871 – 1937), nhà vật lí người Niu-di-lân (New ZeaLand) đã đề xuất mô hình nguyên tử như sau:
+ Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
+ Nguyên tử gồm: Hạt nhân ở tâm mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm.
+ Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.
- Bo (N. Bohr) (1885 – 1962), nhà vật lí người Đan Mạch, đã hoàn thiện mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho như sau:
+ Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau.
+ Lớp electron trong cùng chứa tối đa 2 electron và bị hạt nhân hút mạnh nhất.
+ Các lớp electron khác chứa tối đa 8 electron hoặc nhiều hơn và bị hạt nhân hút yếu hơn.
Ví dụ:
Theo mô hình nguyên tử của Bo
- Nguyên tử carbon gồm:
+ Hạt nhân ở tâm mang điện tích dương.
+ Có 6 electron chuyển động xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành hai lớp:
Lớp thứ nhất (lớp trong cùng gần hạt nhân nhất) có 2 electron.
Lớp thứ hai có 4 electron.
Mở rộng: Lịch sử tìm ra các hạt tạo nên nguyên tử
- Bằng các thí nghiệm vật lí, Tôm-xơn (J.J.Thomson) (1856-1940), nhà vật lí người Anh, đã xác định được electron, kí hiệu là e, là một thành phần tạo nên nguyên tử và mang điện tích âm.
- Qua thí nghiệm bắn phá lá vàng, Rơ-dơ-pho đã xác định được nguyên tử có cấu tạo rỗng và có hạt nhân ở tâm.
- Bằng cách bắn phá các hạt nhân nguyên tử, Rơ-dơ-pho đã tìm ra hạt proton mang điện tích dương và Chat-uých (J.Chadwick) đã tìm ra hạt neutron không mang điện, đó là các hạt tạo nên hạt nhân nguyên tử.
III. Cấu tạo nguyên tử
1. Hạt nhân nguyên tử
- Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ khoảng một phần mười tỉ mét. Kích thước của hạt nhân còn nhỏ hơn nữa và chỉ bằng khoảng một phần mười ngàn kích thước của nguyên tử.
- Hạt nhân nguyên tử được tạo thành từ các hạt proton và neutron.
+ Hạt proton kí hiệu là p. Mỗi hạt proton mang một đơn vị điện tích dương, quy ước là +1.
+ Hạt neutron khí hiệu n. Hạt neutron không mang điện.
- Số đơn vị điện tích hạt nhân, kí hiệu là Z, bằng tổng số proton có trong hạt nhân.
Ví dụ:
- Hạt nhân nguyên tử helium có 2p, 2n.
- Helium có 2 proton trong hạt nhân ⇒ Số đơn vị điện tích hạt nhân của helium bằng 2.
2. Vỏ nguyên tử
- Vỏ nguyên tử được cấu tạo nên bởi các electron, kí hiệu là e.
- Mỗi electron mang một đơn vị điện tích âm, quy ước là -1.
- Các electron được sắp xếp thành từng lớp:
+ Lớp thứ nhất (trong cùng, gần hạt nhân nhất) có tối đa 2 electron;
+ Lớp thứ hai có tối đa 8 electron…
- Các electron sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết.
- Các electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tử.
Ví dụ:
Nguyên tử chlorine có 17 electron
- Các electron sắp xếp thành từng lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết:
+ Lớp electron thứ nhất ở trong cùng, gần hạt nhân nhất có 2 electron.
+ Lớp electron thứ hai ở bên ngoài lớp thứ nhất có 8 electron.
+ Lớp electron thứ ba ở ngoài cùng có 7 electron.
Kết luận:
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ tạo nên các chất.
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm.
- Nguyên tử trung hòa và điện nên tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.
IV. Khối lượng nguyên tử
- Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng của các hạt proton, neutron trong hạt nhân và các hạt electron ở vỏ nguyên tử.
- Khối lượng nguyên tử vô cùng nhỏ, để thuận tiện cho việc sử dụng, người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắt là amu.
- Khối lượng 1 proton ≈ khối lượng 1 neutron ≈ 1 amu.
Khối lượng 1 electron ≈ 0,00055 amu nhỏ hơn rất nhiều so với khối lượng của proton và neutron.
⇒ Coi khối lượng hạt nhân nguyên tử là khối lượng của nguyên tử.
Ví dụ: Nguyên tử đồng có 29 proton, 29 electron, 35 neutron
Coi khối lượng hạt nhân nguyên tử là khối lượng của nguyên tử.
⇒ Khối lượng của nguyên tử đồng là 29.1amu + 35.1 amu = 64 amu